Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?

27-08-2020, 2:30 pm 94

Tiểu đường là tình trạng bệnh có thể xảy ra ở các mẹ bầu trong thời gian mang thai. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng nhiều tới cả mẹ và thai nhi. Vậy tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Hãy cùng Tuticare giúp mẹ trả lời câu hỏi này nhé!

tieu-duong-thai-ky-co-sinh-thuong-đuoc-khong

Biến chứng của tiểu đường thai kỳ?

Thai phụ bị tiểu đường nếu không được phát hiện kịp thời thì có thể gặp nguy cơ có biến chứng không mong muốn. Các dị tật bào thai phổ biến thường gặp phải có thể kể đến:

-   Ống thần kinh bị khiếm khuyết

-   Thai nhi có xương đuôi

-   Con sẽ không có não hoặc não úng thủy

-   Đốt sống bị rạn nứt

-   Nguy cơ mắc các bệnh bẩm sinh như tim, thận...

Những triệu chứng bất thường này xuất hiện chủ yếu ở tuần thứ 5-8 của thai kỳ. Bên cạnh đó, tình trạng này còn đem đến nhiều rủi ro cho cả mẹ và bé trong lúc sinh, hay sau thời gian sinh. Chính vì vậy, các mẹ bầu cần phải kiểm soát tốt chỉ số đường huyết của mình để đảm bảo sức khỏe và phòng ngừa những biến chứng nghiêm trọng trên nhé!

>> Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không

Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?

Sinh thường là điều mà thai phụ nào cũng mong muốn bởi sự an toàn. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, bác sĩ chỉ định bà bầu mổ khi sinh, có lẽ do một phần tình trạng mẹ bầu bị tiểu đường.

Thời điểm sinh với sản phụ bị tiểu đường thai kỳ

Dựa vào kết quả khám thai, các bác sĩ quyết định thời gian sinh cho mẹ bầu.Trong trường hợp mẹ hoặc thai nhi có biến chứng, thì thời điểm sinh tốt nhất là vào tuần thứ 38-41 để ngăn ngừa một số biến chứng do sinh sớm. Nếu bác sĩ quyết định cho sinh sớm trước tuần 37 thì cần phải xem xét đến sự phát triển phổi của thai nhi bằng xét nghiệm nước ối.

tieu-duong-thai-ky-co-sinh-thuong-đuoc-khong

Nên sinh thường hay sinh mổ với sản phụ bị tiểu đường

Vấn đề các thai phụ bị tiểu đường có duy trì được đường huyết ổn định trước khi sinh hay không là yếu tố tiên quyết đến việc sinh thường hay sinh mổ. Nếu đường huyết ở mức độ cho phép, các mẹ hoàn toàn có thể sinh thường. Ngược lại, nếu mức đường huyết quá cao, mẹ bắt buộc phải sinh mổ để không bị ảnh hưởng sức khỏe và rủi ro khi sinh em bé.

Trong trường hợp sau khi siêu âm nhận thấy phổi của thai nhi đã trưởng thành thì phụ nữ mang thai bị tiểu đường có thể sinh thường được.Tuy nhiên nếu siêu âm thấy thai to thì nên cân nhắc mổ đẻ để tránh nguy cơ trẻ bị chấn thương khi đẻ thường.

Lưu ý đối với thai phụ bị tiểu đường khi sinh con

Một số nguy cơ có thể xảy đến với trẻ sơ sinh trong tuần đầu sau sinh với các sản phụ bị tiểu đường, cụ thể như sau:

Suy hô hấp cấp

Con của những sản phụ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ suy hô hấp cấp do phổi chưa phát triển hoàn chỉnh, bệnh thường nặng và tỉ lệ tử vong khá cao. Việc điều trị khá phức tạp nhưng ngày nay đã có 1 số phương pháp hiệu quả.

Hạ đường huyết

Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị hạ đường huyết trong khoảng 48 giờ đầu sau sinh. Nguyên nhân chủ yếu do tình trạng tăng insulin máu vẫn còn tồn tại sau sinh. Những đứa trẻ có thể bị hôn mê, và hạ đường huyết có thể phối hợp với ngừng thở, hoặc thở nhanh, tím, hoặc co giật. Mẹ có thể phòng ngừa bằng cách cho uống nước đường hoặc cho qua dạ dày sau khi sinh khoảng 1 giờ, hoặc nếu không thì cho truyền tĩnh mạch đường glucose.

tieu-duong-thai-ky-co-sinh-thuong-đuoc-khong

Một số rối loạn khác

Các rối loạn có thể xảy ra như hạ canxi máu, tăng bilirubin máu (gây vàng da), đa hồng cầu và ăn kém,…
Tất cả các thai phụ bị mắc tiểu đường trong thời gian mang thai cần được điều trị để kiểm soát tốt đường huyết trong suốt thời gian mang thai. Ngoài ra, thai nhi cần được theo dõi thường xuyên để có thể phát hiện được sớm các dị tật bẩm sinh, các nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai

Lời khuyên dành cho thai phụ bị tiểu đường sau khi sinh

Sau khi sinh là giai đoạn mẹ bầu cần phải được bồi dưỡng và phục hồi sức khỏe. Các lời khuyên cho mẹ bị tiểu đường sau khi sinh như sau:

-   Chia sẻ cảm xúc thường xuyên với chồng, người thân hoặc chuyên gia tâm lý nếu cảm thấy stress, mệt mỏi.

-    Cần phải ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý: ngủ đúng giờ và đủ giấc

tieu-duong-thai-ky-co-sinh-thuong-đuoc-khong

-   Nuôi con bằng sữa mẹ vì nó có thể giúp giảm bớt cân nặng sau khi sinh và giảm lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, sữa mẹ cũng là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé trong 6 tháng đầu.

-  Dành nhiều thời gian mỗi ngày thư giãn và chăm sóc bản thân, vận động thường xuyên như đi bộ, tắm nước ấm, đọc sách,...

-  Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên, đặc biệt trong vài tuần đầu cho đến khi đảm bảo rằng đường huyết của bạn đã trở về bình thường

Trên đây là giải đáp đối với vấn đề tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không. Hy vọng sẽ đem đến những thông tin hữu ích dành cho các mẹ bầu để đảm bảo quá trình sinh để được diễn ra tốt nhất nhé!

>> Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ có hết sau khi sinh?

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto