Tiểu đường thai kỳ có gây nguy hiểm cho mẹ và bé?

25-08-2020, 8:40 pm 60

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh mà không thai phụ nào mong muốn nhưng lại có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào. Vậy tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Hãy cùng Tuticare tìm hiểu một số thông tin về tình trạng này nhé!

tieu-đuong-thai-ky-co-nguy- hiem-khong

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ được coi là tình trạng rối loạn dung nạp lượng glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hay thậm chí được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai. Bệnh tiểu đường này thường không có triệu chứng nên khó để phát hiện và sẽ biến mất sau 6 tuần kể từ khi sinh.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Ảnh hưởng tới thai phụ

Các mẹ bầu mắc đái tháo đường có thể làm gia tăng tỷ lệ sẩy thai, thai lưu, sinh non, tăng huyết áp trong thai kỳ, đa ối, nhiễm trùng tiết niệu, viêm đài bể thận, mổ lấy thai. Các bà bầu mắc đái tháo đường thai kỳ có khả năng xảy ra các tai biến trong thời gian mang thai cao hơn các thai phụ bình thường. Một số tai biến thường gặp là:

Cao huyết áp: Thai phụ bị tiểu đường dễ tăng huyết áp hơn các thai phụ bình thường. Tăng huyết áp trong thời gian mang thai có thể gây nên nhiều biến chứng cho cả mẹ và bé có thể kể đến như: tiền sản giật, sản giật, tai biến mạch máu não, suy gan, suy thận, thai chậm phát triển trong tử cung, sinh non ...

Sinh non: Bệnh tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ sinh non với nguyên nhân là do kiểm soát glucose huyết muộn, nhiễm trùng tiết niệu, đa ối, tiền sản giật hay tăng huyết áp.

tieu-đuong-thai-ky-co-nguy- hiem-khong

Đa ối: Dịch ối nhiều thường thấy từ tuần thứ 26 - 32 , dịch ối nhiều cũng làm tăng nguy cơ sinh non ở mẹ bầu

Sẩy thai và thai lưu: Thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ tăng nguy cơ bị sảy thai tự nhiên hơn các thai phụ bình thường

Nhiễm khuẩn niệu: Nhiễm khuẩn niệu có thể làm cho glucose huyết tương của thai phụ mất cân bằng và cần phải có biện pháp điều trị. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ dàng dẫn tới viêm đài bể thận cấp và gây ra rất nhiều các tai biến như nhiễm ceton, sinh non, nhiễm trùng ối...

Ảnh hưởng về lâu dài: Mẹ bầu bị đái tháo đường sẽ tăng nguy cơ bị đái tháo đường trong những lần mang thai tới. Các mẹ cũng dễ bị béo phì, tăng cân quá mức sau sinh nếu không có chế độ ăn và luyện tập thích hợp.

Ảnh hưởng tới thai nhi

Khi thai phụ bị tiểu đường sẽ có ảnh hưởng tới thai nhi nhất là trong giai đoạn ba tháng đầu và ba tháng cuối thai kỳ. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, thai nhi có thể không phát triển, sảy thai tự nhiên, hay thậm chí dị tật bẩm sinh. Các giai đoạn sau, đặc biệt 3 tháng cuối thai kỳ có hiện tượng tăng tiết insulin của thai nhi, làm thai nhi tăng trưởng quá mức:

-  Tăng trưởng quá mức và thai to: Hiện tượng này là do tăng vận chuyển glucose từ cơ thể mẹ vào thai nhi. Hàm lượng glucose này kích thích tụy của thai nhi bài tiết insulin, làm tăng nhu cầu năng lượng của thai nhi, kích thích quá trình phát triển của thai.

-  Hạ glucose huyết tương và bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân thường do gan thai nhi đáp ứng kém với glucagon, gây giảm tân tạo glucose từ gan.

-  Bệnh lý đường hô hấp: Trước đây, hội chứng này ở trẻ sơ sinh gây tử vong hàng đầu chiếm khoảng 30% ở trẻ sơ sinh khi mắc tiểu đường thai kỳ. Ngày nay, tỷ lệ này giảm còn khoảng 10% nhờ có phương tiện đánh giá độ trưởng thành phổi của thai nhi.

tieu-đuong-thai-ky-co-nguy- hiem-khong

-  Tử vong ngay sau sinh

-  Tăng hồng cầu

-  Vàng da sơ sinh: Quá trình tăng hủy hemoglobin dẫn đến tăng bilirubin huyết tương gây vàng da ở trẻ sơ sinh.

-  Một số ảnh hưởng lâu dài: Trẻ được sinh ra từ các bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ đái tháo đường và tiền đái tháo đường tăng khoảng 8 lần khi đến 19 đến 27 tuổi.

Cách phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

Duy trì cân nặng hợp lý

Khi mang thai mẹ cần phải duy trì chế độ cân nặng hợp lý để tránh tăng cân hay béo phì. Thừa cân không phải là nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ, nhưng lại là yếu tố nguy cơ hàng đầu của căn bệnh này. Bên cạnh đó, việc giảm cân nên được thực hiện trước khi mang thai, nhất là khi bạn bị thừa cân, béo phì. Giảm cân trong thời gian mang thai là không được khuyến khích vì điều này không an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.

Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi lành mạnh

Mẹ cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé trong suốt thời gian mang thai. Mẹ hãy bổ sung đủ dưỡng chất như hàm lượng chất xơ, chất sắt, chất kẽm, các vitamin và khoáng chất khác như Kali, protein, axit folic…

tieu-đuong-thai-ky-co-nguy- hiem-khong

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp giảm nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ và cải thiện sức khỏe của thai phụ. Các mẹ hãy cố gắng cân bằng lượng đường bột và các nhóm chất khác để chỉ số đường huyết không tăng quá cao sau khi ăn.

Thường xuyên vận động, tập thể dục

Mẹ cần vận động nhẹ nhàng để cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai hơn. Mẹ có thể tham gia các hoạt động như yoga, bơi lội, đi tản bộ…

Thường xuyên vận động sau bữa ăn giúp chỉ số tiểu đường thai kỳ không quá cao, cải thiện sự đề kháng insulin, tăng cường sự dẻo dai, sức chịu đựng của cơ thể và hoạt động của hệ tim mạch. Bên cạnh đó, trong lúc tập thể dục, cơ thể sẽ tiết ra các nội tiết tố giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái, tránh stress.

Bài viết đã giúp các bạn giải đáp câu hỏi tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Chính vì vậy, các mẹ hãy có biện pháp phòng ngừa hợp lý để phòng bệnh và giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto