Một số thông tin mẹ bầu cần biết về ốm nghén

24-08-2020, 4:44 pm 624

Ốm nghén là tình trạng phổ biến đối với các mẹ bầu trong thời gian mang thai. Tình trạng này không những làm cho mẹ cảm thấy mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ. Vậy mẹ cần biết những gì về tình trạng ốm nghén? Hãy để Tuticare bật mí cho mẹ nhé!

om-nghen

Ốm nghén là gì?

Ốm nghén được coi là tình trạng mà các bà bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, đầy hơi ở bụng, có thể xuất hiện nhiều lần trong ngày. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ thì ốm nghén là tình trạng rất phổ biến đối với các mẹ bầu. Tình trạng này khi mang thai thường không gây hại đến thai nhi, nhưng lại có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày của các mẹ bầu,ngày cả khi làm việc hay sinh hoạt bình thường hàng ngày.

>> Xem thêm: Nghén ngủ là gì

Ốm nghén từ tuần thứ mấy của thai kỳ?

Một số mẹ bầu trong lần đầu mang thai ít nhiều sẽ còn thắc mắc liệu: “Ốm nghén sẽ bắt đầu từ tuần thứ mấy của thai kỳ?”
Theo thường lệ thì tình trạng ốm nghén sẽ xuất hiện ở tuần thứ 4 tới thứ 6 của thai kỳ và diễn ra trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ khi phôi thai ổn định trong tử cung. Một số bà mẹ có thể sẽ bắt đầu ốm nghén muộn hơn từ tuần 8 tới 12 và có xu hướng bị nghén nặng hơn trong những tháng tiếp theo.

Thời gian ốm nghén của mỗi thai phụ không giống nhau. Có một số mẹ bầu bị ốm nghén trong kỳ mang thai sẽ cảm thấy dễ chịu hơn sau tuần thứ 14. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp mà mẹ bầu phải mất thêm một tháng nữa mới có thể trở lại với cuộc sống bình thường.

Sự khác biệt giữa ốm nghén nặng và ốm nghén nhẹ

Trường hợp mà một số các sản phụ chỉ cảm thấy buồn nôn thoáng qua khoảng một hoặc hai lần trong ngày. Đây được xem là ốm nghén nhẹ. Còn về ốm nghén nặng là khi cơn buồn nôn kéo dài vài giờ mỗi ngày và tình trạng này xảy ra thường xuyên hơn. Mẹ có thể dựa vào ảnh hưởng của tình trạng ốm nghén nặng hay nhẹ để có thể quyết định điều trị và giải quyết tình trạng này.

om-nghen

Nguyên nhân gây nên tình trạng ốm nghén

Ốm nghén trong thời gian mang thai có rất nhiều nguyên nhân, có thể kể đến:

-  Tình trạng này thường xảy ra có thể là do một loại hormone thai kỳ (hormone HCG) tăng nhanh. Theo một số nghiên cứu, khi mẹ bầu mang song thai trở lên thì nồng độ HCG càng cao, và do đó mức độ ốm nghén cũng nặng hơn.

Hàm lượng hormone progesterone tăng nhanh cũng là một nguyên nhân gây ốm nghén ở sản phụ trong thời gian mang thai. Hormone này khiến thức ăn trong dạ dày khó tiêu hóa hơn nên các bà bầu hay bị đầy hơi,ợ chua hay bị chướng bụng. Bên cạnh đó, hormone progesterone có thể gây ra hiện tượng trào ngược thực quản tạo cho mẹ luôn thấy khó chịu và luôn trong trạng thái bị buồn nôn mạnh mẽ.

-  Sản phụ có tiền sử gia đình khi mang thai đều bị ốm nghén

-  Hệ thần kinh nhạy cảm, thính giác trở nên nhạy bén hơn với các loại đồ ăn mà trước đây bạn cảm thấy bình thường nhưng giờ lại có cảm giác gây buồn nôn, khó chịu.

Một số sản phụ nhầm lẫn giữa ốm nghén và trào ngược dạ dày do có sự hoạt động mạnh mẽ của hormone progesterone gây nên tình trạng trào ngược dạ dày. Triệu chứng giống nhau giữa hai tình trạng này là buồn nôn và nôn ói. Tuy nhiên, tình trạng trào ngược dạ dày còn xuất hiện thêm tình trạng ợ hơi - dấu hiệu quan trọng để phân biệt trào ngược dạ dày và ốm nghén.

Ốm nghén ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Tình trạng ốm nghén trong thời gian mang thai thường không gây hại cho sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi. Tuy vậy, các mẹ bầu cần phải biết cách để khắc phục tình trạng này bằng cách bổ sung đủ nước, điện giải để tránh bị mất nước và giảm cân quá mức, ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi sau khi sinh. Mất nước quá nhiều có thể dẫn đến rối loạn ở tuyến giáp, gan và nước ối.

om-nghen

Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng: sản phụ khi ốm nghén sẽ làm giảm nguy cơ sảy thai và các dị tật bẩm sinh của thai nhi. Bên cạnh đó, ốm nghén còn đem lại nhiều lợi ích như:

-  Đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể mẹ do quá trình nôn ói

-  Trẻ ít bị bệnh tật hay bị nhiễm trùng do mẹ nhạy cảm hơn và cẩn thận hơn khi xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày

-  Trẻ có chỉ số thông minh cao hơn

-  Trẻ phát triển về cân nặng và chiều cao tốt hơn.

Làm sao để hết nghén khi mang bầu?

Bổ sung vitamin trước khi sinh

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, một số mẹ bầu có thể bổ sung thêm axit folic hoặc uống vitamin tổng hợp không chứa sắt. Bởi vì điều này sẽ giúp mẹ bầu giảm nghén khi mang thai hoặc có thể sung vitamin kèm với bánh quy hoặc uống sữa trước khi đi ngủ. Một thời gian sau khi tình trạng nghén giảm, thai phụ có thể sử dụng vitamin tổng hợp thường xuyên hơn.

Xúc miệng thường xuyên khi nước bọt tiết quá nhiều

Các mẹ bầu được khuyên không nên nuốt quá nhiều nước bọt, vì có thể làm tăng các triệu chứng của buồn nôn hay nghén khi thời gian mang thai. Việc nhổ nước bọt hay súc miệng thường xuyên rất hữu ích trong việc giảm nghén khi mang thai. Các mẹ bầu có thể pha nước cùng với 1 thìa cà phê soda, nó còn giúp cho việc bảo vệ răng bạn sẽ không bị bào mòn bởi acid dạ dày.

om-nghen

Các lời khuyên khác

-   Tránh những đồ cay, nóng, đồ dầu mỡ hoặc những đồ ăn mà có hàm lượng protein cao

-  Thay vì ăn 2-3 bữa chính trong một ngày, mẹ có thể chia thành 5-6 bữa để hấp thụ dưỡng chất tốt hơn

-  Ăn nhiều thực phẩm khô như bánh mì, khoai tây nướng khô cũng giúp mẹ cảm thấy đỡ nghén hơn

-  Bổ sung đủ lượng nước: Mẹ bầu cần bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể và đào thải những chất độc tố ra bên ngoài. Mẹ có thể uống thêm nước ép trái cây tươi: cam, táo…

-  Giữ phòng, không gian luôn thông thoáng, mẹ thỉnh thoảng ra ngoài để thư thái hơn

-  Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi: Mẹ hãy chú ý dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, không làm việc quá sức, nếu thấy cơ thể không được khỏe hãy đi nghỉ

-  Bổ sung đủ dưỡng chất trong bữa ăn hàng ngày: axit folic, canxi, vitamin, protein, hàm lượng sắt...

-  Ngửi gừng/chanh, hoặc uống rượu gừng/nước chanh, có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn.

-  Không được bỏ bữa : Mẹ bầu cần ăn đúng bữa, nhất là bữa sáng và không được để cơ thể mình bị đói vì lúc đó mẹ sẽ mệt mỏi và đuối sức, ảnh hưởng đến chế độ làm việc và sinh hoạt của mẹ.

-  Tâm sự với chồng những điều bạn đang trải qua nhiều hơn sẽ có ích cho bạn

Nếu buồn nôn quá nhiều, men răng có khả năng bị mòn do acid dạ dày trào ngược lên. Để cải thiện và khắc phục tình trạng này, các mẹ có thể súc miệng với một ly nước hòa tan khoảng một muỗng cà phê baking soda để giúp trung hòa acid và bảo vệ men răng của mình tốt hơn nhé!

om-nghen

Một số lưu ý

Các mẹ bầu lưu ý trong trường hợp mang thai, bị ốm nghén và kèm theo một số biểu hiện dưới đây thì nên đi gặp bác sĩ ngay nhé:

-  Giảm cân nặng, suy kiệt sức khỏe nghiêm trọng trong một thời gian ngắn.

-  Nôn nghén kéo dài sau 3 tháng đầu của thai kỳ.

-  Ốm nghén quá nặng khiến các mẹ bầu không thể sinh hoạt bình thường được.

-  Nôn nghén nặng kèm theo bụng lớn quá nhanh so với tuổi thai (gợi ý tình trạng chửa trứng).

-  Đi tiểu với lượng rất ít hay trường hợp nước tiểu có màu đỏ sẫm

-  Hay chóng mặt hoặc ngất xỉu, choáng váng mỗi khi đứng dậy

Do vậy, giảm ốm nghén khi mang thai góp phần mang lại cho phụ nữ một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh và thoải mái về tâm lý. Nếu mẹ có bất kì một mối lo lắng nào về việc nghén khi mang thai, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn về sức khỏe và các biện pháp cải thiện tình trạng này nhé!

Trên đây là một số thông tin cơ bản về tình trạng ốm nghén khi mang thai. Hy vọng sẽ đem đến những thông tin hữu ích dành cho mẹ bầu. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh nhé!

>> Xem thêm: Nghén chua là gì

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto