Tìm hiểu axit folic đối với sức khỏe con người.

12-08-2020, 5:13 pm 187

Axit folic là gì? axit folic có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Tại sao những phụ nữ không được bổ sung đầy đủ axit folic thì gây ra nhiều biến chứng thai kỳ.

Tìm hiểu về axit folic.

Tim-hieu-ve-axit-folic

Axit folic là gì?

Axit folic (folat) hay còn gọi là vitamin B9. Axit folic là một trong 13 vitamin cần được cung cấp hằng ngày cho cơ thể (gồm 4 vitamin tan trong dầu A, D, E, K, vitamin C . Axit folic là vitamin B9 hòa tan trong nước là chất góp phần tạo hồng cầu và có ảnh hưởng đến sự tổng hợp DNA và RNA, tức liên quan mật thiết đến quá trình phân chia và nhân đôi tế bào.

Vì vậy, chất này đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai để quá trình tạo tế bào mới, giúp tế bào tăng trưởng và phát triển

Vai trò của axit folic.

Vai trò của axit folic với mẹ bầu và thai kỳ.

- Ngăn ngừa những dị tật bẩm sinh:

Mẹ bầu được bổ sung axit folic theo đúng liều lượng trước và trong giai đoạn sớm của thai kỳ sẽ hạn chế được 70% các trường hợp dị tật ống thần kinh. Ngoài ra, axit folic còn giúp ngăn ngừa các bệnh dị tật bẩm sinh khác như sứt môi, chẻ vòm, tim và chân tay…

- Phòng tránh bệnh thiếu máu khi mang thai:

Axit folic đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp các tế bào hồng cầu cho cơ thể. Chất này tạo ra các tế bào mới bao gồm hồng cầu nên cần bổ sung đầy đủ axit folic cho mẹ bầu và thai nhi để ngăn được tình trạng thiếu máu. Thiếu máu tránh xảy ra các trường hợp sảy thai, sinh non, dễ trầm cảm sau sinh.

Vai-tro-cua-axit-folic

Vai trò của axit folic với trẻ em.

- Tăng cường khả năng hoạt ngôn của trẻ:

Axit folic đóng vai trò to lớn trong việc giảm nguy cơ trẻ phát triển chậm phát triển ngôn ngữ. Một nghiên cứu của các nhà khoa học năm 2011, khi so sánh giữa các bà mẹ có sử dụng và các bà mẹ không sử dụng axit folic thì nhận thấy rằng:
Phụ nữ sử dụng axit folic trong khoảng 4 tuần trước khi mang thai giảm thiểu nguy cơ sinh con bị chậm phát triển ngôn ngữ so với những phụ nữ không bổ sung.

- Hỗ trợ tăng trưởng về thể chất và trí tuệ trẻ:

Đây là chất dinh dưỡng cần thiết cho việc tăng trưởng bình thường của xương sống, não và hộp sọ.


Vai trò của axit folic đối với người trưởng thành.

- Giảm nguy cơ ung thư:

Axit folic có thể giảm một tỷ lệ nhỏ nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến ung thư. Một số người bệnh sử dụng axit folic để ngăn ngừa bệnh ung thư ruột kết hoặc ung thư cổ tử cung. Nó được dùng để ngăn ngừa bệnh tim, đột quỵ cũng như giảm mức độ hóa chất trong máu. Tuy nhiên, vấn đề này đang gặp phải rất nhiều tranh luận và chưa có kết luận chính xác.

- Giảm thiểu một số bệnh lý khác:

Axit folic còn được sử dụng cho chứng mất trí nhớ (alzheimer), bệnh mất trí, nghe kém do tuổi tác, giảm dấu hiệu lão hóa, xương yếu (loãng xương), chân bồn chồn, khó ngủ, trầm cảm, đau thần kinh, đau cơ bắp..

- Thiếu axit folic gây ra một số hiện tượng:

Những vấn đề về nhận thức như: dễ cáu gắt, hay quên, khó tập trung…

Làn da thường nhợt nhạt: là do thiếu các tế bào hồng cầu để cung cấp oxy cần thiết. Vì vậy, khi đó cơ thể sẽ dần dần bị mệt mỏi, thường tê ở bàn tay và chân, yếu cơ và da thường bị nhợt nhạt.

Đau mỏi cơ thể:

Khó thở: người thiếu axit folic sẽ bị khó thở, hơi thở bị ngắt quãng,... điều này chứng tỏ cơ thể đang trong tình trạng thiếu oxy trong máu.

Vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa: cơ thể thiếu axit folic cũng có các triệu chứng như: tiêu chảy, buồn nôn và đau bụng,...

Làm giảm cảm giác vị giác:

Nhu cầu bổ sung axit folic.

Nhu cầu đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản:

nhu-cau-bo-sung-axit-folic

- Trước khi mang thai:

Với các phụ nữ có ý định mang thai thì đã cần quan tâm đến việc bổ sung axit folic. Theo các nghiên cứu, phụ nữ bổ sung acid folic trước khi có bầu 1 năm sẽ giảm thiểu được nguy cơ sinh non so với những người phụ nữ khác.Khi bổ sung acid folic (vitamin B9) cơ thể sẽ kích thích sản xuất những tế bào mới khỏe mạnh. Bổ sung Acid Folic sớm trước khi có kế hoạch mang thai là một việc làm rất quan trọng. Bởi vì, vào thời điểm người phụ nữ nhận ra mình có thai có lẽ đã quá muộn để ngăn chặn những dị tật này.

Trong giai đoạn này, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên phụ nữ nên bổ sung là 400 microgam (mcg)/ ngày. Với phụ nữ có tiền sử mang thai có nhiều vấn đề như sinh non, trầm cảm sau sinh… thì nên bổ sung chất này sớm trước khi có ý định mang thai lần tiếp theo.

- Giai đoạn mang thai:

Vì axit folic có vai trò tác động giảm dị tật ống thần kinh. Đặc biệt trong 3 tháng đầu mang thai. Nên trong tam cá nguyệt này mẹ bầu nên bổ sung axit folic. Các chuyên gia khuyến cáo, mẹ bầu nên bổ sung hàm lượng từ 600 mcg - 800 mcg

Nhu cầu bổ sung axit folic cho người thiếu hụt:

Những người xuất hiện các dấu hiệu thiếu axit folic nên đi kiểm tra để có kết luận chính xác và được hướng dẫn bổ sung theo hàm lượng của bác sĩ.

Liều thông thường được bác sĩ chỉ định là 250 mcg (microgam) đến 1 mg (miligam) mỗi ngày.

Những câu hỏi thường gặp khi bổ sung axit folic.

Những lưu ý khi bổ sung axit folic.

- Không sử dụng cùng với thuốc chống viêm:

Các loại thuốc chống viêm thường được dùng trong việc điều trị chống viêm với tác dụng rất nhanh và hiệu quả. Nhưng chúng lại làm thay đổi chuyển hoá của axit folic, gây mất tác dụng bổ máu và làm giảm tác dụng tổng hợp DNA, kích thích tạo tuỷ xương của loại dưỡng chất này.
Đặc biệt: Trong giai đoạn mang thai thì bà bầu lại không được sử dụng các loại thuốc này. Nếu sử dụng thì cần có chỉ định của bác sĩ.

- Lưu ý khi sử dụng thuốc dạ dày:

Axit folic được hấp thu chủ yếu ở trong dạ dày. Khi đó nồng độ axit cao trong dạ dày tạo điều kiện cho axit folic dễ hoà tan và dễ được hấp thu hơn.

- Không sử dụng chung với thuốc hạ máu mỡ:

thuốc hạ máu mỡ khá có tác dụng điều chỉnh lượng cholesterol trong máu nhưng lại làm thay đổi nghiêm trọng khả năng hấp thu của ruột, khiến cơ thể khó hấp thu axit folic hơn.

Việc bổ sung axit folic cùng lúc thuốc hạ mỡ máu có thể khiến cơ thể bị thiếu máu sau một thời gian


Những câu hỏi thường gặp khi bổ sung axit folic.

1. Axit folic tồn tại ở dạng nào?

Nhung-cau-hoi-thuong-gap-khi-bo-sung-axit-folic.

- Trong các loại thực phẩm như nội tạng của động vật như gan, trong thịt gia cầm ngũ cốc…

- Trong các loại rau xanh (các loại rau có màu càng đậm thì càng tốt), trong các loại nấm, đậu, bánh mì nguyên chất, cà rốt, cà chua. chuối, chanh, cam bưởi….

- Trong các sản phẩm bổ sung axit folic.

2.Làm cách nào để hấp thụ axit folic tốt nhất?

- Sử dụng kèm thêm vitamin C bằng cách bổ sung các loại nước uống như nước cam trong khi kết hợp bổ sung axit folic.

3.Nếu bổ sung quá liều axit folic có gây nguy hiểm không?

- Mặc dù axit folic là một dưỡng chất vô cùng cần thiết đối với cơ thể. Thế nhưng bất kỳ chất nào nếu quá lạm dụng đều gây ra những biến chứng, tác hại không tốt cho cơ thể.

- Nó có thể làm cho cơ thể xuất hiện chứng tăng sinh tế bào. Và nguy hiểm hơn, sự tăng sinh này có thể nhanh chóng dẫn tới hiện tượng thoái hóa tủy sống. Nhất là đối với người có những khối u thì bổ sung quá liều axit folic sẽ gây nguy hiểm lớn.

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto