Sắt là gì? vai trò của sắt với cơ thể thế nào?

12-08-2020, 4:36 pm 357

Sắt là gì? Có vai trò thế nào với cơ thể? Liệu bạn đã biết về tầm quan trọng của sắt trong việc xây dựng 1 cơ thể khỏe mạnh. Hãy cùng Tuticare tìm hiểu ngay trong bài viết này.

Sắt là gì?

Sắt là một yếu tố vi lượng  rất cần thiết cho cơ thể. Nó có tác dụng tạo ra hemoglobin- giúp vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào của cơ thể; myoglobin- sắc tố hô hấp, giúp dự trữ oxy cho cơ thể  và enzym hô hấp, enzyme của hệ miễn dịch và phòng ngừa thiếu máu.

Vai trò của sắt trong cơ thể

Một trong những vai trò quan trọng nhất của sắt là cùng với protein tạo ra huyết sắc tố -hemoglobin giúp vận chuyển oxy. Đây là chất khoáng rất quan trọng giúp bà bầu có 1 thai kỳ khỏe mạnh, an toàn. Đáp ứng nhu cầu tăng lên về lưu lượng máu nuôi dưỡng thai nhi và chuẩn bị cho việc vượt cạn- được coi là “đại hành kinh” sắp tới.

Khi thiếu máu do thiếu sắt, khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu bị giảm, làm thiếu oxy ở các tổ chức đặc biệt là tim, cơ bắp, não gây nên hiện tượng tim đập nhanh, hoa mắt, chóng mặt do thiếu oxy não, cơ bắp yếu và cuối cùng là cơ thể mệt mỏi, thiếu tập trung.

sat-la-gi

Một hậu quả khác của thiếu sắt là nguy cơ hấp thu chì từ đường tiêu hóa sẽ cao, gây ra ngộ độc chì cho cơ thể. Môi trường sống ở Việt Nam hiện rất ô nhiễm, khói bụi có hàm lượng chì rất cao. Do đó những đứa trẻ thiếu sắt thì nguy cơ ngộ độc chì rất cao, dễ tổn thương cho hệ thống tái tạo máu và hệ thần kinh trung ương.

Thiếu sắt còn ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể: ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: trẻ biếng ăn, viêm teo gai lưỡi, khó nuốt, kém hấp thu, độ toan dạ dày giảm, ảnh hưởng đến hệ thần kinh: mệt mỏi, kích thích, rối loạn dẫn truyền thần kinh.

Ngoài ra sắt còn góp phần giúp hệ miễn dịch hoạt động khỏe mạnh, giúp cơ thể chống chịu với các yêu tố bất lợi từ bên ngoài môi trường. Do vậy, khi thiếu sắt, cơ thể cũng trở nên yếu hơn. Đặc biệt là trẻ em khi thiếu sắt sẽ dễ ốm, còi cọc, chậm lớn hơn bình thường.

Phòng chống thiếu sắt như thế nào?

Để ngăn ngừa việc thiếu sắt, bạn có thể thêm vào thực đơn hàng ngày các thực phẩm có hàm lượng sắt cao như: tiết lợn, tiết bò, gan động vật, trứng gà, trứng vịt, thịt đỏ hay 1 số loại rau như: cần tây, rau đay, rau dền, rau ngót, rau muống, mộc nhĩ, nấm hương…

Trong trường hợp việc ăn uống không cung cấp đủ sắt theo nhu cầu có thể uống bổ sung viên sắt. Hàm lượng bổ sung phụ thuộc vào mức độ thiếu, độ tuổi, tình trạng cơ thể.

sat-la-gi

Những đối tượng dễ bị thiếu sắt nhất

- Phụ nữ trong thời kỳ mang thai có nhu cầu sắt tăng lên, đặc biệt là ở nửa sau thai kỳ để đáp ứng yêu cầu sinh trưởng, phát triển của thai nhi. Nếu không được bổ sung thêm sắt thời kỳ này, phụ nữ mang thai thiếu sắt sẽ dẫn đến nhiều vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé.

- Người bị giảm nồng độ axit dạ dày, thiếu dịch vị hoặc các chứng bệnh khiến khả năng hấp thụ sắt bị suy giảm

- Nữ ở độ tuổi dậy thì: đến độ tuổi này, các bé gái bắt đầu có hiện tượng kinh nguyệt. Lượng máu mất đi hàng tháng khiến cơ thể có thể rơi vào tình trạng thiếu máu dẫn đến thiếu sắt.

- Trẻ ở giai đoạn phát triển nhanh: ở giai đoạn trước và sau vị thành niên, trẻ có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong suốt cuộc đời. Tốc độ này có thể cao gấp 2 lần bình thường ở bé trai và 1,5 lần ở bé gái. Do đó nhu cầu về sắt cũng tăng lên nhiều hơn so với giai đoạn trước đó. Nếu không được bổ sung tăng cường, đây sẽ là nhóm đối tượng dễ thiếu sắt nhất.

- Phụ nữ trong thời kỳ mang thai có nhu cầu sắt tăng lên, đặc biệt là ở nửa sau thai kỳ để đáp ứng yêu cầu sinh trưởng, phát triển của thai nhi. Nếu không được bổ sung thêm sắt thời kỳ này, phụ nữ mang thai thiếu sắt sẽ dẫn đến nhiều vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé.

sat-la-gi

- Người có chế độ ăn thiếu cân bằng: điển hình là những người ăn thuần chay. Thiếu nguồn cung protein và sắt từ động vật khiến người ăn chay có thể phải bổ sung bằng các viên uống tổng hợp để cân bằng các dưỡng chất nuôi dưỡng cơ thể.

- Người bị nhiễm ký sinh trùng: các ký sinh trùng ký sinh đường ruột khiến cơ thể mất đi một lượng máu đáng kể, từ đó dẫn tới thiếu sắt.

- Những người hiến máu: Theo nghiên cứu, một người hiến 500 ml máu một lần một năm cần bổ sung lượng sắt mất tương ứng khoảng 0,6 mg/ngày trong một năm. Những người thường xuyên hiến máu có nhu cầu về sắt cao hơn.

Với các thông tin trên của Tuticare, chắc hẳn bạn đã giải đáp được câu hỏi: sắt là gì? Cùng tầm quan trọng của nó. Để có thể giữ gìn, bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình thật tốt, đừng quên bổ sung sắt hàng ngày thông qua các thực phẩm, viên uống phù hợp bạn nhé!

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto