8 điều bạn cần biết về vitamin B1

12-08-2020, 4:25 pm 275

Vitamin B1 có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì các hoạt động bình thường của cơ thể. Mặc dù so với các vitamin khác, hàm lượng vitamin B1  cơ thể đòi hỏi hàng ngày không cao nhưng nếu thiếu nó sẽ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe. Hãy cùng Tuticare tìm hiểu về loại vi chất này để loại bỏ những nguy cơ không đáng có bạn nhé!

Vitmin B1 là gì?

Vitamin B1, có tên gọi hoạt chất là thiamin. Đây là vitamin nhóm B đầu tiên được các nhà khoa học tìm ra nên được đặt tên là vitamin B1. Vitamin B1 tan trong nước, tham gia vào nhiều hoạt động quan trọng của cơ thể. Được ghi nhận nhiều nhất là góp phần vào chuyển hóa carbonhydrat từ thức ăn thành năng lượng giúp cơ thể duy trì hoạt động. Ngoài ra, vitamin B1 còn tham gia vào chức năng hoạt động của hệ thống thần kinh, hệ thống tuần hoàn, hệ cơ…

Nhu cầu vitamin B1 ở người hàng ngày như thế nào?

Tùy vào nhu cầu, khả năng hoạt động, nguồn năng lượng cần thiết, lương vitamin B1 ở từng nhóm đối tượng là khác nhau.

- Với đối tượng là trẻ sơ sinh từ  0 - 6 tháng cần 0,2mg/ngày;  Từ 7 - 12 tháng tuổi cần 0,3mg/ngày.

- Với đối tượng là trẻ em:  Từ 1 - 3 tuổi cần 0,5mg/ngày;  Từ 4 - 8 tuổi cần 0,6mg/ngày;  Từ 9 - 13 tuổi cần 0,9mg/ngày.

- Với đối tượng là thiếu niên và người lớn:  Nam giới từ 14 tuổi trở lên cần 1,2mg /ngày;  Nữ giới từ 14 - 18 tuổi cần 1,0mg/ngày;  Nữ giới từ 19 tuổi trở lên cần 1,1mg/ ngày.

- Với đối tượng là phụ nữ mang thai hoặc trong thời kỳ cho con bú cần từ 1,4 - 1,5mg/ngày.

Với những người bị bệnh liên quan tới thiếu hụt vitamin B1, hàm lượng này có thể thay đổi phụ thuộc vào tình trạng bệnh, khả năng tiếp nhận của cơ thể. Họ thường được bác sĩ kê vitamin B1 theo chế độ riêng để việc điều trị thích hợp, hiệu quả nhất.

Thức ăn chứa nhiều vitamin B1 nhất

Theo khoa học, các loại vitamin được hấp thụ dễ dàng nhất là thông qua thức ăn. Để bổ sung vitamin B1 một cách tự nhiên, an toàn nhất, bạn có thể xây dựng các bữa ăn có nhiều các thực phẩm như: rau xanh, sữa, thịt bò, thịt gà, gan động vật, các loại hạt họ đậu, ngũ cốc, trứng… Bên cạnh đó, các thức ăn chính như cơm gạo, mì ống, bánh mì… cũng là nguồn cung cấp vitamin B1 rất dồi dào.

Tuy nhiên, vitamin nói chung và vitamin B1 nói riêng rất dễ bay hơi ở nhiệt độ cao hoặc giảm hàm lượng nếu thức ăn bị đun nấu quá lâu. Do vậy, để hàm lượng các vi chất ở mức cao nhất, bạn nên ưu tiên sử dụng thực phẩm ở dạng hấp, luộc… với mức nhiệt và thời gian đun nấu vừa phải.

Dấu hiệu cơ thể bị thiếu vitamin B1

Khi thiếu vitamin B1, cơ thể thường có những biểu hiện sau: chán ăn, mất cảm giác ngon miệng. Do vitamin B1 đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết cảm giác no, thiếu nó sẽ khiến bạn không có cảm giác đói, ngay cả khi chưa ăn gì. Điều đó dẫn đến tình trạng chán ăn. Nếu kéo dài có thể ảnh hưởng tới thể trạng cơ thể, đặc biệt là trẻ em.

Ngoài ra thiếu vitamin B1 còn được biểu hiện qua trạng thái tâm lý bất thường, thường xuyên cáu gắt, buồn chán, mệt mỏi. Xuất hiện các cơn đau nhói ở tay, chân và tim đập chậm hơn bình thường. Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy mắt bị mờ, mỏi, khó khăn trong việc điều tiết. Nguyên nhân là do thiếu vitamin B1, các dây thần kinh thị giác bị sưng gây nên các bệnh thị giác.

Vitamin B1 được sử dụng bổ sung trong các trường hợp nào?

Hiện nay, do chế độ dinh dưỡng đầy đủ hơn, hiện tượng thiếu vitamin B1 không còn phổ biến. Nó cũng ít gặp ở những người lớn có sức khỏe bình thường mà thường thấy ở những người mắc chứng nghiện rượu, biếng ăn, bệnh Crohn hoặc hệ miễn dịch bị suy yếu.

Để phục vụ cho các trường hợp cần sử dụng ở hình thức, mức độ khác nhau, vitamin B1 được tổng hợp thành dạng viên uống và dạng tiêm. Vi chất này thường được chỉ định bổ sung trong các trường hợp sau:

- Cơ thể kém hấp thụ dưỡng chất nói chung và vitamin B1 nói riêng. Những người ở trong giai đoạn có nhu cầu cao về vitamin B1 hoặc có nguy cơ thiếu hụt như phụ nữ mang thai, cho con bú; trẻ còi cọc, ăn uống kém; người mắc chứng biếng ăn…

- Điều trị bệnh beri-beri  là tình trạng tê phù nghiêm trọng phát sinh do cơ thể không dung nạp đủ vitamin B1 trong một thời gian dài. Đây là bệnh có tác động tới hơi thở, ảnh hưởng tới điều tiết mắt, khả năng hoạt động của tim.

- Điều trị các bệnh  liên quan đến viêm đa dây thần kinh như viêm dây thần kinh ngoại biên; viêm thần kinh tọa… gây ra do chứng nghiện rượu.

- Những người đang phải sử dụng thuốc lợi tiểu khiến cơ thể đào thải vitamin B1 liên tục như người chạy thận, mắc các chứng khác về hệ bài tiết…

Tác dụng của việc bổ sung vitamin B1 với cơ thể

Vitamin B1 giúp cơ thể tạo ra năng lượng từ các chất dinh dưỡng. Vitamin B1 là chất cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và chức năng của các tế bào.

Ở điều kiện dinh dưỡng và sức khỏe bình thường, vitamin B1 có thể được cung cấp đầy đủ thông qua chế độ ăn uống. Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp cá biệt, vi chất này vẫn được bác sĩ kê để bổ sung thêm hàng ngày.

Cũng giống như các loại vitamin khác, vitamin B1 sử dụng trong trường hợp ngăn ngừa cơ thể thiếu hụt nguồn vi chất này. Ngoài ra, vitamin B1 còn được  dùng với mục đích điều trị cho các đối tượng mắc các chứng bệnh do thiếu nó gây ra.

Nếu không được bổ sung vitamin B1, các đối tượng trên có thể gặp nhiều vấn đề về tim, dây thần kinh, thị lực, tâm lý, khả năng ăn uống… Việc uống hoặc tiêm vitamin B1 sẽ giúp cơ thể họ tạo được trạng thái cân bằng, khắc phục những hạn chế về thể chất, tinh thần có thể xảy ra khi thiếu vitamin này.

Sử dụng vitamin B1 thế nào cho an toàn?

Lượng vitamin B1 cần uống hàng ngày có thể từ 1-3 lần. Điều này phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, khả năng hấp thụ, mức độ bệnh và liều lượng ở mỗi viên vitamin B1.

Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc chỉ dẫn của bác sĩ. Sử dụng vitamn B1 theo liệu trình với mức độ thường xuyên và uống vào cùng 1 thời điểm trong ngày.

Không sử dụng tùy tiện khi chỉ dựa vào các dấu hiệu thiếu tự chẩn đoán. Hỏi kỹ bác sĩ bất cứ thông tin nào chưa rõ ràng hoặc bạn chưa hiểu.

Hãy chú ý theo dõi cơ thể trong quá trình sử dụng. Trong trường hợp bổ sung vitamin B1 tình trạng bệnh xấu đi, không cải thiện hãy báo lại bác sĩ để có chỉ định thích hợp nhất.

Tác dụng phụ khi sử dụng vitamin B1

Vitamin B1 là vi chất khá an toàn, ít gây ra các tác dụng phụ với cơ thể. Tuy nhiên, ở 1 ài trường hợp nó vẫn có thể gây ra các tác dụng không mong muốn do dị ứng như:

- Ở mức nhẹ: nó khiến vết tiêm sưng đau. Làm xuất hiện cảm giác buồn nôn, bồn chồn; toát mồ hôi…

- Ở mức nặng: cơ thể xuất hiện các triệu chứng như ngứa phát ban, thở khó, tức ngực, phù mặt, lưỡi, cổ, họng...

- Nghiêm trọng hơn có thể gây sốc phản vệ đe dọa đến tính mạng.

Khi nhận thấy các dấu hiệu trên, người bệnh cần được gấp rút đưa đến các cơ sở y tế cấp cứu kịp thời. Khi sử dụng vitamin B1 đặc biệt là ở dạng tiêm bạn cần hết sức thận trọng. Với những người có tiền sử dị ứng, người có cơ địa nhạy cảm nên tìm hiểu kỹ và chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, nhằm hạn chế nguy cơ xấu có thể xảy ra.

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto