Nhiễm độc thai nghén trong thời gian mang thai

24-08-2020, 4:58 pm 803

Nhiễm độc thai nghén trong thời gian mang thai là một trong những mối quan tâm, lo lắng hàng đầu của các mẹ bầu. Nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Vậy mẹ cần biết gì về tình trạng này? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các mẹ câu trả lời về vấn đề này nhé!

nghiem-doc-thai-nghen

Nhiễm độc thai nghén là gì?

Thông thường, ốm nghén là dấu hiệu phổ biến báo hiệu một người phụ nữ đang mang thai. Sản phụ có thể sẽ gặp phải các triệu chứng điển hình như tăng tiết nước bọt, buồn nôn...

Nhưng một khi các triệu chứng này trở nên nghiêm trọng hơn ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, sức khỏe của người mẹ và thai nhi thì được gọi là nhiễm độc thai nghén (hay còn gọi là bệnh nôn nặng).

Nguyên nhân gây nhiễm độc thai nghén

Nguyên nhân gây nhiễm độc thai nghén ở thai phụ vẫn chưa biết rõ. Tuy nhiên với bất kỳ giả thiết nào liên quan đến nhiễm độc thai nghén được đưa ra đều khẳng định rằng nhiễm độc thai nghén thường hay xảy ra ở những thai phụ có các đặc điểm sau:

-  Trong lần đầu mang thai

-  Có bánh nhau lớn với lượng tế bào lông nhau nhiều như trong sinh đôi hay thai trứng

-  Tình trạng viêm nhiễm hoạt bệnh lý của tế bào nội mô mạch máu như đái tháo đường, béo phì, bệnh lý tim mạch, bệnh lý thận hay các bệnh lý tự miễn.

-  Các bệnh lý nội khoa như viêm loét dạ dày, suy thận mãn tính, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch.

-  Các bệnh lý tự miễn như bệnh lupus toàn thân hay bệnh hội chứng kháng phospholipid.

-  Khi mang thai con trai có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn mặc dù chênh lệch không nhiều.

-  Mẹ bầu đã có tiền sử mắc nhiễm độc thai nghén ở lần mang thai trước.

-  Những thai phụ có bệnh tiền sử như bệnh tim mạch, tăng huyết áp, viêm cầu thận, thai phụ to béo, mang thai đôi, nhiều nước ối hay thậm chí là có bệnh tiểu đường..

nghiem-doc-thai-nghen

Dù cho nguyên nhân là gì, nhiễm độc thai nghén phổ biến với sự phá hủy tế bào nội mô mạch máu toàn thân với các hiện tượng như co thắt mạch máu, rò rỉ huyết tương, thiếu máu và huyết khối.

Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén

Một số dấu hiệu nhiễm độc thai nghén mẹ có thể nhận ra dưới đây:

Tăng cân nhanh

Tăng cân nhanh trong 3 tháng cuối thai kỳ, mỗi tuần thai phụ tăng nhiều hơn 0,5 kilogram do nước bị giữ lại trong cơ thể. Lúc nãy các bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm nước tiểu để định lượng protein. Nếu protein niệu > 0,3g/l thì các mẹ bầu được chẩn đoán nhiễm độc thai nghén và cần được theo dõi cẩn thận. Các mẹ chú ý lượng protein niệu càng nhiều thì nhiễm độc thai nghén càng nặng.

Phù nề

Thông thường bệnh phù nề thường xảy ra ở 3 tháng cuối thai kỳ do kích thước thai ngày càng lớn, đó đó có thể dẫn đến chèn ép tĩnh mạch.

Tuy vậy, phù nề do nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng đầu thai kỳ lại những triệu chứng như: có thể bắt đầu từ thấp đến cao, từ chân lên mặt, hoặc phù cả cơ thể. Các mẹ bầu thường sẽ thấy sự xuất hiện dấu lõm của ngón tay, khi thực hiện ấn vào mắt cá chân.

nghiem-doc-thai-nghen

Tăng huyết áp

Tăng huyết áp cũng là một dấu hiệu thường gặp trong nhiễm độc thai nghén. Tùy vào mức độ nhiễm độc thai nghén khác nhau, bệnh nhân có thể chỉ có một trong ba triệu chứng trên, hoặc có cả ba triệu chứng.

Đi tiểu ít hơn

Khi lượng nước tiểu ngày càng giảm đi so với trước đây thì phù càng nhiều, thai phụ đi tiểu càng ít đi.

Một số dấu hiệu khác

Ngoài ra tiền sản và sản giật cũng là dấu hiệu để biết mẹ bầu có bị tình trạng nhiễm độc thai nghén hay không

Với 2 loại bệnh này thì mẹ cần phải đến bác sĩ khám kịp thời để có biện pháp chữa trị hợp lý để cải thiện tình trạng này nhé!

Phòng ngừa bệnh nhiễm độc thai nghén

Khi gặp dấu hiệu nhiễm độc thai nghén thì tốt nhất mẹ cần đến khám bác sĩ để có được kết quả chính xác nhất.

Một số biện pháp đơn giản giúp mẹ có thể phòng ngừa bệnh này hiệu quả:

-  Các mẹ bầu cần phải đi khám định kỳ, cần được theo dõi sát và quản lý thai nghén tốt và nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ để chữa trị kịp thời

-  Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và chế độ nghỉ ngơi hợp lý

-  Tuân thủ điều trị và phương pháp trị liệu của bác sĩ khi được chẩn đoán nhiễm độc thai nghén

nghiem-doc-thai-nghen

Điều trị nhiễm độc thai nghén

Về cơ bản thì nguyên tắc điều trị nhiễm độc thai nghén phải bao gồm việc đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé. Một số biện pháp điều trị cơ bản bao gồm:

-  Điều trị không thuốc: chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý, lành mạnh, hạn chế căng thẳng, không làm việc nặng nhọc.

-  Điều trị thuốc: Bác sĩ thường chỉ định hai nhóm thuốc lợi tiểu và thuốc hạ huyết áp để kiểm soát hai triệu chứng phù và tăng huyết áp. Mẹ cần nghe theo chỉ dẫn của các bác sĩ khi sử dụng thuốc để tránh dị tật bẩm sinh ở trẻ nhé !

Bài vậy đã cung cấp một số thông tin hữu ích dành cho các mẹ về tình trạng nhiễm độc thai nghén. Hy vọng các mẹ sẽ có được những kiến thức cơ bản về tình trạng này để có biện pháp chữa trị kịp thời!

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto