Một số điều cần biết về tình trạng nghén ngủ khi mang thai

18-08-2020, 8:28 pm 252

Ốm nghén là một tình trạng vô cùng phổ biến mà các mẹ bầu nào cũng có thể gặp phải trong thời gian mang thai. Có nhiều kiểu nghén khác nhau như nghén ăn hay thậm chí là nghén ngủ. Vậy mẹ bầu cần biết những gì về tình trạng nghén ngủ khi mang thai? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn câu trả lời về vấn đề trên nhé!

nghen-ngu

Nghén ngủ là gì? Nghén ngủ xuất hiện vào thời gian nào?

Nghén ngủ là tình trạng phổ biến đối với các mẹ bầu trong quá trình mang thai. Bà bầu có thể dễ trong trạng thái buồn ngủ ở bất cứ thời điểm nào trong ngày như lúc đang ăn, ăn xong, ngồi làm việc hay đang xem tivi,... Bên cạnh đó thì giấc ngủ cũng có thể kéo dài từ 10 đến 12 tiếng.

Thông thường, các bà bầu sẽ hay gặp tình trạng nghén ngủ ở giai đoạn đầu, khoảng 3 tháng đầu khi mang thai. Nghén ngủ quá nhiều sẽ có thể làm cho các mẹ bầu rơi vào tình trạng ngủ triền miên, hay bị ngáp ngắn, ngáp dài, ngáp chảy nước mắt … Điều này có thể ảnh hưởng không tốt tới chất lượng cuộc sống, quá trình sinh hoạt và làm việc của mẹ.

Nguyên nhân gây nên nghén ngủ là gì?

Nguyên chính gây nên tình trạng bị nghén ngủ chính là do sự gia tăng hormone - được biết đến là progesterone. Điều này sẽ làm mẹ bầu dễ có khả năng rơi vào trạng thái buồn ngủ, muốn được nghỉ ngơi bằng cách ngủ nhiều.

nghen-ngu

Hormone progesterone sẽ giúp điều tiết chu kỳ sinh sản của người mẹ trong suốt thời gian mang thai. Progesterone hoạt động rất mạnh mẽ trong khoảng 3 tháng đầu, chính vì vậy, một số bà mẹ sẽ thường bị nghén ngủ nhiều hơn trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên. Tuy nhiên, tình trạng bị nghén ngủ này cũng có thể xảy ra trong suốt thai kỳ.

Liệu nghén ngủ có tốt không?

Mặc dù nghén ngủ sẽ giúp mẹ có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, hỗ trợ mẹ ăn tốt hơn, giúp mẹ tăng cân hơn. Tuy nhiên, nếu tình trạng này lặp đi lặp lại quá nhiều và diễn ra trong thời gian dài dẫn đến tình trạng ngủ li bì thì sẽ dẫn đến ảnh hưởng xấu tới cả mẹ và bé.

Gây nguy hiểm về xương khớp

Nếu các mẹ bầu dành quá nhiều thời gian để ngủ mà không dành cho các hoạt động khác như đi dạo, tập thể dục,… thì có thể dẫn đến tình trạng bị tê cứng xương khớp, dễ bị gãy xương.

Ngoài ra, xương chậu cũng có thể bị ảnh hưởng rất nhiều, đặc biệt là khi thai nhi lớn dần lên, mô xương không đủ nâng đỡ, dẫn đến đau nhức, thậm chí gây sảy thai ở bà bầu.

nghen-ngu

Dễ mắc các bệnh tiểu đường

Không chịu vận động được coi là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Trong thời gian mang thai nếu mẹ lười vận động có thể gặp khó khăn trong quá trình vượt cản và không đủ sức để chịu đựng những cơn đau nếu sinh thường.

>> Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không

Tăng khả năng huyết khối tĩnh mạch

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, nếu mẹ bầu nằm trong thời gian dài còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết tĩnh mạch. Nguy hiểm hơn là gây thuyên tắc phổi khi các khối tĩnh mạch ở chân di chuyển lên phổi. Lúc này, người mẹ sẽ có các biểu hiện như thở dốc, khó thở, tim đập nhanh, tím tái môi hay bị ngất xỉu.

Suy giảm tinh thần

Bà bầu ngủ quá nhiều dẫn đến tình trạng ngủ li bì và dễ bị mệt mỏi, đuối sức và không có năng lượng cho các hoạt động mỗi ngày. Điều này lặp đi lặp lại chu kỳ khiến các mẹ bầu ngủ triền miên ở bất cứ thời điểm nào trong ngày.

Làm thế nào để mẹ bầu hết nghén ngủ?

Xây dựng một chế độ ngủ hợp lý

Mẹ nên tập thói quen đi ngủ sớm và ngủ đủ 8 tiếng một ngày. Ngủ sớm sẽ giúp mẹ có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn và ngủ đủ giấc giúp mẹ có năng lượng hơn để bắt đầu một ngày mới.

Tích cực tham gia các hoạt động

Mẹ có thể vận động hay tham gia các hoạt động nhẹ nhàng như đi tản bộ, tập thể dục, tập yoga để cơ thể dẻo dai và khỏe mạnh hơn. Tham gia các hoạt động này cũng giúp mẹ tỉnh táo và giàu năng lượng hơn cho các hoạt động mỗi ngày..nghen-ngu

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý

Ngoài ra mẹ cũng cần có chế độ ăn uống hợp lý để đảm bảo đủ dưỡng chất, đủ các vitamin và khoáng chất, để không bị mệt mỏi. Chế độ ăn uống hợp lý cũng giúp để cải thiện tình trạng bị nghén ngủ của mẹ bầu.

Mẹ cũng nên duy trì một trạng thái vui vẻ, lạc quan hàng ngày, tránh căng thẳng hay bị stress.

Không uống nhiều nước trước khi đi ngủ

Việc mẹ bầu uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ sẽ khiến mẹ hay tỉnh giấc vào ban đêm để đi tiểu nhiều lần. Việc này sẽ có thể dẫn đến tình trạng mẹ bị mất ngủ vào ban đêm và nghén ngủ vào ban ngày. Vì vậy, mẹ cần hạn chế uống nước nhiều trước khi đi ngủ. Mẹ hãy uống nhiều nước vào ban ngày nhé!

Bài viết cung cấp các thông tin hữu ích về tình trạng nghén ngủ của mẹ bầu trong thời gian mang thai. Vì vậy mẹ cần nên căn bằng và điều chỉnh chế độ ngủ hợp lý để đảm bảo sức khỏe của hai mẹ con nhé!

>> Xem thêm: Nhiễm độc thai nghén là gì

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto