Phương pháp luyện ngủ 'Cry it out' giúp trẻ tự lập hay đang hại trẻ?

07-01-2020, 10:10 am 30705

Cry it out là phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh hiện đang gây tranh cãi trên khắp các diễn đàn. Nhiều bậc phụ huynh kể rằng họ đã áp dụng thành công phương pháp này với con mình. Những đứa trẻ này đều khá tự lập, ngoan ngoãn. Tuy nhiên, không ít những ý kiến trái chiều nói, đây là phương pháp phản khoa học, ảnh hưởng không tốt tới tâm lý của trẻ. 

Vậy có nên áp dụng phương pháp Cry it out cho trẻ? điều kiện áp dụng phương pháp này là gì? Hy vọng bài viết sau sẽ giải đáp cho các mẹ thắc mắc trên.

Trên trang Psychologytoday, tiến sĩ y khoa hàng đầu Darcia Narvaez đã lên tiếng về tác hại khủng khiếp của việc luyện ngủ "Cry-it-out", nó phá hoại đứa trẻ và mối quan hệ xung quanh trẻ ra sao.

Nguồn gốc của phương pháp Cry it out

“Cry it out” - để bé khóc chán rồi sẽ thôi là ý tưởng bắt nguồn từ những năm 1880 khi y học phát hiện ra bệnh truyền nhiễm và vi khuẩn. Khi đó người ta tin rằng tốt nhất nên hạn chế sờ, chạm vào trẻ sơ sinh.

Vào đầu thế kỉ 20, John Watson (1928), trong cuộc đối đầu với các nhà tâm lí học khác, đã xây dựng học thuyết cảnh báo rằng tình yêu thương quá nhiều của mẹ sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ. Thế kỷ 20 là thế kỷ mà người ta luôn cho rằng không phải bà, mẹ mà những ông bố mới là người biết nuôi dạy con đúng cách. Yêu thương trẻ quá nhiều sẽ khiến trẻ ỷ lại và luôn thất bại sau này.

Thậm chí thời điểm đó, trong một cuốn sách còn khuyên rằng “người mẹ có nhiệm vụ phải giữ cho trẻ yên lặng, ngồi im không nghịch ngợm” và “người mẹ nên ngừng bế trẻ nếu tay quá mỏi” vì “trẻ nhỏ không được phép gây phiền toái cho người lớn”. Trẻ dưới 6 tháng tuổi “cần được dạy cách ngồi im trong cũi, nếu không người mẹ sẽ cứ phải trông chừng và chơi với nó – một công việc cực kỳ lãng phí thời gian”.

Bạn nghe những lời khuyên này có thấy quen tai không? Nó cũng tương tự như những lời khuyên bố mẹ nên rèn con tự ngủ, trẻ khóc là trẻ hư đấy.

Trở lại với học thuyết yêu trẻ nhiều sẽ có tác hại xấu đến trẻ của John Watson vào năm 1928, mỉa mai thay học thuyết này hoàn toàn không có chứng cứ thuyết phục. Và bây giờ rõ ràng là ngược lại: Thiếu tình thương mới là điều hiểm nguy với trẻ.

Để trẻ khóc quá lâu sẽ gây hại cho trẻ

Với những chứng cứ rõ ràng từ Khoa học thần kinh, tiến sỹ y khoa Darcia Narvaez khẳng định: Để trẻ tự khóc rồi tự ngủ là một thói quen sẽ tổn hại trẻ và những mối quan hệ của trẻ về lâu dài. Thậm chí để trẻ khóc mà không dỗ nín sẽ khiến trẻ kém thông minh hơn, kém khỏe mạnh hơn, thay vào đó trẻ bất an nhiều hơn và sau này khó hòa nhập cũng như hợp tác tốt với cộng đồng.

Quan điểm của John Watson, người đưa ra học thuyết sai lè trên nhìn nhận trẻ nhỏ như một “vật cản” trong cuộc sống của bố mẹ. Bố mẹ phải kiểm soát trẻ bằng mọi cách để được sống thoải mái mà không cần bận tâm hay lo lắng quá nhiều. Thái độ này rõ ràng là sai lầm bởi đừng bao giờ hy vọng mình sẽ nhàn hạ khi quyết định có con. Nếu muốn nhàn, muốn sướng thì đừng sinh con nữa.

Tiến sỹ y khoa Darcia Narvaez khẳng định thêm: “Việc thúc ép trẻ nhỏ tự lập sẽ càng khiến trẻ ỷ lại và bị động. Thay vào đó, đáp ứng nhu cầu của trẻ mới là điều khiến trẻ lớn lên trở thành người tự lập” (kết luận dựa trên nghiên cứu của Hewlett & Lamb vào 2005).

Sự thật là nếu bố mẹ có thói quen đáp ứng nhu cầu của trẻ nhỏ trước khi trẻ tuyệt vọng, dỗ trẻ trước khi trẻ khóc to sẽ là những bố mẹ có con tự lập và thành đạt hơn nhóm bố mẹ hành động ngược lại. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, một khi sự tuyệt vọng, uất ức trong trẻ dâng trào, sẽ rất khó cho bố mẹ trấn an cũng như khiến trẻ bình tĩnh trở lại. Đây là lý giải tại sao nếu bố mẹ để trẻ khóc lâu rồi mới đến vỗ về, trẻ sẽ khóc nấc hoặc thậm chí khóc to hơn. Dân gian thường gọi hiện tượng này là “trẻ hờn” là vì thế.

Phương pháp luyện ngủ “Cry it out” phải chăng đã lỗi thời và lạc hậu?

Phương pháp luyện ngủ “Cry it out” khuyên bố mẹ nên để trẻ khóc một mình trong cũi, nôi hoặc trong phòng đến khi chán thì thôi. Quan điểm này xuất phát từ sự hiểu lầm về phát triển não bộ của trẻ em. Chúng ta cần hiểu:

- Trẻ cần được bế ẵm và trẻ lớn lên được cũng nhờ bế ẵm. Cơ thể của trẻ sẽ xảy ra những rối loạn nhất định nếu bị tách khỏi mẹ khi còn quá nhỏ.

- Trẻ dùng cử chỉ, điệu bộ để biểu đạt nhu cầu. Nếu chưa được đáp ứng nhu cầu, trẻ sẽ khóc. Cũng như người lớn khi khát sẽ đi uống nước, trẻ cũng sẽ tìm bầu vú mẹ nếu đói, khóc nếu bất an, sợ hãi, buồn ngủ hay cần được mẹ ôm. Trẻ nhỏ cũng như người lớn, tinh thần sẽ ổn định lại sau khi được đáp ứng mong muốn.

- Trẻ không được đáp ứng nhu cầu sẽ phải chịu những tác động xấu về lâu dài.

- Dỗ trẻ khi trẻ khóc nửa đêm, khi trẻ bất ngờ tỉnh giấc là cách nuôi dạy trẻ tích cực.

6 tác hại khi bỏ mặc trẻ khóc quá lâu

- Người ta lầm tưởng trẻ tự ngủ sẽ trở nên độc lập hơn. Sự thực là trẻ chỉ có thể lớn lên độc lập nếu khi còn nhỏ, nhu cầu của trẻ được đáp ứng.

- Trẻ tự dỗ ngủ lúc ấu thơ khi lớn lên trong thẳm sâu sẽ luôn đói tình thương và luôn cảm thấy bất an.

- Sự liên kết tế bào thần kinh bị hủy hoại.

Khi trẻ khóc hoặc buồn phiền, hệ thần kinh của trẻ bị tác động, khi đó hormone cortisol được tiết ra. Đây là hocmon giết chết các nơ-ron thần kinh một cách dần dần.

Một em bé sơ sinh chào đời đủ ngày đủ tháng (40-42 tuần), não bộ mới chỉ phát triển 25% và hứa hẹn sẽ phát triển nhanh mạnh thêm sau khi chào đời. Tròn 1 tuổi, não bộ của trẻ phát triển lớn gấp 3 so với lúc sơ sinh. Cần biết rằng kích thước bộ não sau năm đầu này là yếu tố quan trọng quyết định trí thông minh của trẻ. Ai biết rằng trong năm đầu đời đó, có bao nhiêu nơ-ron thần kinh trong não bộ trẻ không được kết nối, thay vì đó bị giết chết bởi chính bố mẹ. Bởi bố mẹ làm ngơ khi trẻ khóc, trẻ cần đáp ứng nhu cầu.

- Sức khỏe trẻ kém hơn.

Khi bị để mặc cho khóc thoải mái, trẻ sẽ bị rối loạn phản ứng với stress, căng thẳng. Rối loạn này không chỉ xảy ra trong não bộ trẻ mà còn xảy ra trong toàn bộ cơ thể thông qua dây thần kinh phế vị - dây thần kinh ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể (như hệ tiêu hóa). Nếu trẻ bị đau buồn kéo dài, không được bố mẹ đáp ứng nhu cầu, dây thần kinh này sẽ hoạt động kém, gây ra các rối loạn khác nhau như ruột kích thích.

- Trẻ quên luôn cách giao tiếp để nêu lên nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu dẫn đến EQ thấp và không hạnh phúc thành công trong cuộc sống.

Khi bố mẹ đáp ứng nhu cầu của trẻ, vỗ về trẻ khi trẻ sợ hãi, cơ thể trẻ từ trạng thái lo lắng chuyển sang cân bằng. Trẻ sẽ học được cách tự điều chỉnh cảm xúc từ đó. Trẻ khóc và được bố mẹ bế lên, trong trẻ sẽ hình thành khái niệm mong đợi được dỗ dành. Ngược lại nếu để trẻ khóc một mình, dĩ nhiên dần dần trẻ sẽ tự nín khóc, nhưng là nín khóc trong trạng thái tuyệt vọng. Từ lần sau, trẻ thấy tiếng khóc của mình vô nghĩa và đó không còn là cách giao tiếp hiệu quả nữa.

- Trẻ mất niềm tin, lớn lên sẽ có xu hướng ích kỉ, không chia sẻ, không tin tưởng ai.

Erik Erikson đã chỉ ra, năm đầu đời là thời điểm nhạy cảm để thiết lập cảm giác tin tưởng. Khi nhu cầu của trẻ được đáp ứng, trẻ tin rằng thế giới này là nơi đáng tin cậy, có người hỗ trợ trẻ (bố mẹ, người thân), bản thân trẻ có giá trị vì được đáp ứng nhu cầu. Khi bố mẹ lờ đi nhu cầu của trẻ, trẻ dần mất lòng tin vào mối quan hệ và thế giới xung quanh.

Phương này tập cho bé tự ngủ này có an toàn?

Những tranh cãi xung quanh phương pháp bắt nguồn từ một số chuyên gia trong lĩnh vực tin rằng để em bé khóc trong một thời gian dài là ảnh hưởng không tốt tới tâm lý và sức khỏe của bé.

Giáo sư – Tiến sĩ Douglas về phát triển con người và nghiên cứu gia đình tại Penn State, nói: “Một số người cho rằng trẻ sơ sinh khóc nhiều gây tổn hại tâm lý và phá vỡ sợi dây liên kết an toàn mà mẹ tạo ra trước đó”.

Quan điểm của tôi về việc này là việc cha mẹ chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh vào ban đêm phải đáp ứng hai mục tiêu:

Một là để để bé quen dần với việc tự ngủ sau khi sinh, theo thời gian sẽ giảm dần “cuộc chiến” đi ngủ.

Cách khác là thúc đẩy trẻ tự điều chỉnh giấc ngủ của mình, theo lập trình cơ bản từ cha mẹ.

Theo vị Giáo sư này phương pháp CIO không thích hợp cho trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi. Điều này cũng nhận được sự đồng tình của hầu hết các bác sĩ nhi khoa trên thế giới. Trẻ sơ sinh ở độ tuổi trẻ này vẫn có thể cần bú sữa ban đêm. Và sự thoải mái của cha mẹ trong giai đoạn này “có vẻ hữu ích trong việc thiết lập quy định về sinh lý và giấc ngủ”.

Nhóm các nhà khoa học phản đối phương pháp này cũng cho rằng để bé khóc quá lâu có thể ảnh hưởng đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh, thậm chí là các khớp thần kinh bị tổn thương trong não.

“Tôi nghĩ điều đó thật lố bịch,” Craig Canapari, một Giáo sư về khoa nhi và Giám đốc chương trình y khoa giấc ngủ tại Yale School of Medicine cho biết. “Thành thật mà nói, phương pháp này thực sự sẽ không có ý nghĩa gì nếu trẻ em bị tổn thương não mỗi khi chúng khóc. Chúng khóc suốt ngày.”

Tiến sĩ Canapari cho biết một số người đã sử dụng nghiên cứu được tiến hành để bỏ bê trong trại trẻ mồ côi – trong đó trẻ sơ sinh khóc hiếm khi được chọn – để làm cho các lập luận của họ chống lại những phương pháp này.

Tiến sĩ Canapari nói: “ Luyện cho bé tự ngủ theo cách này là một tình huống trong đó bạn bỏ qua sự đau khổ của con bạn trong một khoảng thời gian nhất định”.

Sujay Kansagra, MD, Giám đốc chương trình y khoa thần kinh nhi khoa tại Trung tâm Y khoa Đại học Duke, nói rằng trong khi các nghiên cứu nghiêm ngặt đã cho thấy bằng chứng về lợi ích ngắn hạn cho cả mẹ và con bằng cách sử dụng huấn luyện giấc ngủ theo CIO và không có bằng chứng về lâu dài nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ. Nhưng ông khuyên rằng phương pháp này nên được sử dụng ở trẻ em khỏe mạnh.

“Đối với trẻ em có bất kỳ tình trạng sức khỏe nào,” Kansagra nói, “cách tốt nhất là nói chuyện với bác sĩ nhi khoa của bạn trước khi đi ngủ”.

7 bước để tập bé ngủ theo CIO

Bước 1: Đặt bé trong nôi khi bé đã buồn ngủ nhưng vẫn còn tỉnh

Bước 2: Chúc bé ngủ ngon và ra khỏi phòng. Nếu bé khóc khi bạn bỏ đi, hãy để bé khóc trong một khoảng thời gian định sẵn.

Bước 3: Quay trở vào phòng không quá 2 phút để vỗ về và trấn an bé. Vẫn tắt đèn và nói thật nhỏ. Không bế bé lên. Sau đó rời phòng khi bé vẫn còn thức, ngay cả khi bé khóc.

Bước 4: Đứng bên ngoài lâu hơn một chút so với lần đầu tiên. Lặp lại các bước như trên, thời gian đứng bên ngoài phòng mỗi lúc một tăng lên và khi vào phòng chỉ nên ở lại 1 hoặc 2 phút để vỗ về bé, sau đó lại rời phòng khi bé vẫn còn thức.

Bước 5: Cứ lặp đi lặp lại như thế cho tới khi bé ngủ khi bạn ra khỏi phòng.

Bước 6: Nếu bé thức dậy sau khi đã ngủ được, vẫn làm như các bước trên. Bắt đầu với thời gian đợi tối thiểu cho đêm đó và từ từ tăng lên cho tới khi bạn đạt thời gian tối đa.

Bước 7: Tăng thời gian giữa mỗi lần ra vào để dỗ bé mỗi đêm. Trong hầu hết trường hợp, bé sẽ tự ngủ vào đêm thứ ba hoặc thứ tư hoặc tối đa là 1 tuần.

Mẹ đọc thêm nhé:

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto