Montessori - Phương pháp giáo dục sớm được cha mẹ quan tâm nhất hiện nay!

04-11-2019, 6:34 am 1741

 “Trẻ em sinh thời đã là người quan sát, đặc biệt hứng thú với nhất cử nhất động của người lớn, đồng thời mong muốn bắt chước hành động đó. Xét từ đó, người lớn cần gánh vác một loại trách nhiệm. Họ có thể trở thành nguyên nhân gây ra hành động của trẻ, hoặc trở thành một cuốn sách mở sẵn để trẻ học tập” – Maria Montessori ,nhà giáo dục. 

1.Phương pháp giáo dục Montessori là gì?

Phương pháp Giáo dục Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ em dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ và nhà giáo dục Ý Maria Montessori (1870–1952).

Đây là phương pháp với tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua cảm giác. Năm 1907 bà bắt đầu sự nghiệp là nhà giáo dục khi bà được mời tổ chức 1 trường trong khu tái định cư ổ chuột khu vực San Lorenzo, Ý. Trong giai đoạn này bà đã quan sát thấy rằng trẻ em hoàn toàn bị cuốn hút bởi các vật dụng và chất liệu được thiết kế để trợ giúp sự cảm nhận của giác quan. Tiến sĩ Montessori tiếp tục phát triển những sự trợ giúp dạy học chuyên biệt được dùng cho những trẻ trong môi trường thích hợp và tôn trọng những đặc tính riêng biệt của trẻ.

Phương pháp Montessori chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tuỳ theo những khả năng riêng của mình và thời gian riêng của mình. Do đó việc tổ chức các lớp học theo mô hình Montessorri phải đảm bảo sự tôn trọng tính riêng biệt của mỗi trẻ và phải bố trí phòng học và bài học phù hợp những nhu cầu và mục đích của mỗi em.

Phương pháp chủ yếu được áp dụng cho trẻ nhỏ từ 2-6 tuổi do các bản năng và sự nhạy cảm duy nhất của trẻ nhỏ đối với các điều kiện trong môi trường.

>>> Xem thêm: 12 lợi ích chính của giáo dục sớm

2. Đặc điểm của phương pháp giáo dục Montessori

Đặc điểm nổi trội ở phương pháp Montessori là nhấn mạnh đến vai trò của tính tự lập, tự do (trong khuôn khổ cho phép) trong việc hình thành nhân cách trẻ. Ngoài ra, phương pháp này rất tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ, cũng như trang bị đầy đủ cho học sinh các kiến thức khoa học công nghệ tiến bộ và hiện đại. Tổ chức AMI (Hiệp Hội Montessori Quốc tế) và AMS (Hiệp Hội Montessori Mỹ) đã nêu ra đặc trưng của phương pháp học Montessori như sau:

  • Lớp học ghép các lứa tuổi lại với nhau. Thông thường là các trẻ từ 2½ hay 3 tuổi đến 6 tuổi.
  • Trẻ tự lựa chọn hoạt động (với điều kiện là các hoạt động này đã được giáo viên lên kế hoạch sắp xếp trước).
  • Trẻ không bị ngắt quãng hay làm phiền trong quá trình ‘làm việc’.
  • Học sinh học hỏi khái niệm, kiến thức thông qua trải nghiệm thực tế với các học cụ, mô hình mang tính chất khám phá, xây dựng, hơn là học theo chỉ dẫn trực tiếp từ phía giáo viên.
  • Các học cụ giáo dục đặc biệt được Bà Montessori và đồng sự nghiên cứu, sáng tạo và phát triển nên.

Sự khác biệt giữa phương pháp giáo dục truyền thống và phương pháp giáo dục Montessori có thể tóm tắt một số ý chính như sau:

Lớp học truyền thống

Lớp học Montessori

Cô có vai trò chính, trung tâm. Học sinh học thụ động, nhận thức do giáo viên áp đặt và sẽ mất tính sáng tạo, độc lập tự chủ

Cô quan sát, hướng dẫn. Học sinh học chủ động, tự chơi, tự khám phá và sẽ trở thành những người độc lập về nhận thức và tính cách

Cô giữ gìn trật tự, kỷ cương trong lớp

Cô khuyến khích các em tự giữ kỷ cương, chịu trách nhiệm cá nhân và xây dựng kỷ luật nội tâm

Cùng một lứa tuổi, nên hạn chế sự hợp tác giữa các bậc phụ huynh và học sinh. Các nhóm học tập cũng hạn chế

3-6 tuổi trong một lớp, khuyến khích sự hướng dẫn, giúp đỡ lẫn nhau, tăng cường sự hợp tác giúp phát triển kỹ năng học tập

Hoàn thành những bài tập với thời gian định sẵn

Tăng cường sự tập trung, không gián đoạn để hoàn thành công việc

Kế hoạch học tập mẫu cho tất cả học sinh

Kế hoạch công việc cho từng cá nhân

Tốc độ dạy được tiêu chuẩn hóa. Sai sót được cô sửa chữa , coi như khuyết điểm

Tốc độ dạy tùy thuộc vào sự tiếp thu của học sinh, học sinh tự nhận biết sai sót và tự sửa chữa

Học thuộc lòng, khen thưởng, kỷ luật để tăng cường sự học tập

Hiểu và cảm nhận sự thành công tăng để cường sự học tập

 

3. Góc nhìn của Montessori về nền giáo dục nhân loại:

Montessori nhận thấy có những đặc tính mang tính bẩm sinh và phổ biến trong tâm lý con người mà con trai của bà và đồng sự Mario Montessori gọi đó là ‘human tendencies’ – ‘xu hướng của nhân loại’ (năm 1957). Những xu hướng đó là:

  • Bản năng tự bảo toàn
  • Khuynh hướng thích gần gũi với thiên nhiên
  • Tính trật tự
  • Thích khám phá
  • Giao tiếp
  • Làm việc hay còn được mô tả là ‘hoạt động có mục đích’
  • Thao tác với môi trường xung quanh
  • Tính chính xác
  • Tính lặp lại
  • Tính trừu tượng
  • Tính hoàn hảo
  • Trí tuệ toán học

Trong phương pháp Montessori, xu hướng trên được xem là các hành vi chủ đạo trong mỗi giai đoạn phát triển và phương pháp giáo dục tốt là phương pháp dựa trên các hành vi này, đơn giản hóa chúng và có tính ứng dụng phù hợp.

4. Môi trường giáo dục theo Phương Pháp Montessori cần được chuẩn bị trước:

Môi trường giáo dục của Montessori là nơi học sinh được tự do hoạt động trong một ‘môi trường được chuẩn bị’ – được thiết kế phù hợp với đặc trưng phát triển cơ bản của con người nói chung và tính cách mỗi cá nhân nói riêng ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Môi trường đó cho phép trẻ phát huy tính độc lập ở tất cả các lĩnh vực, phù hợp với xu hướng phát triển tâm lý bên trong trẻ.

Ngoài yếu tố tiếp cận dễ dàng với các học cụ Montessori theo từng lứa tuổi, môi trường Montessori còn phải thể hiện được các tiêu chí dưới đây:

  • Xây dựng phù hợp với nhu cầu của trẻ
  • Đẹp, hài hòa, sạch sẽ
  • Có tính trật tự
  • Có sự sắp xếp hợp lý giữa các hoạt động
  • Các học cụ mang tính chuyên biệt, giúp tạo sự phát triển toàn diện của trẻ

 

5. Các mức độ phát triển của trẻ theo góc nhìn của Montessori

Montessori chia sự phát triển của con người ra làm bốn giai đoạn, từ lúc mới sinh đến 6 tuổi, từ 6 -12 tuổi, từ 12-18 tuổi và từ 18-24 tuổi. Mỗi giai đoạn có những đặc trưng không giống nhau và tương ứng là các phương pháp tiếp cận giáo dục khác nhau cho từng giai đoạn. Bố mẹ cùng Tuticare tìm hiểu về giai đoạn đầu tiên trong cuộc đời của trẻ nhé.

Đây là giai đoạn sau sinh đến khi trẻ được khoảng 6 tuổi. Theo sự quan sát của Montessori, trong suốt giai đoạn này trẻ trải qua quá trình phát triển tâm sinh lý không ngừng và nổi bật nhất. Trẻ là những cá nhân học tập và khám phá thế giới xung quanh rất tinh tế bằng các giác quan nhạy bén của mình, từ đó hình thành nên tính độc lập và tự xây dựng mang nét riêng của từng cá nhân. Montessori đã nêu ra một số khái niệm để giải thích quá trình ‘làm việc’ này của trẻ, bao gồm khái niệm về trí tuệ thẩm thấu , các thời kỳ nhạy cảm và sự bình thường hoá.

Trí tuệ thẩm thấu :

Montessori mô tả hành vi của trẻ nhỏ nỗ lực không ngừng nghỉ học hỏi thông qua các kích thích từ môi trường xung quanh – các giác quan, ngôn ngữ, văn hóa, và hình thành khái niệm với thuật ngữ ‘trí tuệ thẩm thấu’. Tiến sĩ Montessori thấy rằng giai đoạn phát triển quan trọng nhất của trẻ nằm ở sáu năm đầu đời – thời điểm trẻ sở hữu trong mình ‘Trí Tuệ Thẩm Thấu’. Nói cách khác, trẻ tiếp thu thế giới xung quanh giống như miếng bọt biển thấm hút nước vậy. Do đó, mục tiêu giáo dục trong thời kỳ này là trau dồi, tu dưỡng khát khao học hỏi và tiếp thu một cách tự nhiên của trẻ.Bà cũng cho rằng đây là khả năng duy nhất, đặc biệt trong giai đoạn đầu đời của trẻ và nó phai nhạt dần sau khi trẻ được 6 tuổi.

Thời kỳ nhạy cảm:

Montessori cũng quan sát các giai đoạn nhạy cảm đặc biệt của trẻ trước những kích thích từ môi trường xung quanh. Bà gọi đó là ‘Thời kỳ nhạy cảm’. Môi trường lớp học Montessori (các học cụ và hoạt động) được thiết kế và sắp xếp phù hợp với từng giai đoạn nhạy cảm mà trẻ bộc lộ. Montessori đã chỉ ra các giai đoạn nhạy cảm đó, bao gồm:

  • Việc học tập, lĩnh hội ngôn ngữ - từ lúc mới chào đời đến khi trẻ được khoảng 6 tuổi
  • Tính trật tự - giai đoạn trẻ từ 1-3 tuổi
  • Sự gọt giũa tinh tế của các giác quan – từ lúc mới sinh đến 3 tuổi
  • Sự đam mê với các đồ vật nhỏ - khi trẻ được 18 tháng đến 3 tuổi
  • Sự phát triển của các hành vi xã hội – khi trẻ được 2,5 – 4 tuổi

Sự bình thường hoá:

Khái niệm này xuất phát từ yếu tố tập trung vào hoạt động đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Điểm nổi bật của nó là khả năng tập trung cũng như ‘các nguyên tắc không gây gò bó hay ép buộc theo khuôn khổ, trẻ cảm thấy hạnh phúc khi được làm việc, biết cảm thông và tham gia giúp đỡ những người khác’.

         Mô hình giáo dục dành cho lứa tuổi ban đầu ( 0-6 tuổi):

Montessori đưa ra nhiều thuật ngữ liên quan đến chương trình học giai đoạn này. ‘Nido’ tiếng Ý, dịch ra có nghĩa là ‘tổ chim’ dùng để chỉ một số lượng nhỏ trẻ tử 2 tháng đến 14 tháng tuổi, khi trẻ đã biết đi.

‘Một Cộng đồng Trẻ Nhỏ’ ám chỉ số lượng trẻ nhiều hơn từ 1 – 2 tuổi rưỡi và 3 tuổi. Cả hai nhóm này đều được học trong môi trường có học cụ và hoạt động thiết kế phù hợp với độ lớn, kích thước và khả năng của trẻ. Trẻ hoàn toàn có cơ hội phát triển vận động và tính độc lập.

Việc rèn luyện cho trẻ kỹ năng tự đi vệ sinh cũng được đặc biệt chú ý trong giai đoạn này. Một số trường còn có mô hình lớp học ‘phụ huynh-học sinh’, cho phép cha mẹ vào lớp cùng các con.

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto