Bé có nguy cơ sặc sữa nếu bú bình trong tình trạng ngái ngủ hoặc bị chọc cười

04-01-2020, 9:21 am 343

Hiện tượng ọc sữa, trớ sữa và sặc sữa lên mũi được phân thành 2 loại ở trẻ sơ sinh, gồm có: Hiện tượng sinh lý và hiện tượng bệnh lý.

Có đến 95% tình trạng ọc sữa, trớ sữa là hiện tượng sinh lý - các mẹ có thể yên tâm vì đây là điều bình thường ở trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, 5% còn lại chính là hiện tượng ọc sữa, trớ sữa bệnh lý. Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng ọc sữa bệnh lý là do các bệnh sau: tắc ruột, lồng ruột hoặc nhiễm khuẩn tiêu chảy. Vì vậy, nếu quan sát thấy có điều gì bất thường, bé cần được bác sĩ thăm khám kịp thời để được hướng dẫn điều trị sớm nhất có thể và đúng cách, tránh gây hậu quả về sau.

Nếu hiện tượng trẻ bị ọc sữa hoặc trẻ bị sặc sữa lên mũi xảy ra trong thời gian ngắn, với tần suất ít, sau khi ăn và không gây ra triệu chứng gì đáng kể thì được xem là hiện tượng sinh lý. Còn hiện tượng ọc sữa, trớ sữa bệnh lý thì sẽ có tần suất xảy ra thường xuyên, kéo dài hơn và có thể gây ra những triệu chứng lâm sàng với nhiều mức độ khác nhau.

Ọc sữa - Sặc sữa là gì?

Ọc sữa hay bị nôn trớ sữa là tình trạng thường gặp ở các bé sơ sinh (dưới 3 tháng tuổi) và các bé nhỏ dưới 2 tuổi. Đặc biệt, tình trạng này xuất hiện thường xuyên và chủ yếu ở các bé sơ sinh, nguyên nhân đầu tiên là do dạ dày các bé còn nằm ngang, góc giữa dạ dày và thực quản là góc tù chưa tạo thành góc nhọn để đóng vai trò ngăn ngừa dòng trào ngược khi dạ dày căng to. Chính điều này sẽ làm các bé rất dễ bị ọc và trớ sữa. Cũng chính tình trạng ọc và trớ sữa này dẫn đến tình trạng bé bị sặc sữa lên mũi, gây tắc nghẽn đường thở của bé.

Phòng tránh sặc sữa ở trẻ nhỏ

  • Cho bú ở tư thế cao đầu, hoặc đặt trẻ vào loại ghế nửa nằm nửa ngồi. Tránh để trẻ nằm thẳng đầu. Nếu trẻ bị ngạt mũi, phải lấy đờm trong mũi, miệng ra trước khi cho bú.
  • Dốc cao bình sữa để tránh ứ khí trong bình.
  • Đối với trẻ bị viêm đường hô hấp trên, phải cho bú từ từ (không đục lỗ quá to ở núm vú cao su), nếu trẻ nuốt sữa không kịp thì phải cho ngừng ngay.
  • Sau khi cho bú, phải bế trẻ đứng tối thiểu 15 phút và vỗ nhẹ lưng cho ợ hơi.
  • Không để trẻ nằm sấp hoặc mặt quay vào tường. Cha mẹ thường xuyên theo dõi giấc ngủ của trẻ.
  • Không cho trẻ nằm trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh để tránh rối loạn nhịp thở.
  • Nếu trẻ bị bệnh tim hoặc viêm phổi quá nặng, cần hỏi kỹ bác sĩ về việc cho bú.
  • Hạn chế cho bé vừa bú vừa ngủ. Hãy để con ngủ đủ giấc, khi nào con thức dậy mới cho con bú sữa.
  • Khi cho con bú mẹ không nên cười đùa với trẻ, điều này sẽ khiến bé cười dẫn tới sặc sữa.

Để hạn chế tình trạng sặc sữa ở trẻ, mẹ có thể cho bé sử dụng bình sữa chống sặc. Tham khảo các mẫu bình sữa chống sặc mới nhất tại đây:  https://www.tuticare.com/binh-sua-nuby-binh-sua-nuby-299.html

Với những kiến thức trên, chắc hẳn các cha mẹ đã nắm được nhiều kiến thức về hiện tượng sặc sữa ở trẻ sơ sinh đồng thời ghi nhớ những các phòng tránh trẻ sơ sinh bị sặc sữa, giúp các mẹ có thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc cho bé yêu của mình.

Cách xử trí sặc sữa ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa, ngay lúc phát hiện thấy tình trạng của con, các cha mẹ cần xử trí sặc sữa cho trẻ theo hướng dẫn dưới đây:

Dùng miệng làm thông đường thở:

  • Mẹ nhanh chóng dùng miệng hút mạnh để hút hết sữa trong mũi, miệng trẻ ra ngoài càng nhanh càng tốt. Hút miệng trước, hút mũi sau.
  • Nếu chậm trễ, sữa lọt vào khí quản gây tắc nghẽn đường hô hấp, khiến trẻ ngừng thở.

Vỗ lưng, ấn ngực:

  • Một tay đỡ ngực trẻ, lòng bàn tay còn lại vỗ mạnh 5 cái vào lưng trẻ, vị trí chính giữa hai xương bả vai (vỗ với một lực vừa đủ, không vỗ quá mạnh lên cơ thể trẻ) nhằm tăng áp lực trong lồng ngực để giúp sữa được trào hết ra ngoài.
  • Nếu thấy trẻ vẫn khó thở, tím tái, cha mẹ hãy trẻ nằm ngửa trên giường, bàn, sàn nhà,... dùng ngón trỏ và ngón giữa đột ngột ấn một lực vừa phải xuống nửa dưới của xương ức trẻ, lặp lại 5-10 lần cho đến khi trẻ có thể thở bình thường, hết sặc sữa.
  • Đối với trẻ có biểu hiện ngưng thở, có thể kết hợp đồng thời 2 biện pháp trên và thổi ngạt để trẻ thở lại được.

Sau khi sơ cứu xong, hãy vỗ mông hay đùi của trẻ để kích thích trẻ tỉnh lại, để bé khóc và thở được, sau đó mới khẩn trương đưa trẻ đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để được điều trị, tuyệt đối không đưa trẻ đi khi trẻ chưa thở được, vì não thiếu oxy trong vài phút sẽ không thể hồi phục.

 

Mẹ xem thêm nhé:

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto