6 nguyên nhân khiến mẹ bị trĩ khi mang bầu thường gặp nhất

06-08-2020, 3:46 pm 55

Theo thống kê, có đến 50% sản phụ bị trĩ khi mang bầu. Đây là căn bệnh mang đến những trải nghiệm khó chịu cho mẹ bầu với cơ địa vốn đã nhạy cảm. Vậy làm thế nào để phòng tránh nó? Mời mẹ cùng Tuticare tìm hiểu nhé!

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là bệnh khởi phát từ  hiện tượng phình hoặc giãn đám rối tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn. Hiện tượng này làm máu tại tĩnh mạch không thể lưu thông, gây ứ đọng tạo viêm sưng và đau nhức. Tình trạng này cũng có thể bị tạo ra bởi nguyên nhân gia tăng áp lực thường xuyên ở hậu môn như rặn đại tiện.

Phụ nữ mang thai rất dễ bị táo bón, bởi vậy khả năng bị trĩ cũng cao hơn bình thường.

Phân loại bệnh trĩ

Dựa vào một số yếu tố như vị trí xuất hiện, mức độ biểu hiện, bệnh trĩ được phân ra làm 3 loại như sau:

Trĩ nội: Nằm bên trong cơ thể.  Trĩ nội là tình trạng tĩnh mạch ở trên đường lược (đường hậu môn-trực tràng)  bị phình giãn.  Búi trĩ nằm bên trong, vị trí xuất hiện cũng không có dây thần kinh cảm giác nên không thể thấy bằng mắt thường hoặc cảm nhận rõ rệt. Tuy vậy, nếu trĩ nội không được phát hiện và điều trị kịp thời, khi để lâu ngày  búi trĩ có thể phát triển lớn và gây ra hiện tượng sa búi trĩ.

 Trĩ ngoại: Trĩ xuất hiện bên ngoài hậu môn. Đây  là tình trạng tĩnh mạch ở phía dưới đường lược (nằm ở bờ của hậu môn) bị giãn phình và tạo thành búi trĩ. Do nằm ở bờ ngoài của hậu môn nên trĩ ngoại dễ phát hiện vì sự khó chịu, đau đớn, vướng víu mà nó gây ra.

Trĩ hỗn hợp: Trĩ  hỗn hợp là tình trạng người bệnh bị cả 2 trĩ nội và trĩ ngoại.

Bị trĩ khi mang bầu thường gặp nhiều nhất là trĩ ngoại, thường khiến mẹ bầu khó chịu khi đi vệ sinh, ngồi hoặc thực hiện các hoạt động khác như đạp xe.

bi-tri-khi-mang-bau

Nguyên nhân bị trĩ khi mang bầu

Các mẹ bị trĩ khi mang bầu có thể do 1 trong các nguyên nhân dưới đây:

- Do tử cung lớn hơn để đáp ứng sự phát triển của thai nhi. Lúc này tử cung sẽ tạo 1 áp lực lớn vào xương chậu, các tĩnh mạch ở đường hậu môn-trực tràng làm các tĩnh mạch này có thể bị sưng và đau.

- Trong quá trình mang thai, hormone progesterone trong cơ thể mẹ tăng cao làm giãn các thành tĩnh mạch khiến chúng dễ bị sưng hơn dẫn đến trĩ.

- Do đặc thù giai đoạn đòi hỏi cơ thể sản phụ tăng  thể tích máu, điều này khiến tĩnh mạch bị mở rộng, từ đó góp phần tạo ra bệnh trĩ.

- Khi mang thai, do cộng hưởng từ nhiều yếu tố, các mẹ thường xuyên bị táo bón. Do vậy, việc rặn mạnh khi đại tiện trở nên thường xuyên. Áp lực đó ở hậu môn-trực tràng theo thời gian sẽ tạo ra trĩ. 

- Mẹ tăng cân không kiểm soát khi mang thai cũng có khả năng dẫn đến bệnh trĩ.

- Ngoài những nguyên nhân trên, bị trĩ khi mang bầu là hiện tượng nhiều mẹ ngồi hoặc đứng trong thời gian dài gặp phải.

Cách phòng tránh bị trĩ khi mang bầu

Để tránh bị trĩ khi mang bầu, mẹ cần nắm rõ nguyên nhân gây ra căn bệnh trên. Từ đó xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý giúp tránh xa nguy cơ bị bệnh. Dưới đây là một số cách phòng tránh trĩ hiệu quả, an toàn mẹ có thể áp dụng:

- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ: Có rất nhiều cách tốt để kết hợp nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống như các thực phẩm chứa nhiều chất xơ bao gồm các loại trái cây, các loại rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu.

bi-tri-khi-mang-bau

- Đảm bảo lượng nước hàng ngày từ 2-2,5l

- Không nhịn đại tiện. Việc nhịn đại tiện có khả năng gây táo bón dẫn đến trĩ.

- Thường xuyên vận động nhẹ nhàng, tránh nằm hoặc ngồi quá lâu và nhiều.

- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Không nên tăng cân quá nhiều, kiểm soát cân nặng tốt có thể ngăn ngừa trĩ khi mang bầu.

- Không nên dùng thuốc nhuận tràng chữa táo bón. Thuốc nhuận tràng có thể gây mất nước và có thể kích thích co bóp tử cung.

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto