Mối nguy hại khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi

21-09-2020, 5:05 pm 521

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi sẽ khiến bé gặp nhiều khó khăn trong việc hô hấp, gây đau đớn, khó chịu thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này và cách xử lý ra sao? Nếu mẹ nắm bắt được vấn đề sẽ giúp ích rất nhiều cho bé yêu đấy.

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi nguyên nhân do đâu?

Sặc sữa là hiện tượng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh xuất phát từ các vấn đề sinh lý, chăm sóc và thể trạng của các con. Lúc này khả năng kiểm soát các van ở cổ họng thông lên mũi của bé còn yếu. Mũi lại thông với cổ họng, trẻ không thể vừa thở vừa nuốt thức ăn. Khi thực hiện đồng thời, sữa rất dễ bị ọc lên mũi, gây sặc sữa.

Ngoài ra, những nguyên nhân, hoàn cảnh sau cũng góp phần gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi:

- Núm bình sữa có lỗ to hoặc nhiều lỗ khiến dòng chảy nhanh, mạnh, trẻ không nuốt kịp gây ọc sữa lên mũi

- Trẻ mất tập trung khi bú vì mải “hóng chuyện”, cười đùa.

tre-so-sinh-bi-oc-sua-len-mui

- Bú khi đang ngủ, nấc, ho, đùa nghịch.

- Bú nhanh khi bầu sữa mẹ căng mà không được tiết chế dòng chảy.

Trẻ sơ sinh ọc sữa lên mũi gây ra những tổn hại gì?

Trên thực tế, khi nuôi con mẹ có thể thấy tình trạng sặc sữa hay ọc sữa lên mùi có thể thường xuyên diễn ra. Nó có thể xảy ra 1 cách nhanh chóng, nằm ngoài tầm kiểm soát của người chăm sóc.

Nếu trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi mức độ nhẹ, con sẽ có thể gặp đôi chút khó chịu. Sữa trào lên mũi gây kích ứng và khiến bé bị đau nhức. Tuy nhiên, theo thời gian, cơn đau có thể giảm dần đi. Bé có thể khóc và ngừng sau đó vài phút khi cơn đau đã dịu lại.

tre-so-sinh-bi-oc-sua-len-mui

Nếu trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi mức độ nghiêm trọng hơn với lượng sữa nhiều, lặp lại nhiều lần, bé có thể gặp khó khăn trong việc thở. Đồng thời khiến bé bị thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển nếu không được bổ sung. Hoặc gây ra các vấn đề tâm lý như sợ phải ăn hoặc bú mẹ, hoảng hốt.

Khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi mẹ phải làm gì để kịp thời bảo vệ con?

Khi bị ọc sữa lên mũi, phần lớn trẻ sơ sinh sẽ rất sợ hãi, đau đớn và khóc nhiều. Do đó, việc mẹ cần làm lúc này là bình tĩnh, thực hiện các bước sau để con trở lại bình thường và đẩy sữa ra ngoài giúp thông đường thở.

Bước 1: Bế bé ngồi dậy

Bất kể thời điểm nào trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi, mẹ hãy bế bé ngồ thẳng dậy, để bé ho và phun sữa ra. Nếu trẻ vẫn ho thì tình trạng ọc chỉ mang tính chất tức thời, đường thở bị tắc không nhiều. Mẹ hãy sạch sữa ở miệng, mũi và các bộ phận khác.

Bước 2: Hút sữa bị ọc

Nếu bị ọc với lượng sữa nhiều, gây khó khăn cho việc hô hấp, bé trở nên tím tái, mẹ hãy ngay lập tức hút sữa từ mũi và miệng của bé. Động tác dứt khoát, nhanh, mạnh để đường thở của con thông thoáng hơn.

tre-so-sinh-bi-oc-sua-len-mui

 

Bước 3: Vỗ lưng đẩy sữa ra ngoài

Trong trường hợp bé vẫn chưa thể thở lại, mẹ hãy dốc ngược bé lên. Sau đó đặt con nằm úp lên cánh tay của mẹ, tay còn lại vỗ nhẹ vào lưng (vị trí hõm lưng giữa 2 xương bả vai) 5 cái một lần. Sau đó quan sát xem con đã trở lại bình thường chưa.

Bước 4: Ấn ngực

Nếu đã thực hiện qua 3 bước, trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi vẫn không cải thiện trạng thái. Mẹ hãy đặt con nằm ngửa. Tay cố định giữ đầu bé, tay còn lại ấn vào vùng ức dưới, dưới đường khe ngực của con 2-3cm.

Trong quá trình đó, đừng quên gọi cấp cứu hoặc bác sĩ để con được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất. Hành động nhanh nhạy, kịp thời, chính xác của người lớn là yếu tố tiên quyết giúp bé vượt qua nguy hiểm lúc này. Do đó, mẹ đừng quên ghi nhớ, trang bị những kiến thức nêu trên để tự tin hơn trên hành trình bảo vệ, chăm sóc con yêu mẹ nhé!

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto