Mẹ thiếu chất gì gây chuột rút khi mang thai?

10-08-2020, 4:46 pm 76

40 tuần hai kỳ, các mẹ bầu phải đối mặt với vô số vấn đề khó khăn. Rất nhiều mẹ tâm sự cùng Tuticare, đây là khoảng thời gian của “những lần đầu”. Trong đó có hiện tượng  chuột rút khi mang thai. Mặc dù không nguy hiểm cho mẹ và bé nhưng sự xuất hiện liên tục của nó khiến mẹ băn khoăn: liệu bản thân có đang mắc các chứng bệnh nào khác hay cơ thể bị thiếu chất gì? Hãy cùng Tuticare giải đáp để yên tâm đồng hành cùng con yêu hơn mẹ nhé!

Chuột rút khi mang thai là gì?

Chuột rút hay còn được gọi là vọp bẻ- là hiện tượng cơ bị co thắt một cách đột ngột. Hiện tượng này gây ra các cơ đau đớn dữ dội ở 1 phần cơ nào đó, đồng thời khiến cho cử động trở nên khó khăn.

Chuột rút có thể diễn ra ở bất cứ phần cơ bắp nào. Tuy vậy theo ghi nhận, chuột rút thường  xảy ra nhất ở phần bắp chân, bắp thịt đùi và hông, cơ bụng, đặc biệt là ở bàn tay, bàn chân. 

 Ở bà bầu, chuột rút có thể xuất hiện và gây nên những cơn đau bất ngờ từ tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ. Khi thai nhi lớn dần theo thời gian, các cơn đau sẽ tăng lên về mặt tần xuất. Tình trạng này có thể  xảy ra bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, chuột rút khi mang thai có thể trầm trọng và khiến mẹ bầu khó chịu hơn vào ban đêm.

Chuột rút khi mang thai không gây nguy hiểm cho mẹ hay bé. Nó chỉ khiến mẹ bầu khó khăn hơn khi sinh hoạt trong thời điểm xảy ra, đồng thời gây gián đoạn giấc ngủ nhiều hơn. Hiện tượng này có thể mất đi 1 cách tự nhiên sau khi mẹ sinh bé.

Tuy nhiên nếu thai phụ bị chuột rút kèm theo các triệu chứng như ra máu, đau mạnh ở bụng hay trên đỉnh vai, thân nhiệt tăng hoặc đau dữ đội ở đầu, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các biến chứng thai sản nguy hiểm như dọa sảy, sinh non, chửa ngoài tử cung…

Nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai

Ở người bình thường, chuột rút có thể xảy ra trong các hoạt động thể dục thể thao. Tuy nhiên hiện tượng chuột rút liên tục ở mẹ bầu hiện chưa có nghiên cứu nào khẳng định chính xác nguyên nhân. Lý giải cho hiện tượng chuột rút khi mang thai, khoa học đưa ra một số lý do sau:

- Do sự tăng lên về trọng lượng cơ thể của mẹ bầu gây ra áp lực lên các cơ, đặc biệt là cơ chân.

- Tử cung ngày càng to làm tăng áp lực lên các mạch máu chính đưa máu từ chân lên tim và các dây thần kinh từ tủy sống đến chân cung cấp máu cho tử cung cũng bị chèn ép gây cảm giác nặng nề, khó chịu.

- Hiện tượng nghén thai kỳ gây ra tình trạng mất nước khiến cơ thể mẹ bầu bị rối loạn điện giải gây nên các cơn chuột rút.

- Ngoài ra, mẹ bầu cần lưu ý, chuột rút khi mang thai còn có thể xảy ra khi cơ thể thiếu bị canxi, đặc biệt trong các tháng cuối. Sự phát triển của bé sẽ đòi hỏi 1 lượng lớn canxi để hình thành các mô xương. Do vậy, nếu không được đáp ứng đủ, cơ thể mẹ sẽ tự động "rút" canxi để truyền cho bé.

Cách phòng tránh chuột rút khi mang thai

Để hạn chế bị chuột rút, mẹ đừng quên thực hiện các mẹo sau:

- Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế. Mẹ bầu làm việc tại văn phòng tranh thủ thời gian co duỗi bắp chân và vận động hai chân sau mỗi giờ làm việc.

- Tránh làm các việc khiến cơ phải hoạt động quá sức, thay đổi tư thế đột ngột. Duy trì mọi hoạt động với nhịp độ vừa phải, nhẹ nhàng

- Tập thể dục khi mang thai với các bài tập nhẹ như yoga, đi bơi, đi bộ,… tăng quá trình trao đổi chất trong cơ thể mẹ.

- Nên thường xuyên thực hiện việc massage cơ thể. Tập trung nhiều vào các cơ quan như chân tay, các khớp để giúp máu lưu thông tốt hơn. Đồng thời các cơ cũng được thư giãn nhiều hơn.

- Sử dụng các loại gối kê chân, kê bụng giúp giảm áp lực của thai nhi lên cơ thể. Máu lưu thông tốt hơn, mẹ bầu cũng dẽ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

- Uống canxi đầy đủ. Bổ sung đều đặn hàng ngày với lượng phù hợp theo từng giai đoạn của thai kỳ.

 

- Trong thực đơn hàng ngày, các mẹ bầu cần chú ý bổ sung thực phẩm giàu kali, magiê, đặc biệt là canxi (thịt, cá, trứng, rau - củ - quả, đặc biệt là chuối, nho khô, lê,…).

- Uống nhiều nước, tốt nhất nên bổ sung mỗi ngày từ 2 – 2,5 lít nước để hạn chế tình trạng mất nước.

- Nên dành thời gian để nghỉ ngơi. Luôn để tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.

- Tắm bằng nước ấm. Ngâm chân trong nước nóng được pha với ít muối và gừng để tránh bị chuột rút vào ban đêm.

Cách khắc phục chuột rút khi mang thai

Chuột rút khi mang thai gây nên những cơ đau khó chịu. Để khắc phục tức thì, mẹ nên duỗi thẳng tay chân. Đồng thời thực hiện massage, xoa bóp vùng cơ bị đau. Sau 1 vài phút mẹ có thể thấy các cơ được xoa dịu, vùng cơ trở về bình thường, cảm giác đau cũng tan biến.

 

Để mẹ bầu trải qua 40 tuần thai an toàn, bình an nhất không chỉ đòi hỏi sự tự chăm sóc bản thân mà còn cả sự quan tâm của các bố cùng các thành viên trong gia đình. Tuticare chúc tất cả các mẹ có 1 thai kỳ luôn khỏe mạnh, hạnh phúc, luôn đón nhận được yêu thương đủ đầy.

 

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto