Làm gì để giảm đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu?

10-08-2020, 4:32 pm 76

Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu có thể là hiện tượng bình thường ở nhiều mẹ. Nhưng ở một số mẹ khác, đây là hiện tượng khó chịu ảnh hưởng đến cả tâm lý và sinh hoạt. Làm gì để giúp giảm các cơn đau này, mời mẹ cùng tham khảo bài viết sau.

Nguyên nhân gây đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu

Cảm giác đau rấm rứt, âm ỉ như đau bụng kinh khi mang thai tháng đầu chủ yếu đến từ nguyên nhân phôi thai đang làm tổ trong tử cung. Việc “bám rễ” của phôi gây ra các cơn đau kéo dài trong 1 vài ngày. Thậm chí còn làm xuất hiện máu báo thai.

Ngoài ra, đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu còn đến từ việc co giãn cơ, dây chằng do tử cung to dần lên để bao bọc thai nhi. Hoặc hiện tượng nghén khiến mẹ bầu gặp 1 số vấn đề về đường ruột, tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, táo bón…

Đây là hiện tượng xuất phát từ các nguyên nhân tự nhiên, không gây ảnh hưởng tới sự an toàn của mẹ và bé.

dau-bung-duoi-khi-mang-thai-thang-dau

Các cách làm giảm đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu

Để làm giảm các cơn đau bụng khi mang thai tháng đầu, đòi hỏi mẹ phải có các biện pháp tác động từ cả bên trong lẫn bên ngoài.

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng, lành mạnh. Ưu tiên các thực phẩm tốt cho quá trình phát triển của thai nhi như trái cây, các loại rau xanh, cá béo… Hạn chế thức ăn nhiều gia vị, đồ ăn chế biến sẵn hoặc thực phẩm có nguy cơ gây xảy thai như rau ngót, dứa xanh, ngải cứu, đu đủ xanh…

- Vận động nhẹ nhàng có thể giúp mẹ cải thiện tình trạng đau bụng khi mang thai tháng đầu. Ngoài ra, nó còn giúp mẹ lưu thông máu tốt hơn, giảm tình trạng táo bón, giữ nước hay mệt mỏi do thai nghén gây ra. Mẹ có thể thực hiện các bài tập tại chỗ, yoga hay đi bộ. Với các mẹ công sở, thay vì ngồi cả ngày, hãy đứng lên đi lại mỗi khi có dịp.

- Thực hiện các bài massage có lợi cho mẹ bầu. Tắm bằng nước ấm và lựa chọn trang phục rộng thoáng, thoải mái, mặc dù lúc này bụng mẹ vẫn chưa thực sự nhìn rõ.

- Đây là giai đoạn mẹ hay gặp tình trạng táo bón. Do vậy hãy ăn nhiều thực phẩm có chất xơ hơn, bổ sung các lợi khuẩn tự nhiên từ sữa chua, đặc biệt là uống nhiều nước.

- Không đứng quá lâu. Khi ngồi nên kê chân cao, giúp chân không bị tê bì, xuống máu, tích nước gây phù nề.

- Bổ sung nguồn vi chất như vitamin tổng hợp, canxi, các khoáng chất khác… đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của thai nhi.

dau-bung-duoi-khi-mang-thai-thang-dau

- Nghỉ ngơi nhiều hơn. Khi bị đau bụng, có thể nằm xuống, thư giãn cơ thể và loại bỏ mọi lo lắng, stress.

Khi nào đau bụng dưới khi mang thai trở nên nguy hiểm?

Đa số những cơn đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu là bình thường. Có thể giảm hoặc mất đi qua thời gian. Tuy nhiên, ở 1 số trường hợp, đau bụng dưới khi mang thai cảnh báo các biến chứng nguy hiểm. Lúc này, mẹ cần gặp bác sĩ ngay để được khám và nhận các chỉ dẫn cụ thể:

- Sau khi nằm xuống, nghỉ ngơi mà tình trạng đau bụng tăng lên, đau dữ dội từng cơn.

- Ngoài đau bụng, mẹ thấy xuất hiện các dấu hiệu đi kèm tình trạng ra máu đen như bã cà phê đồng thời có dấu hiệu đi ngoài, buồn nôn, ói mửa, choáng váng, mệt mỏi ngất xỉu… Rất có thể đây là các dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu đang chửa ngoài dạ con.

dau-bung-duoi-khi-mang-thai-thang-dau

- Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu mức độ nặng, mỗi lúc 1 dồn dập kèm theo hiện tượng ra máu tươi và máu đông ở dạng cục… đây là dấu hiệu của dọa xẩy hoặc xẩy thai.

Mang thai là thời kỳ nhạy cảm với tất cả phụ nữ. Do vậy, mẹ hãy lên kế hoạch thật chi tiết để chăm sóc bản thân và con yêu toàn diện nhất, giúp 40 tuần mang thai sẽ là trải nghiệm tràn ngập yêu thương, đáng nhớ nhé!

 

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto