Mẹ nên làm gì để hạn chế trẻ sơ sinh bị sốt khi tiêm phòng.

01-10-2020, 4:21 pm 1028

Trẻ sơ sinh bị sốt khi tiêm phòng là một hiện tượng thường gặp. Đó chỉ là phản ứng của cơ thể đối với vacxin. Những lưu ý và cách chăm sóc trẻ để giảm bớt tình trạng này.

Những lưu ý trước khi cho trẻ đi tiêm phòng.

Bạn nên đảm bảo rằng trẻ có sức khỏe hoàn toàn bình thường trước khi đi tiêm. Nếu trẻ bị sốt hoặc đang sử dụng thuốc thì hãy nên chờ vài ngày trước khi cho trẻ đi tiêm.

Mỗi loại vắc xin chống chỉ định với từng nhóm trẻ sơ sinh khác nhau. Chẳng hạn với vắc xin phòng lao, những trẻ sinh non, cân nặng dưới 2,5 kg phải tạm thời lùi thời điểm tiêm. Vắc xin được tiêm trong tháng đầu tiên đến 2 tháng tuổi. Vì vậy, trước khi đi tiêm phòng cho trẻ, mẹ cần tìm hiểu xem trẻ có thuộc đối tượng tiêm phòng hay không, đồng thời trao đổi với bác sĩ về tình hình hiện tại của trẻ.

tre-so-sinh-bi-sot-khi-tiem-phong

Nếu chưa có đầy đủ kiến thức về các loại vacxin thì mẹ nói chuyện với bác sĩ trước những tình trạng sức khỏe của con mình.

Không để trẻ bị đói trước khi tiêm chủng sẽ dễ gây nên hạ đường huyết.

Mẹ có thể áp dụng phương pháp Đông y để hạn chế trẻ sơ sinh bị sốt khi tiêm phòng: Trước hôm cho trẻ đi tiêm mẹ có thể ăn rau tía tô. Theo đông y thì rau tía tô có tác dụng giải cảm, hạ sốt và giải độc rất tốt. Mẹ có thể rửa sạch ăn sống hoặc nấu cháo tía tô cũng rất tốt. Rồi cho trẻ bú nhiều sữa mẹ trước 1,2 ngày trước khi đi tiêm.
Liều lượng mỗi lần cho trẻ đi tiêm phòng. Hai loại vacxin sống không nên tiêm gần nhau trong khoảng thời gian 4 tuần. Vắc xin sống như lao, sởi, thủy đậu…

Việc tiêm nhiều mũi tiêm trong một lần tiêm phòng có thể khiến trẻ bị phản ứng, dị ứng và khó theo dõi do không biết cơ thể trẻ phản ứng với loại vắc xin nào. Do đó, tốt nhất mẹ nên tiêm một loại vắc xin cho một lần tiêm chủng. Hoặc nên tiêm 2 loại vacxin trở lên thì mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm chủng.

Tại sao trẻ sơ sinh bị sốt khi tiêm phòng?

Trẻ sơ sinh bị sốt khi tiêm phòng là một phản ứng thường gặp sau khi tiêm chủng. Khi bé được tiêm vacxin thì hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng và xuất hiện một số phản ứng sau tiêm chủng trong đó có sốt để:

- Tạo ra kháng thể với mầm bệnh trong vacxin.

- Hệ thống miễn dịch sẽ ghi nhớ và tìm cách tiêu diệt nó.

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt khi tiêm phòng.

tre-so-sinh-bi-sot-khi-tiem-phong
Sau khi tiêm chủng mẹ nên để cho trẻ ở lại để theo dõi từ 15-30 phút để đề phòng việc sốc phản vệ.

Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ bình thường. Mẹ vẫn nên duy trì việc uống lá tía tô và cho con bú để giảm tình trạng trẻ sơ sinh bị sốt khi tiêm phòng.

Mẹ lau người bằng nước ấm cho trẻ nếu trẻ sốt nhẹ 37.50C đến 38.50C. Khi trẻ bị sốt, mẹ cần kiểm tra nhiệt độ của trẻ 2 - 3 giờ/lần hoặc 15-30 phút/lần nếu trẻ bắt đầu sốt trên 380C. Nếu trẻ không có hiện tượng bất thường thì phản ứng sốt sau khi tiêm chủng chỉ kéo dài từ 1-2 ngày là hết.

Trẻ bị sốt mẹ nên mặc quần áo thông thoáng để hạ nhiệt cho trẻ.

Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ mẹ nên sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ. Nhưng liều lượng thuốc hạ sốt phụ thuộc vào độ tuổi và cân nặng của trẻ. Vì vậy, mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt.

Những việc mẹ cần lưu ý trước khi tiêm chủng và cách chăm sóc trẻ sẽ làm hạn chế việc trẻ sơ sinh bị sốt khi tiêm phòng.

 

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto