Chuột rút khi mang thai tháng đầu làm gì để không còn đau nhói

26-08-2020, 4:09 pm 137

Chuột rút khi mang thai tháng đầu có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong ngày. Sự xuất hiện bất chợt gây ra những cơn đau nhức nhối cho mẹ. Hiện tượng này xuất phát từ đâu? ngăn ngừa nó như thế nào? Mời mẹ tham khảo bài viết sau:

Chuột rút là gì?

chuot-rut-khi-mang-thai-thang-dau

Chuột rút -vọp bẻ- là tình trạng cơ co thắt đột ngột gây ra các cơ đau đớn dữ dội ở 1 phần cơ nào đó, khiến cho cử động trở nên khó khăn. Chuột rút diễn ra nhiều nhất ở phần bắp chân, bắp đùi, hông, cơ bụng, đặc biệt là ngón tay, chân. 

Ở phụ nữ, chuột rút có thể là dấu hiệu báo thai sớm. Sau khi trứng được thụ tinh, hợp tử di chuyển về phía tử cung để làm tổ. Thời điểm này có thể xuất hiện hiện tượng chuột rút ở mẹ bầu. Hiện tượng này thường xảy ra khoảng 6 − 12 ngày sau khi thụ tinh thành công.

Chuột rút sinh lý khi mang thai không gây nguy hiểm cho thai kỳ. Sự xuất hiện của nó có thể chỉ gây cho mẹ cảm giác đau đớn tức thì hoặc làm gián đoạn giấc ngủ. Khi mẹ sinh bé, hiện tượng này có thể mất đi 1 cách tự nhiên.

Tuy nhiên, khi chuột rút đi các triệu chứng như ra máu âm đạo, đau nhiều ở bụng dưới, trên đỉnh vai; nhiệt độ cơ thể tăng hoặc đau dữ đội ở đầu, cần nhanh chóng đưa sản phụ đến các cơ sở y tế. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sảy thai, chửa ngoài tử cung…

Nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai tháng đầu

Chuột rút là hiện tượng phổ biến khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao. Tuy nhiên hiện tượng chuột rút ở mẹ bầu lại xảy ra ngay cả khi không có hoạt động nào. Hiện chưa khẳng định được chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Lý giải tình trạng chuột rút khi mang thai tháng đầu, 1 số chuyên gia lý giải như sau:

- Tử cung phát triển làm tăng áp lực lên 1 số mạch máu đưa máu từ chân lên tim. Đồng thời, dây thần kinh từ tủy sống đến chân cũng bị chèn ép gây cảm giác nặng nề, khó chịu. Từ đó làm xuất hiện chuột rút khi mang thai tháng đầu.

- Hiện tượng nghén thai kỳ khiến mẹ bị mất nước nhiều hơn. Tình trạng này gây rối loạn điện giải tạo nên các cơn chuột rút khi mang thai tháng đầu.

- Ngoài ra, mẹ bầu cần lưu ý, chuột rút khi mang thai đầu còn có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu canxi của cơ thể. Cùng với thiếu sắt, đây là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai.

Cách phòng tránh chuột rút khi mang thai tháng đầu

Để hạn chế bị chuột rút khi mang thai tháng đầu, mẹ hãy nhớ các mẹo này:

- Không đứng, ngồi quá lâu. Nếu công việc yêu cầu, mẹ tranh thủ thời gian co duỗi bắp chân; vận động hai chân, tay trong giờ làm việc.

chuot-rut-khi-mang-thai-thang-dau

- Không hoạt động, mang vác nặng, quá sức. Duy trì các hoạt động 1 cách nhẹ nhàng, bình ổn, tránh thay đổi tư thế đột ngột.

- Tập yoga, đi bơi, đi bộ,… để giúp tuần hoàn tốt hơn và quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn.

- Massage cơ thể thường xuyên, đặc biệt là các vị chân tay, các khớp để giúp máu lưu thông, các cơ được thả lỏng, thư giãn. Đây là cách làm hiệu quả làm giảm chuột rút khi mang thai tháng đầu.

chuot-rut-khi-mang-thai-thang-dau

- Sử dụng các loại gối bầu chữ C hoặc chữ U kê chân, kê lưng giúp cơ thể thư giãn, giảm thiểu tình trạng phù nề chân tay.

- Uống các viên uống bổ sung vi khoảng chất đầy đủ, đặc biệt là các vitamin, canxi đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ hoặc nhà sản xuất.

- Bổ sung thực phẩm giàu kali, magiê, đặc biệt là canxi từ sữa, trứng, cá, các loại thịt đỏ và rau xanh đậm.

- Uống nước đủ đều đặn mỗi ngày. Lượng chất lỏng nạp vào mỗi ngày cần 2-2,5 lít.

- Nghỉ ngơi cả thể chất, tinh thần nhiều hơn.

- Tắm bằng nước ấm hoặc ngâm chân trong nước ấm pha muối và gừng để tránh bị chuột rút khi mang thai tháng đầu vào ban đêm.

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto