Bà bầu đau bụng dưới có phải bất thường không?

19-03-2020, 2:52 pm 8774

Bà bầu đau bụng dưới là dấu hiệu đầu tiên cho thấy thai nhi đang gặp nguy hiểm. Tuy nhiên mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng tình trạng xảy thai sẽ xảy ra, do vẫn còn nhiều dấu hiệu khác đi kèm. 

Những dấu hiệu bình thường khi mang thai đau bụng dưới

Theo các chuyên gia, tình trạng đau bụng lâm râm khi mang thai trong những tháng đầu tiên là bình thường. Trong tháng đầu tiên, bạn sẽ cảm nhận rõ những cơn đau lâm râm, đây là dấu hiệu cho biết thai nhi đang bắt đầu làm tổ, nhất là khi thai đã bám vào tử cung, cảm giác này càng rõ ràng hơn. Các cơn đau xuất hiện cũng có thể là do cơn ốm nghén đang “hoành hành”. Và thường thì tình trạng này sẽ giảm dần sau 2-3 ngày.

Vào những tháng về sau, các cơn đau vẫn có thể xuất hiện trở lại do sự căng cơ và dây chằng vì phải nâng đỡ tử cung ngày càng lớn. Mẹ bầu thường hay cảm thấy đau bụng khi ho, ngồi xổm hoặc đứng dậy. Hơn nữa, cảm giác đau cũng xuất hiện vào tháng cuối trước sinh do dịch vị tăng, bị đầy bụng.

Khi nào mang thai đau bụng dưới là bất thường

Những cơn đau bụng sẽ trở nên bất thường và trở nên nguy hiểm khi nó đi kèm với các dấu hiệu sau:

Đau bụng dữ dội kèm theo tình trạng ra máu đen lợn cợn như bã cà phê, đi ngoài, buồn nôn, ói mửa, choáng váng, mệt mỏi, suy kiệt do chảy máu trong, ngất xỉu. Tất cả những dấu hiệu này cho thấy rất có thể mẹ bầu đang mang thai ngoài dạ con. 

Đau bụng từng cơn, cảm giác đau không có xu hướng giảm, nhưng lại tăng lên, khoảng cách cơn đau càng lúc càng dồn dập và đột ngột biến mất. Kèm theo đó là hiện tượng ra máu tươi kèm máu cục. Đây là những dấu hiệu của hiện tượng dọa sảy thai. Mẹ bầu sẽ hết đau bụng khi thai hoàn toàn bị đẩy ra khỏi buồng tử cung. Khi xuất hiện những dấu hiệu trên, mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay lập tức.

Giải pháp giúp giảm tình trạng mang thai đau bụng dưới

Thư giãn: Một trong những nguyên nhân khiến tình trạng đau bụng dưới của mẹ bầu càng ngày càng tồi tệ hơn chính là tình trạng mệt mỏi, căng thẳng khi mang thai. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến bản thân người mẹ mà sức khỏe của thai nhi cũng bị ảnh hưởng theo. Do đó, để giảm bớt tình trạng bị đau bụng, mẹ bầu nên giữ cho mình một tinh thần thoải mái, thư giãn đầu óc, tránh bực tức hay suy nghĩ tiêu cực. Khi bị đau bụng hãy ngồi xuống, nhấc chân cao để thư giãn, như vậy bụng mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều. Mẹ bầu nên giữ cho mình một tinh thần thoải mái, thư giãn đầu óc, tránh bực tức hay suy nghĩ tiêu cực để hạn chế tình trạng đau bụng dưới khi mang thai

Tùy theo vị trí cũng như những dấu hiệu đi kèm, bạn có thể xác định mức độ nguy hiểm của cơn đau.

1. Đau lâm râm

Cảm giác đau lâm râm bụng trong những tuần đầu tiên làm bạn lo lắng? Theo các chuyên gia, thay vì lo, bạn nên cảm thấy vui, bởi đây là dấu hiệu cho thấy trứng thụ tinh đang bám vào tử cung và bắt đầu phát triển. Cảm giác tưng tức vùng bụng dưới này thường chỉ kéo dài 2-3 ngày và có xu hướng giảm dần.

Trong những giai đoạn sau của thai kỳ, cảm giác đau lâm râm vùng bụng dưới có thể do sự giãn cơ và dây chằng nâng đỡ bụng. Nếu là nguyên nhân này, mẹ bầu sẽ cảm thấy đau bụng khi thay đổi tư thế, đứng lên ngồi xuống hoặc khi ho, hắt hơi.

2. Những cơn đau quặn bụng dưới khi mang thai

Đau bụng dưới khi mang thai kèm triệu chứng buồn nôn, xuất huết âm đạo có thể là báo động đỏ của sảy thai, sinh non, mang thai ngoài tử cung hoặc tiền sản giật… Những cơn đau trong trường hợp này không còn đau âm ỉ mà chuyển thành cơn co thắt, đau quặn từng cơn ở phần bụng dưới và tử cung.

80% những trường hợp đau bụng khi mang thai dữ dội kèm ra máu là dấu hiệu bất thường. Vì vậy, nếu gặp trường hợp này, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

3. Đau bụng dưới bên trái hoặc phải khi mang thai

Rất nhiều mẹ bầu chỉ cảm thấy đau một bên bụng trái hoặc phải khi mang thai. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ đang gặp vấn đề với hệ tiêu hóa, hệ thống sinh sản hoặc tiết niệu. Tùy theo vị trí cơn đau, vấn đề mẹ bầu gặp phải sẽ khác nhau.

Cùng là vấn đề liên quan hệ tiêu hóa, nhưng nếu đau bụng dưới bên trái, mẹ bầu đang có nguy cơ bị táo bón, nhiễm trùng đường ruột, bệnh viêm ruột… Ngược lại, đau bụng dưới bên phải khi mang thai có thể do viêm ruột thừa, tắc nghẽn ruột hoặc viêm đại tràng.

4. Đau tức bụng dưới

Giống như cảm giác đau lâm râm, đau âm ỉ, những cơn đau tức bụng dưới cũng có thể do dây chằng bị căng giãn theo quá trình phát triển của thai nhi.

Hệ tiêu hóa có vấn đề cũng là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng đau tức bụng dưới khi mang thai. Sự thay đổi hormone trong thai kỳ làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn kết hợp với việc tử cung gia tăng kích thước, chèn ép trực tràng làm hệ tiêu hóa hoạt động kém, dẫn đến bà bầu bị đầy bụng, khó tiêu thậm chí táo bón.

Để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, mẹ bầu nên tăng cường rau xanh, trái cây, thực phẩm chứa lợi khuẩn như sữa chua, đồng thời uống thật nhiều nước. Nếu khả năng tiêu hóa không tốt, bà bầu có thểể cân nhắc uống các loại vitamin bầu như Elevit cho bà bầu, Blackmores pregnancy iron, Bio island để bổ sung dưỡng chất cần thiết cho mẹ và bé.

5. Đau buốt bụng dưới

Nếu bị đau buốt bụng dưới mỗi lần đi vệ sinh, nguy cơ mẹ bầu bị nhiễm trùng đường tiểu rất cao. Một số dấu hiệu nhiễm khuẩn đường tiểu cần lưu ý:

Tần suất đi vệ sinh cao, nhất là vào buổi tối.

Cảm giác đau rát khi đi tiểu.

Nước tiểu có mùi, màu bất thường. Một số trường hợp nước tiểu có thể lẫn máu.

Nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như sảy thai, sinh non, viêm bàng quang, viêm thận… Ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường, mẹ bầu nên đến bệnh viện để kiểm tra.

Mang thai đau bụng dưới khi nào cần tới gặp bác sĩ

Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây kèm theo đau bụng hoặc khó chịu:

  • Đau dữ dội hoặc dai dẳng.
  • Xuất hiện tình trạng chảy máu.
  • Sốt.
  • Ớn lạnh.
  • Xả âm đạo.
  • Mê sảng.
  • Khó chịu khi đi tiểu.
  • Buồn nôn và ói mửa.

Nếu bạn bị đau nhẹ và không có triệu chứng gì nghiêm trọng hơn, hãy thử các mẹo sau để giảm đau bụng:

  • Di chuyển xung quanh hoặc tập một số bài tập nhẹ nhàng để giảm đau.
  • Tắm bằng nước ấm (không nên sử dụng nước nóng để tắm).
  • Uốn cong người về phía cơn đau.
  • Uống nhiều nước (Mất nước có thể gây ra các cơn co thắt Braxton-Hicks).
  • Thử nằm xuống nhẹ nhàng, có thể làm giảm đau do các cơn co thắt Braxton-Hicks gây ra.
 

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto