Mang thai bị đau bụng hay chỉ là tình trạng tiền kinh nguyệt?

19-03-2020, 1:54 pm 408

Mang thai bị đau bụng hay chỉ là tình trạng tiền kinh nguyệt?

Tiền kinh nguyệt và mang thai sớm có một vài triệu chứng giống nhau khiến các mẹ hay nhầm lẫn. Chính điều này khiến phụ nữ khó khăn khi xác định mình đang mang thai hay không. Để giúp chị em phân biệt rõ hơn điều này, Siêu thị mẹ và bé TutitCare sẽ giúp mẹ qua bài viết sau nhé. 

Nguyên nhân mẹ bị đau bụng là gì? Có phải do mang thai?

Đau bụng kinh: Trong thời kỳ kinh nguyệt, tử cung co bóp để thải ra chất đệm lót tử cung. Hormone prostaglandin gây ra các cơn co thắt cơ tử cung, gây đau bụng kinh. Ngoài ra, còn có thể do mắc phải một số bệnh lý phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm vùng chậu, hẹp cổ tử cung,...

Đau bụng do mang thai: Có thể đến từ những nguyên nhân không đáng lo ngại như táo bón, quá trình làm tổ của thai nhi, giãn dây chằng, đầy bụng, khó tiêu,... Tuy nhiên, đau bụng dữ dội khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề nguy hiểm có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và thai nhi như thai ngoài tử cung, sảy thai, dọa sinh non, tiền sản giật, rau bong non. Bạn đọc thêm về các triệu chứng đau bụng dưới của bà bầu tại đây: https://www.tuticare.com/cam-nang-cua-me/mang-thai/dau-hieu-va-trieu-chung/mang-thai-dau-bung-duoi-co-phai-bat-thuong-khong-4613.html

Sự giống nhau giữa đau bụng khi mang thai và đau bụng kinh

  • Nhức đầu: nhức đầu có thể là triệu chứng của thai kỳ. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ cũng bị đau đầu hoặc đau nửa đầu trước kỳ kinh nguyệt.
  • Đau lưng: triệu chứng này có thể xảy ra khi kỳ kinh nguyệt của chị em đang đến gần. Nhưng nó cũng có thể là một triệu chứng của việc mang thai.
  • Thay đổi tâm trạng: thay đổi tâm trạng là điều diễn ra khá phổ biến ở cả hội chứng tiền kinh nguyệt lẫn mang thai sớm. Những thay đổi này có thể bao gồm trầm cảm, lo lắng, cáu kỉnh...
  • Táo bón: hormone Progesterone có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, trong đó có táo bón. Do nồng độ progesterone tăng lên trong nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt nên táo bón có thể xuất hiện ở phụ nữ khi sắp đến kỳ. Tương tự, sự thay đổi nội tiết tố của thai kỳ có thể gây ra táo bón.
  • Đi tiểu nhiều: chị em có thể sẽ đi tiểu nhiều hơn nếu đang mang thai hoặc sắp có kinh nguyệt.
  • Đau ngực: điều này có thể xảy ra trong thai kỳ hoặc trước kỳ kinh nguyệt. Chị em có thể cảm thấy ngực nặng, đau hoặc nhạy cảm.

Khác nhau giữa mang thai bị đau bụng và có kinh nguyệt bị đau bụng

1. Chảy máu

Khi mang thai: Việc rỉ máu đôi khi xảy ra vào khoảng thời gian phôi được cấy vào tử cung trong thời kỳ đầu mang thai. Những đốm máu nhỏ này thường có màu hồng hoặc nâu đậm. Thông thường, nó xảy ra sau khi thụ thai từ 10-14 ngày. Tuy nhiên, lượng máu rất ít không đủ để thấm hết miếng giấy thấm hoặc tampons.

Tiền kinh nguyệt: nếu đang trong giai đoạn tiền kinh nguyệt, chị em sẽ không bị chảy hoặc rỉ máu. Chỉ khi kỳ kinh bắt đầu, máu kinh mới xuất hiện.

2. Mệt mỏi

Khi mang thai: Đã chỉ ra rằng mệt mỏi là triệu chứng sớm của thai kỳ. Mức progesterone tăng vọt khiến chị em cảm thấy buồn ngủ và uể oải. Mệt mỏi có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong thai kỳ.

Tiền kinh nguyệt: nguyên nhân là do nồng độ hormone giảm mạnh có thể gây ra mệt mỏi cho cơ thể người phụ nữ trước kỳ kinh. Tuy nhiên, sự mệt mỏi trong giai đoạn tiền kinh nguyệt có thể biến mất khi bắt đầu có kinh hoặc sau khi hết kinh nguyệt.

3. Thèm ăn hoặc cảm thấy khó chịu với thực phẩm

Khi mang thai: Thường thì bà bầu sẽ có cảm giác thèm ăn đặc biệt dữ dội hơn so với trong giai đoạn trước kỳ kinh. Ngoài ra, phụ nữ nếu có thai sẽ cảm thấy khó chịu với một số thực phẩm hoặc mùi thức ăn.

Tiền kinh nguyệt: Phụ nữ có thể cảm thấy thói quen ăn uống của mình thay đổi trước mỗi kỳ “đèn đỏ”. Chị em có thể rất thèm các đồ ăn ngọt như socola, đường hoặc thức ăn mặn. Tuy nhiên, những cơn thèm ăn này không cùng mức độ khi mang thai.

4. Buồn nôn và nôn

Khi mang thai: Một trong những dấu hiệu điển hình của thai kỳ là ốm nghén. Thường thì một tháng sau khi mang thai, chị em sẽ cảm thấy buồn nôn và nôn. Tuy nhiên chỉ có khoảng 25-55% gặp phải tình trạng này.

Tiền kinh nguyệt: Đây không phải là triệu chứng phổ biến khi sắp đến kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, một số khó chịu về tiêu hóa như buồn nôn có thể đi kèm với hội chứng tiền kinh nguyệt.

5. Chuột rút

Khi mang thai: Phụ nữ có thể bị chuột rút nhẹ khi ở đầu thai kỳ. Những cơn chuột rút này có thể giống với lúc sắp đến kỳ “đèn đỏ”, tuy nhiên chúng sẽ nằm ở phía bụng dưới hoặc lưng dưới. Nếu đã có tiền sử sảy thai, chị em đừng nên bỏ qua những triệu chứng này. Nếu các cơn chuột rút đi kèm với chảy máu hoặc bất kỳ dấu hiệu nào bất thường thì phải gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

Tiền kinh nguyệt: Trước khi có kinh từ 24-48 giờ thì phụ nữ có thể bị chuột rút (đau bụng kinh). Cơn đau sẽ có thể giảm dần trong kỳ kinh và biến mất khi hết kinh.

Cách làm giảm tình trạng mang thai bị đau bụng và đau bụng do có kinh nguyệt

1. Với người bị đau bụng kinh:

  • Tập thể dục nhẹ nhàng.

Ngâm mình trong bồn tắm nóng, hoặc bạn có thể sử dụng túi chườm nóng để lên bụng. Đây là một phương pháp đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu và không có tác dụng phụ.

  • Hạn chế căng thẳng.

Tránh rượu và các chất kích thích vì những chất này khiến cơn đau bụng trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài ra, nếu cơn đau nặng và kéo dài hay do bệnh lý gây ra, bạn có thể đến bệnh viên khám để được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau, kiểm soát nội tiết tố hay phẫu thuật.

  • Có một cách đặc biệt để giảm đau bụng kinh mà ít người biết, đó là quan hệ tình dục.

Trong lối sống hàng ngày, bạn nữ nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bổ sung thực phẩm giàu vitamin E, vitamin B1, vitamin B6, axit béo Omega-3 và magie. Ngoài ra, bạn nên ngủ đủ và tập thể dục đều đặn để giảm nguy cơ đau bụng kinh nguyệt. Đây có thể là những cơn đau để cơ thể báo hiệu với bạn rằng bạn cần chăm sóc chính mình nhiều hơn nữa.

2. Với người đau bụng khi có thai:

  • Đau bụng khi có thai có thể xuất hiện do đứng quá lâu, vì thế mẹ bầu nên hạn chế đứng lâu, cố gắng ngủ và nghỉ ngơi nhiều.
  • Uống nhiều nước hơn mỗi ngày, hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn để tránh táo bón, gây đau bụng khó chịu.
  • Ăn đủ bữa và đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau và trái cây đặc biệt là chuối hoặc nho khô để bổ sung canxi, kali, nước, bổ sung khoáng chất cần thiết. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn các thực phẩm bổ sung.
  • Vận động thường xuyên. Mẹ bầu nên lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng và phù hợp với bà bầu như yoga, pilates.
  • Kê chân bằng một chiếc ghế thấp khi ngồi.
  • Massage nhẹ nhàng hàng ngày, tắm nước nóng để thư giãn cơ thể.

Nhìn chung, bí quyết lớn nhất để giảm đau bụng kinh và đau bụng khi có thai là bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể và vận động thường xuyên. Ngoài ra, hãy nghỉ ngơi và chăm sóc mình thật tốt, đặc biệt là khi chuẩn bị đến kì kinh nguyệt hay đang mang thai. Bạn nữ đã xác định mình có thai nên cân nhắc uống thêm các loại vitamin bổ dưỡng như elevit momostelinbio island dha.

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto