Mang thai 3 tháng cuối đã có sữa non có nguy hiểm không?

20-03-2020, 3:48 pm 2917

Mang thai 3 tháng cuối mẹ bầu thường để ý tới việc chăm sóc bầu vú của mình hơn. Nhiều mẹ bầu sẽ lo lắng về việc sữa sẽ về ít sau khi sinh. Tuy nhiên, mẹ có biết, ngay từ tuần thứu 27 của thai kỳ, cơ thể người mẹ đã bắt đầu tiết ra sữa non. Mặc dù lượng sữa lúc này không nhiều, nhưng vẫn đủ cung cấp cho bé ngay khi mới chào đời. 

Hàm lượng năng lượng trong sữa non thường vô cùng cao nên mỗi ngày, bé chỉ cần uống vài ml là đủ mẹ nhé. Mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt để cung cấp năng lượng cho bé ngay khi chào đời.

Một điều quan trọng nữa mẹ cần lưu ý là mẹ không nên để bụng rỗng khi đến thời điểm sinh con.

Trong thời gian chuyển dạ, mẹ có thể ăn các loại thức ăn nhẹ như cháo, súp và uống thêm nước. Điều này sẽ kích thích quá trình tạo sữa trong thời gian chuyển dạ, giúp mẹ sớm có sữa sau sinh.

Tiết sữa non khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

Việc tiết sữa non khi mang thai từ tháng thứ 7 trở đi là hiện tượng rất bình thường. Đầu tiên, người mẹ sẽ thấy xuất hiện ở đầu ti những gợn trắng, dấu hiệu này cho biết mẹ chuẩn bị tiết sữa non. Khoảng một vài ngày sau đó, người mẹ mới xuất hiện dấu hiệu tiết sữa thật sự, sữa non có màu vàng, đặc dính. Tiết sữa non quá sớm khi sữa tiết ra sớm hơn (từ tháng thứ 5 trở về trước) thì bạn nên đi khám. Đó có thể là dấu hiệu cho biết thay đổi nội tiết trong cơ thể.

Nếu trong sữa non có lẫn máu, bạn không nên quá lo lắng, đây có thể là do sự phát triển quá nhanh về số lượng của các mạch máu, tập trung quanh vùng ngực. Điều này không gây nguy hiểm gì về sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sữa non có lẫn máu quá nhiều, đầu ngực bị căng tức thì bạn nên đi khám ngay.

Cách vệ sinh đầu ngực khi mang thai 3 tháng cuối

Vào 3 tháng cuối, đầu ngực của mẹ bầu bắt đầu chuyển sang màu đen, quầng vú đậm màu hơn và đầu ngực thường tiết ra những giọt sữa non đầu tiên. Vì vậy để bảo vệ nguồn dinh dưỡng cho con, người mẹ cần lưu ý các phương pháp chăm sóc nhũ hoa trong thời kỳ thai sản như sau:
Để có thể vệ sinh đầu ti đúng cách thì người mẹ sẽ cần phải giữ vệ sinh cơ thể trước tiên. Trong lúc tắm, mẹ có thể vệ sinh bầu ngực bằng nước ấm. Sử dụng khăn mềm để lau quanh núm vú, lau sạch đi lượng sữa non khô bao quanh đầu ngực và mẹ nên hạn chế dùng đến xà phòng để vệ sinh ngực sẽ gây khô nứt núm vú.
Khi đang tắm, mẹ có thể tận dụng lúc da đang mềm và dùng ngón tay (không dùng móng tay) để nặn nhẹ đầu vú để cho ra một ít sữa non làm thông thoáng các lỗ tiết và phòng tránh nguy cơ tắc tuyến sữa sau này.

Nếu như đầu ti của mẹ bị thụt vào trong ở một bên hay cả hai bên thì mẹ sẽ cần xử lý kịp thời để không làm ảnh hưởng đến việc bú sữa của con. Mẹ cũng cần rửa sạch đầu ti và massage quanh bầu ngực và thực hiện theo hướng ngược lại để ngực giảm đau nhức và căng tức.

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto