Mang thai bao lâu thì mẹ bầu ốm nghén, triệu chứng và cách khắc phục tình trạng

19-03-2020, 3:11 pm 1261

Mang thai bị ốm nghén là những biểu hiện khó chịu xảy ra từ giai đoạn đầu của mang thai. Triệu chứng nổi bật là nôn và nôn ói trong quá trình mang thai. Bao lâu thì mẹ xuất hiện triệu chứng ốm nghén các giảm tiểu tình trạng này.

1. Triệu chứng ốm nghén xảy ra trong bao lâu từ khi mang thai 

Thường cơn ốm nghén bắt đầu khoảng tuần thứ 6 khi mang thai, xảy ra trong 3 tháng đầu ở 91% phụ nữ, thường là ở 6-8 tuần đầu tiên, nhưng có thể biểu hiện sớm nhất là tuần thứ 4, có xu hướng nặng hơn trong tháng tiếp theo. 

Đối với hầu hết phụ nữ, tình trạng này sẽ biến mất sau khoảng 14 tuần mang thai (rơi vào tam cá nguyệt thứ hai). Một số mẹ lại bị ốm nghén nặng, kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng. Rất ít trường hợp kéo dài suốt thai kỳ.

2. Mang thai bị ốm nghén như thế nào?

Rất nhiều mẹ khổ sở vì vì tình trạng ốm nghén khi mang thai. Tuy nhiên đây lại là một hiện tượng bình thường trong thai kỳ. Có những mẹ bầu cơn ốm nghén chỉ xuất hiện thoáng qua, nhẹ nhàng nhưng có người lại ốm nghén rất nghiêm trọng.

- Nôn mửa.

- Mất nước, tiểu ít, buồn ngủ, thiếu năng lượng, mệt mỏi. 

- Nhức đầu, cảm thấy lơ mơ, chóng mặt.

- Cảm thấy sợ và không thích các loại thịt sống, các loại trái cây chưa chín, rau củ chưa nấu, hoặc các loại thực phẩm nặng mùi.

Mẹ mang thai bị ốm nghén nặng như thế nào ?

Một số nhà nghiên cứu tin rằng ốm nghén tự bản thân nó là một cơ chế bảo vệ sẵn có, nhằm giúp ngăn chặn người mẹ và thai nhi khỏi mắc các bệnh do thức ăn gây ra. Thường thì nó sẽ làm cho các bà bầu thấy sợ và không thích các loại thịt sống, các loại trái cây chưa chín, rau củ chưa nấu, hoặc các loại thực phẩm nặng mùi. Biểu hiện ốm nghén thường đã là như vậy, khi bị ốm nghén nặng, mọi thứ đều như bị đẩy lên ở mức đỉnh điểm: nôn mửa liên tục và khó kiểm soát, mất nước, và có cảm giác như tuyệt vọng.

3. Mang thai ốm nghén nặng nên ăn gì?

- Ăn ít thực phẩm và chia thành nhiều bữa trong ngày. Ăn/uống những thực phẩm có chứa gừng cũng giảm được chứng nôn ói. Ăn những thực phẩm khô: bánh mì, bánh quy. Bổ dung thêm cháo ý dĩ, canh xương nấu sấu, canh me...

- Ăn các món ăn hơi lạnh hoặc bằng với nhiệt độ phòng bởi vì các loại thực phẩm nóng có xu hướng có mùi mạnh hơn.

- Không nên ăn thức ăn chứa chất béo nhiều vì phải mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa. Mẹ cũng nên tránh xa các loại thức ăn chiên,thực phẩm cay, chua, hoặc gia vị nhiều, nó có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa của mẹ.

- Đánh răng và rửa miệng sau khi ăn.

- Uống nhiều nước, các loại nước quả ngâm có độ chưa nhẹ : nước omai, nước xấu me ngâm gừng, nước mía... Nước dừa cho mẹ bầu cũng là một lựa chọn tốt.

-Tránh xa các loại thực phẩm kích thích dạ dày như: chất béo, đồ chiên, đồ có mùi khó chịu.

- Mẹ nên để ý các yếu tố kích thích có thể gây ra buồn nôn để tránh, như căn phòng ngột ngạt, mùi nước hoa nặng, mùi xe hơi, hoặc thậm chí các kích thích thị giác nhất định, giống như ánh sáng nhấp nháy…

- Dùng vitamin dành cho mẹ bầu, nhưng nên hỏi ý kiến bác sĩ. Một số loại phổ biển là elevit bầu

- Thử nghiệm với hương liệu. Một số mẹ bầu tìm thấy mùi thơm như chanh, bạc hà, hay cam có tác dụng hữu ích. Mẹ có thể cho một hoặc hai giọt tinh dầu vào một khăn tay, hay đơn giản hơn mang vỏ cam, vỏ bưởi theo người, khi có cảm giác bất ổn với mùi gây khó chịu thì mẹ dùng khăn tay hay những vỏ này để ngửi. (Tinh dầu rất mạnh, do đó sử dụng rất ít, nên chọn tinh dầu tự nhiên mẹ nhé.)

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto