20 điều mẹ cần lưu ý khi mang thai

20-03-2020, 5:17 pm 407

Mang thai và những điều cần biết là ghi chú không bao giờ thừa với các mẹ bầu. Càng nắm bắt được nhiều thông tin cần tránh trong lần đầu mang thai, sức khỏe thai kỳ của mẹ và bé càng được bảo vệ kỹ lưỡng.

1. Các dấu hiệu mang thai

Mang thai luôn là điều tuyệt với nhất đối với mỗi người phụ nữ, do đó khi nhìn thấy những triệu chứng có thai, nhiều bà mẹ không khỏi vui mừng. Thế nhưng, đôi khi các triệu chứng ấy có thể là “báo động giả”. Để chắc chắn, bạn có thể sử dụng que thử thai tại nhà hoặc đến bác sĩ khám. Ngoài ra, nếu bạn thấy các triệu chứng như buồn nôn, đau lưng, tâm trạng thay đổi thất thường, đau ngực, thèm ăn chua… thì nhiều khả năng bạn đã có “tin vui” rồi đấy.

2. Khám thai định kỳ

Nhiều cặp vợ chồng đã đi khám sức khỏe định kỳ trước khi thụ thai để đảm bảo sức khỏe của người phụ nữ trong lần mang thai đầu tiên. Khi bạn đã mang thai, bạn nên sắp xếp đến gặp bác sĩ mỗi tháng một lần. Các buổi khám thai là cơ hội để mẹ tìm hiểu sự phát triển của bé cũng như biết rõ tình hình sức khỏe hiện tại của mình. Ngoài ra, khám thai thường xuyên còn giúp phát hiện sớm các vấn đề bất thường ở thai nhi để có biện pháp xử lý.

3. Tìm hiểu lịch sử y tế gia đình

Đây là một trong những điều quan trọng nhất phải làm khi mang thai. Thảo luận với mẹ, bà ngoại hoặc những người thân trong gia đình để biết chính xác những vấn đề di truyền hoặc dị tật thai nhi có trong dòng họ. Điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị tâm lý cũng như có biện pháp chủ động phòng ngừa thích hợp.

4. Tiêm vắc xin rất quan trọng

Ở mỗi giai đoạn khác nhau của quá trình mang thai, bạn sẽ được khuyên nên tiêm loại vắc xin nào. Chúng sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa việc bị ốm hay lây nhiễm bệnh sang cho con ngay từ trong bụng mẹ. Hãy nhớ rằng một số bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bé. Vì vậy, bạn hãy chăm sóc bản thân cẩn thận nhé.

Nhiều người nói rằng, tiêm vắc xin khi mang thai sẽ không tốt cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có bằng chứng để chứng minh. Tiêm vắc xin khi mang thai thường lợi nhiều hơn hại:

  • Vắcxin viêm gan B: không gây nguy hiểm cho thai nhi.
  • Vắc xin viêm gan A: nên tiêm nếu có nhiều khả năng mắc bệnh này.
  • Vắcxin phòng cúm: nên tiêm trước khi vào mùa cúm.
  • Vắc-xin uốn ván, bạch hầu và ho gà: nên tiêm từ tuần 27–36.
  • Vắc-xin viêm màng não.

Một số vắc xin không nên tiêm:

  • Vắc xin cúm LAIV.
  • Vắc xin ngừa HPV.
  • Văc xin ngừa sởi, quai bị và sởi Rubella.
  • Vắc xin bại liệt (IPV).

5. Các giai đoạn mang thai

Thai kỳ của mẹ bầu được chia thành ba giai đoạn mang thai, mỗi giai đoạn gồm ba tháng, được gọi là tam cá nguyệt. Ở từng giai đoạn, cơ thể sẽ có những thay khác nhau như thay đổi hormone, huyết áp, hô hấp và quá trình trao đổi chất. Các mẹ nên theo dõi những thay đổi này ngay từ những ngày đầu mang thai để có biện pháp khắc phục. Ngoài ra, bạn cũng nên tính trước ngày chuyển dạ, thông thường được xác định sau 40 tuần tính từ chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng.

6. Bong huyết trong suốt thai kỳ

Dấu hiệu điển hình đầu tiên của việc mang thai là chậm kinh. Tuy nhiên, một số mẹ bầu lại thấy bong huyết ở giai đoạn đầu thai kỳ, sinh ra cảm giác lo lắng, bất an.

Hiện tượng này xảy ra khi trứng di chuyển xuống vòi dẫn trứng và tiến tới tử cung, nơi mà phôi thai được hình thành. Cách tốt nhất để nhận biết sự khác biệt giữa kinh nguyệt và loại dịch huyết đỏ trên là dựa vào màu sắc. Thông thường, nếu mang thai, màu máu sẽ có xu hướng nâu hoặc hồng hơn so với màu kinh nguyệt bạn thường thấy.

7. Tăng cân bao nhiêu khi mang thai?

Hầu hết các mẹ bầu mang thai lần đầu đều lo lắng về việc tăng cân và làm sao để giảm cân sau sinh. Tăng cân bao nhiêu phụ thuộc vào chỉ số cơ thể BMI trước khi sinh. Nếu bạn thừa cân trước khi có thai thì nên tiêu thụ ít calo mỗi ngày hơn người bình thường. Nguyên tắc cơ bản là cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Vì vậy, chỉ cần ăn đúng bữa ăn và hiểu đúng những gì bé cần.

8. Nên và không nên ăn gì?

Cùng với việc uống bổ sung vitamin Elevit bầu, sắt và canxi, các mẹ bầu nên có chế độ dinh dưỡng cân bằng. Ngoài ra, nên tránh xa các sản phẩm có chứa cồn và caffeine vì chúng làm tăng nguy cơ sinh non, dị tật bẩm sinh hoặc đẻ con nhẹ cân.

9. Vận động nhẹ nhàng là điều cần thiết

Các bà mẹ nên tập thể dục hàng ngày để đảm bảo mọi chức năng của cơ thể vận hành trơn tru. Quá trình sinh con đòi hỏi rất nhiều năng lượng. Chỉ có một cơ thể khỏe mạnh mới vượt qua quá trình đó thuận buồm xuôi gió. Ngoài ra, tập thể dục còn giúp giảm cảm giác khó chịu do thai kỳ. Sự phát triển của thai nhi cũng theo đà tiến triển tốt hơn.

10. Những điều không thoải mái khi mang thai

Mang thai không phải là một việc dễ dàng. Bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều điều khó chịu như không thể đứng hoặc ngồi quá lâu. Táo bón và nôn cũng làm cạn kiệt nguồn năng lượng của bạn. Ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi nhiều để giảm bớt cảm giác khó chịu.

11. Du lịch khi mang bầu

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, việc đi du lịch không ảnh hưởng quá nhiều. Tuy nhiên, để tránh những rắc rối, một số hãng hàng không từ chối phục vụ khách hàng mang thai sau 36 tuần. Nếu bạn kiên quyết đi, hãy hỏi bác sĩ về những biện pháp phòng ngừa cần thiết.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có những vấn đề sau thì nên tránh đi du lịch:

  • Từng bị sảy thai
  • Mang đa thai
  • Huyết áp cao
  • Tử cung bất thường
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Cổ tử cung bất thường
  • Bong huyết trong thai kỳ
  • Đã từng bị tiền sản giật hoặc thai ngoài tử cung.

Đa số các bác sĩ sẽ cho phép bạn đi du lịch nếu bạn đang ở trong giai đoạn giữa của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu ở giai đoạn cuối thì nên tránh.

12. Suy nghĩ tích cực

Suy nghĩ tích cực sẽ giúp các mẹ mạnh mẽ để đương đầu với những khó khăn, thách thức trong suốt quá trình mang thai. Ngoài ra, tâm lý của các bà mẹ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến bé. Do đó, hãy chuẩn bị tinh thần ngay từ khi lên kế hoạch sinh bé nhé. Các mẹ có thể tham khảo phương pháp thai giáo cảm xúc để chăm sóc tâm lý cho chính mình và các bé nhé.

13. Không làm việc quá căng thẳng

Các bà mẹ có thể chuyên tâm tập trung vào công việc khi bé đã chào đời. Do đó, đừng suy nghĩ quá nhiều về công việc ở thời điểm hiện tại mà hãy tập trung chăm sóc bé.

14. Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi

Những bà mẹ làm việc đến tháng thứ tám thường đẻ con nhẹ cân. Mang thai đã tạo ra rất nhiều căng thẳng cho cơ thể, do đó bạn đừng ép cơ thể chịu đựng thêm những căng thẳng do công việc.

15. Chọn nơi sinh

Bạn hãy lên chọn sẵn một bệnh viện để sinh con. Tiêu chí để chọn là bệnh viện phải phù hợp với bạn và gia đình. Ngoài ra, còn có một số tiêu chí khác như trình độ chuyên môn của bác sĩ, thời gian thăm viếng, vệ sinh và khoảng cách từ nhà đến bệnh viện. Khi bạn đã chọn được, bạn sẽ cảm thấy an tâm hơn rất nhiều.

16. Đau đẻ

Khi ngày dự kiến sinh đang đến gần, bạn sẽ cảm nhận càng rõ cơn đau chuyển dạ ập đến. Cần báo bác sĩ về những dấu hiệu bất thường. Một dấu hiệu khác để cho thấy bạn đã sắp sinh chính là những cơn co thắt thường xuyên. Hãy đi bộ khi chuyển dạ vì điều này giúp cho các bà mẹ cảm thấy thoải mái hơn đấy.

17. Lo sợ

Bạn nên nhớ rằng, nỗi sợ hãi sinh con có thể làm trì hoãn quá trình này. Ước tính chậm hơn từ 1–1,5 tiếng khi vượt cạn so với bình thường. Sợ hãi sẽ làm tăng nồng độ hormone catecholamine trong máu, làm suy yếu các chức năng của tử cung. Ngoài ra, nếu bạn và bác sĩ không có sự kết nối thì cũng làm trì hoãn thời gian sinh con. Do đó, bạn nên tham gia một vài lớp học tiền sản nhé.

18. Mua sắm vật dụng cho bé

Hãy mua sẵn những vật dụng cần thiết cho bé. Tránh để đến phút chót rồi mới đi mua. Một số vật dụng mà bé cần như quần áo sơ sinh, chiếu, chăn và các vật dụng để bé bú. Hơn thế nữa, việc mua sắm này cũng làm tăng cường mối quan hệ giữa mẹ và bé.

19. Tìm hiểu về cách nuôi dạy con

Nuôi dạy con có thể rất đơn giản với người này, nhưng lại khó với người khác. Do đó, hãy tâm sự với bác sĩ, bạn bè, người thân hoặc đọc một số sách để trang bị một số kiến ​​thức về cách chăm sóc bé.

20. Tăng cường trí nhớ

Khi mang thai, trí nhớ của người mẹ thường tốt hơn so với những phụ nữ không mang thai.

Mang thai 3 tháng đầu có cần nhịn quan hệ không?

Trong một số những trường hợp nhất định sau đây, bác sĩ có thể đưa lệnh “cấm vận” trong 3 tháng đầu thai kỳ để đảm bảo an toàn cho thai kỳ.

  • Dọa sảy thai
  • Chảy máu âm đạo nhiều
  • Nhau tiền đạo
  • Có tiền sử sinh non, sảy thai
  • Có các bất thường về nước ối, nhau thai

Nếu không có chỉ định của bác sĩ, quan hệ tình dục 3 tháng đầu vẫn rất an toàn. Với lượng nước ối bao quanh và màng tử cung chắc chắn, bé khó có thể bị đau vì “chuyện yêu” của bố mẹ. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu vẫn nên tránh các hành động quá mạnh mẽ, thô bạo.

Cần chú ý gì trong 3 tháng giữa của thai kỳ

Ở giai đoạn này, mẹ cần tiếp tục duy trì lịch khám thai định kỳ, ăn uống đầy đủ và lành mạnh. Đây cũng là lúc mẹ có thể nhận thấy mình bắt đầu tăng cân nhanh hơn và mức tăng trung bình là 10 đến 12kg.

Đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ về mức tăng cân và chế độ dinh dưỡng của mình xem đã phù hợp và khoa học chưa mỗi khi đi khám thai, mẹ nhé.

Một trong những tình trạng phổ biến ở tam cá nguyệt thứ hai là “giảm trí nhớ thai kỳ” nên lời khuyên cho mẹ là nhớ sắp xếp đồ đạc một cách khoa học theo một nguyên tắc nhất định, đặc biệt là những món đồ quen thuộc hoặc quan trọng.

3 tháng cuối thai kỳ cần lưu ý gì

Thai nhi sẽ chào đời ở tam cá nguyệt cuối cùng. Đây cũng là lúc mẹ sẽ đón nhận các thay đổi sau:

  • Đây là giai đoạn mẹ bầu sẽ tăng cân nhanh nhất, có thể khoảng 0,5kg đến 1kg mỗi tuần.
  • Bụng bầu ngày càng to, áp lực trên khung xương tăng lên và việc giữ thăng bằng với mẹ trở nên khó khăn hơn.
  • Các cơn đau lưng, tình trạng phù nề, giãn tĩnh mạch, đau hông, khó thở và mệt mỏi xuất hiện nhiều.
  • Mất ngủ nhiều về đêm
  • Đi tiểu nhiều hơn
  • Nên chú ý theo dõi các dấu hiệu chuyển dạ khác như sa bụng hoặc vỡ ối để kịp thời nhập viện.

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto