Tiểu đường thai kỳ và cách phòng tránh

05-08-2020, 4:50 pm 113

Bị tiểu đường khi mang thai sẽ khiến sức khỏe của cả mẹ và bé bị ảnh hưởng lớn. Tuy vậy, không phải mẹ bầu nào cũng biết về hiện tượng này. Hãy cùng Tuticare tìm hiểu về tiểu đường thai kỳ và cách phòng tránh giúp mẹ có “9 tháng 10 ngày” bình an nhất nhé!

Thế nào là tiểu đường thai kỳ?

Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ là tình trạng  rối loạn dung nạp glucose trên nhiều mức độ khác nhau, xuất hiện lần đầu tiên khi người phụ nữ mang thai. Đây là tình trạng có tính chất tạm thời, thường sẽ biến mất sau khi mẹ sinh bé 1,5 tháng.

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Mặc dù ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé nhưng tiểu đường thai kỳ ít có biểu hiện rõ ràng. Tuy vậy, nếu quan sát, mẹ bầu sẽ cảm thấy có 1 số dấu hiệu giống người bị tiểu đường thông thường như:

- Luôn trong tình trạng háo nước, đi tiểu nhiều hơn bình thường.

- Dễ bị các bệnh phụ khoa như nấm ngứa…

- Sụt cân nhanh, không rõ nguyên nhân

- Cơ thể luôn trong trạng thái uể oải, thiếu sức sống

- Nước tiểu có côn trùng như ruồi, kiến đậu

Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ với sức khỏe mẹ và bé

Đối với mẹ

Khi bị tiểu đường thai kỳ, mẹ có nguy cơ gặp các biến chứng như tăng huyết áp, tiền sản giật,đa ối,  nhiễm trùng, băng huyêt sau sinh cao hơn nhiều lần mức thông thường. Các nguy cơ này khiến khả năng sinh non, sẩy thai, thai lưu cũng nhiều hơn.

Nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ mà không kiểm soát được glucose huyết tương sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn niệu. Tình trạng này nếu không được xử lý dễ dẫn tới viêm đài bể thận cấp. Mẹ sẽ có khả năng chịu nhiều tai biến nguy hiểm như nhiễm trùng ối, nhiễm ceton đe dọa đến sức khỏe của bé.

Ngoài ra, ở 1 số trường hợp mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ lớn diễn tiến thành tiểu đường tip II và tiểu đường ở các thai kỳ tiếp theo.

 

Đối với bé

Tiểu đường thai kỳ ở mẹ có tác động rất lớn đến bé. Ở giai đoạn 3 tháng đầu, tiểu đường thai kỳ có thể khiến bé mang các dị tật bẩm sinh, chậm phát triển, hay thậm chí là không thể đồng hành cùng mẹ.

Ở giai đoạn 3 tháng cuối, tiểu đường thai kỳ làm tăng vận chuyển glucose từ mẹ vào thai. Từ đó kích thích thai nhi phát triển quá mức gây khó sinh. Đặc biệt tình trạng này khiến gia tăng tần suất trẻ béo phì, nguy cơ cao bị tiểu đường trong tương lai.

Cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ

Mặc dù là hiện tượng khá phổ biến ở các sản phụ nhưng cho tới hiện nay, khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây nên tiểu đường thai kỳ. Một số yếu tố như sự tăng cân quá mức ở mẹ bầu, dung nạp nhiều đường hay thay đổi hormon được coi là làm tăng cơ dẫn đến hiện tượng trên.

Như vậy, cách tốt nhất để phòng tránh tiều đường thai kỳ là mẹ bầu có 1 chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Mẹ bầu có thể thực hiện như sau:

- Xây dựng chế độ tập luyện phù hợp, khoa học. Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, đạp xe, các bài tập tại chỗ sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, giảm chứng nhức mỏi, kiểm soát lượng glucose trong máu và hỗ trợ rất tốt cho quá trình phát triển của bé.

- Xây dựng và kiểm soát chế độ ăn uống. Do đặc thù tâm sinh lý giai đoạn, mẹ bầu thường cảm thấy đói nhiều hơn và có thể ăn bất cứ thời điểm nào trong ngày. Từ đó dẫn đến tình trạng tăng cân quá mức. Để khắc phục, mẹ hãy lập kế hoạch cố định cho các bữa ăn với thành phần, lượng calo cụ thể. Hãy nhớ nếu kiểm soát được cân nặng là đã giúp ích rất nhiều cho 1 thai kỳ khỏe mạnh.

- Thường xuyên đi khám và làm các xét nghiệm định kỳ. Chỉ có như vậy mẹ mới phát hiện ra những bất ổn, từ đó có phương án kịp thời giúp con yêu chào đời khỏe mạnh, thông minh.

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto