Táo bón khi mang thai, nguyên nhân và cách khắc phục

05-08-2020, 4:58 pm 158

Táo bón khi mang thai là tình trạng phần lớn mẹ bầu đã trải qua. Với nhiều người, đây là hiện tượng bình thường, không cần quan tâm quá nhiều. Tuy vậy, dưới góc nhìn y khoa, táo bón khi mang thai dẫn đến rất nhiều hệ lụy. Cùng Tuticare tìm hiểu thêm về vấn đề này mẹ nhé!

Nguyên nhân gây táo bón khi mang thai         

Có khá nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở mẹ bầu, cụ thể đó là:

- Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu có sự tăng lên đáng kể của hormone progesterone. Hormone này gây nên tình trạng thai nghén và thư giãn ở các cơ, bao gồm ruột. Nhu động ruột kém dẫn đến tình trạng táo bón cũng diễn ra thường xuyên.

- Tử cung lớn dần lên đáp ứng trọng lượng của thai nhi dẫn đến việc chèn ép lên các thành tĩnh mạch, ổ bụng, đường tiêu hóa. Thức ăn từ đó di chuyển chậm hơn và gây nên táo bón.

- Trong 3 tháng đầu, tình trạng thai nghén khiến mẹ bầu bôn ói nhiều hơn. Miệng luôn trong tình trạng nhạt, đắng, rối loạn tiêu hóa khiến lượng nước nạp vào cơ thể ít. Điều đó cũng góp phần gây nên chứng táo bón.

- Nhiều người quan niệm khi mang thai cơ thể cần được tích cực nghỉ ngơi. Vì vậy mà các mẹ bầu thường ngồi nhiều, ít vận động. Chứng táo bón vì vậy cũng nghiêm trọng hơn.

- Thói quen nhịn đi vệ sinh cũng gây rối loạn tiêu hóa, táo bón. Việc ăn uống quá nhiều, cơ thể không hấp thụ và tiêu hóa kịp cũng dẫn đến táo bón.

- Ngoài ra táo bón còn đến từ việc mẹ bầu tăng cường uống các viên vi chất như sắt, canxi hay mất cân bằng trong chế độ ăn uống…

Táo bón khi mang thai có nguy hiểm không?

Táo bón là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nếu biết được nguyên nhân, mẹ bầu hoàn toàn có thể khắc phục nhanh chóng. Thông thường, táo bón không gây ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu để kéo dài, nó sẽ dẫn đến một số nguy cơ sau:

- Táo bón khi mang thai lâu ngày gây nứt kẽ, chảy máu hậu môn, sa trực tràng, trĩ… Mẹ bầu sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu khi phải đối mặt hang ngày.

- Mẹ bầu phải dùng lực mạnh để rặn đưa chất thải ra ngoài dễ gây sinh non.

- Chất thải tồn tại quá lâu trong ruột sẽ khiến 1 số chất độc hấp thụ ngược.

- Táo bón lâu ngày khiến người mẹ mang tâm lý bực bội, căng thẳng. Đồng thời gây chán ăn, buồn nôn, ảnh hưởng sức khỏe của cả mẹ và bé.

Làm gì để giảm táo bón khi mang thai?

Táo bón có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Để mang thai không phải là trải nghiệm khó khăn, đau đớn, mẹ bầu hãy nhớ áp dụng các cách thức này hàng ngày:

- Tăng cường uống nước, với lượng từ 2-2,5l tính cả nước lọc, sữa, canh hay các chất lỏng bổ trợ khác.

- Ăn nhiều thức ăn chứa chất xơ đa dạng như rau củ quả, trái cây, tảo biển…hạn chế tối đa thức ăn có gia vị cay, nóng.

- Bổ sung các men tự nhiên tốt cho hệ tiêu hóa như probiotic và prebiotic từ sữa chua.

- Thường xuyên vận động nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, các bài tập tại chỗ tăng cường nhu động ruột.

- Luôn tạo tâm lý thoải mái, loại bỏ căng thẳng, stress.

- Tạo thói quen đi vệ sinh đúng giờ. Tránh việc nhịn tiêu tiểu khiến táo bón thêm trầm trọng.

- Cuối cùng để giảm táo bón khi mang thai, các mẹ hãy tránh lạm dụng viên sắt, canxi mà hãy uống với liều lượng phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.

Với những thông tin trên, Tuticare hi vọng các mẹ đã trang bị cho mình những kiến thức hữu ích, giúp 40 tuần thai kỳ trở thành trải nghiệm tuyệt vời nhất mà cuộc sống ban tặng.

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto