Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 1 có phải dọa sẩy?

07-08-2020, 4:52 pm 275

Cảm giác rấm rứt, âm ỉ đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 1 đem đến khó chịu cho mẹ bầu. Nhiều mẹ trở nên bất an khi hiện tượng trên diễn ra mà không biết nguyên nhân. Liệu hiện tượng trên có bất thường? Tuticare mời mẹ cùng tìm hiểu nhé!

 Nguyên nhân thường thấy gây đau bụng khi mang thai tháng thứ 1

Với những mẹ mang thai lần đầu, bất kể hiện tượng khác lạ nào xảy tới với cơ thể cũng được chú ý kĩ lưỡng. Điều đó Xuất phát từ lo lắng thường trực cho mầm sống bé bỏng trong cơ thể. Tuy nhiên, đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 1 không phải lúc nào cùng nguy hiểm nếu nó xuất phát từ các nguyên nhân sau:

- Phôi thai làm tổ: đây là nguyên nhân thường thấy nhất gây nên hiện tượng đau bụng khi mang thai tháng thứ 1. Trứng sau khi được thụ tinh thành công sẽ bắt đầu di chuyển vào tử cung để làm tổ. Hiện tượng này được gọi là “bám rễ”. Qúa trình này có thể gây ra cảm giác đau tức âm ỉ, rấm rứt vùng bụng dưới. Qua vài ngày, phôi làm tổ thành công, mẹ sẽ thấy cảm giác đau cũng biến mất. Đây là hiện tượng bình thường, đánh dấu  bước phát triển mới của thai nhi. Thời điểm này, nếu đi siêu âm mẹ đã có thể thấy được túi thai trong tử cung.

dau-bung-duoi-khi-mang-thai-thang-thu-1

- Các vấn đề liên quan tới đường tiêu hóa: tháng thứ 1 thai kỳ, mẹ sẽ trả qua cảm giác thai nghén rõ rệt. Mẹ sẽ gặp phải những vấn đề về tiêu hóa: đầy hơi, chướng bụng, táo bón… gây cảm giác đau tức vùng bụng.

- Co giãn các cơ, dây chằng: đây là điều tất yếu xảy ra khi tử cung bắt đầu lớn lên để bao bọc thai nhi. Các cơ và dây chằng co giãn cũng tạo ra các cơn đau cho vùng bụng dưới của mẹ.

Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 1 trở nên nguy hiểm khi nào?

Ngoài các nguyên nhân thông thường không gây ảnh hưởng tới mẹ và bé như trên, đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 1 sẽ trở nên nguy hiểm khi xuất phát từ các nguy cơ sau:

- Mang thai ngoài tử cung: ở điều kiện phát triển bình thường, sau khi thụ tinh, trứng sẽ làm tổ trong tử cung. Tuy nhiên, trong trường hợp “đi lạc”, phôi có thể làm tổ ở các vị trí khác như buồng trứng, vòi trứng… Hiện tượng rất nguy hiểm vì phôi không được bảo vệ bởi tử cung sẽ bị vỡ bất cứ lúc nào. Khi đó máu có thể chảy ồ ạt trong thành bụng đe dọa tính mạng của mẹ. Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 1 có thể là hiện tượng chửa ngoài tử cung khi mẹ thấy đau bụng dữ dội kèm cảm giác mệt mỏi, choáng váng, ra máu âm đạo.

dau-bung-duoi-khi-mang-thai-thang-thu-1

- Tiền sản giật: Tiền sản giật cũng là 1 biến chứng thai sản nguy hiểm với cả mẹ bầu và bé. ở tháng thứ 1 thai kỳ, tiền sản giật gây nên các cơn đau tức vùng bụng kéo dài cùng cảm giác buồn nôn, đau đầu kéo dài.

- Viêm đường tiết niệu: đây là bệnh các mẹ thường xuyên gặp phải trong thời kỳ mang thai. Các dấu hiệu đặc trưng của nó là đau bụng dưới đi kèm với tiểu buốt, tiểu rát, nước tiểu đục, hôi, có thể có lẫn máu. Viêm đường tiết niệu có thể dẫn đến nguy cơ sẩy thai, sinh non. Do vậy tại mỗi thời điểm quan trọng, bác sĩ thường chỉ định các mẹ bầu xét nghiệm nước tiểu nhằm hạn chế ở mức cao nhất tình trạng này.

- Sảy thai: thời điểm mang thai tháng thứ 1, mẹ bầu thường được khuyên giữ gìn, cẩn thận trong việc đi lại. Có điều đó là bởi nguy cơ sẩy thai xuất hiện cao nhất ở 3 tháng đầu thai kỳ. Khi bị đau quặn vùng bụng dưới, mức độ tăng lên theo thời gian, âm đạo chảy máu hoặc xuất hiện máu cục là dấu hiệu cảnh báo hiện tượng đáng buồn này.

Làm gì để hạn chế đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 1

Nhằm loại bỏ mọi nguy cơ xấu cho bản thân và con yêu trong thời gian nhạy cảm này, mẹ cần lưu ý thực hiện các việc làm sau:

- Vận động nhẹ nhàng: thời điểm này mẹ không nên thực hiện các hoạt động mạnh, quá sức dù có yêu thích đến mức nào. Thay vào đó, hãy vận động nhẹ nhàng. Mẹ có thể tập các bài yoga có mức độ khó phù hợp, đi bộ, các bài tập tại chỗ…

dau-bung-duoi-khi-mang-thai-thang-thu-1

- Tìm hiểu kỹ các thực phẩm trước khi ăn: bất cứ thực phẩm nào mẹ nạp vào cơ thể cũng có thể ảnh hưởng tới bé. Hãy tìm hiểu kỹ thực phẩm cần thiết và không nên ăn. Bởi 1 số loại thức ăn có khả năng gây co bóp tử cung dẫn tới sẩy thai như rau ngót, ngải cứu, dứa xanh, đu đủ xanh…

- Uống nhiều nước: hãy đảm bảo cơ thể được cung cấp từ 2-2,5l nước mỗi ngày. Nếu không thể uống nhiều đến vậy, mẹ có thể bổ sung các chất lỏng thay thế như sữa, canh, súp…Với bà bầu, uống đủ nước rất quan trọng và cần thiết. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, sẽ tránh các hiện tượng đau bụng, mệt mỏi khi mang thai.

- Nghỉ ngơi: Khi có dấu hiệu đau bụng khi mang thai tháng thứ 1 mẹ nên nằm xuống và nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng, đi lại nhiều để giảm đau, ổn định tình trạng bệnh.

- Không đứng, ngồi một chỗ quá lâu: nghỉ ngơi không có nghĩa là ngồi hay nằm 1 chỗ quá lâu. Hãy vận động nhẹ nhàng khi có thể. Việc vận động giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm cảm giác đau nhức, tức mỏi hiệu quả cho mẹ bầu.

- Bổ sung thực phẩm giàu dưỡng chất: Khi có thai, có dấu hiệu đau bụng râm ran ngoài những các cách trên, mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất vào thực đơn cho bà bầu để tăng sức đề kháng, mẹ khỏe, con phát triển tốt. Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung viên vitamin tổng hợp Elevit để đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất khi mẹ không thể ăn quá nhiều do thai nghén.

 

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto