Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh chậm tăng cân?

30-07-2020, 9:23 am 271

Thấy con mình thấp bé, nhẹ cân hơn so với các bạn đồng trang lứa, nhiều bậc phụ huynh ở nên sốt ruột tìm cách tăng cân cho bé. Vậy khi nào trẻ sơ sinh chậm tăng cân? Nguyên nhân do đâu mà con ăn nhưng không phát triển? Cần phải làm gì để con tăng cân nhanh nhưng an toàn?

Trên đây là những câu hỏi của hầu hết các bậc cha mẹ khi nuôi con.

Tăng cân ở trẻ sơ sinh - thế nào là bình thường?

tre-so-sinh-cham-tang-can

Mẹ cần chú ý trong khoảng 0-12 tháng tuổi đầu tiên của bé, mẹ nên theo dõi cân nặng của bé thường xuyên, so cân nặng mới với mức ban đầu để biết con mình có đang phát triển bình thường hay không:

  • Trẻ sơ sinh từ 1-3 tháng tuổi: trung bình bé cần tăng 700-800g.
  • Trẻ từ 4-6 tháng tuổi: trung bình bé cần tăng 500-600g.
  • Trẻ từ 7-8 tháng tuổi: trung bình bé cần tăng 400g.
  • Trẻ từ 9 tháng tuổi - 1 năm tuổi: trung bình bé cần tăng 300-350g.

Nguyên nhân vì sao trẻ sơ sinh chậm tăng cân?

Có khá nhiều lý do khiến cân nặng của bé không đạt được đến ngưỡng kỳ vọng, phổ biến nhất có thể kể đến các nguyên nhân dưới đây:

Bé sinh non

Bé sinh non, sinh chưa đủ tháng thường sẽ tăng cân chậm hơn, khó tăng cân hơn so với các bé khác. Hơn nữa, sức đề kháng của bé cũng kém hơn, bé dễ mắc bệnh và gặp các vấn đề liên quan đến sức khoẻ hơn.

Bé chưa bú mẹ đúng cách

bu-me-chua-dung-cach

Việc ngậm vú mẹ đúng cách sẽ giúp bé lấy được sữa mẹ ra khỏi bầu ngực mà không cảm thấy mệt mỏi và bực bội. Nếu trẻ sơ sinh không thể thực hiện điều này, bé sẽ tăng cân rất chậm hoặc không thể tăng cân.

>>> Xem thêm: Mẹ ăn gì để con bú tăng cân

Thời gian bú thiếu hợp lý

Theo nghiên cứu, trong 6-8 tuần đầu tiên sau khi chào đời, bé sơ sinh nên được cho bú mỗi 2- 3 tiếng trong một ngày. Tuy nhiên nếu bé tỏ ra nhu cầu muốn được bú mẹ thường xuyên hơn, mẹ nên đáp ứng nhu cầu này của con, tránh để bé khóc, chán nản khi ăn.

Tuy nhiên lại có những trường hợp bé chậm tăng cân vì do lười bú, không chịu bú. Đôi khi đói bé sẽ đòi bú nhưng lại nhanh chóng rơi vào trạng thái buồn ngủ ngủ khiến cho việc bú sữa bị gián đoạn vì thế lượng bé chỉ bú chỉ rất ít.

Bé gặp vấn đề về sức khỏe

van-de-suc-khoe

Nếu em bé không may gặp phải những vấn đề sức khoẻ chẳng hạn các vấn đề về máu, về thần kinh, các hội chứng di truyền hoặc các chứng dị ứng với thức ăn, ... khiến bé không thoải mái khi ăn, bé có thể từ chối bú mẹ dẫn đến chậm tăng cân. Những bé mắc rối loạn ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ cũng sẽ tăng cân kém hơn.

Nguồn sữa mẹ yếu

Sữa mẹ không đủ dồi dào, không đáp ứng được nhu cầu của bé có thể khiến bé bị đói, dẫn đến việc chậm tăng cân.
Tuy nhiên tình trạng này có thể được cải thiện khá dễ dàng nếu mẹ biết sử dụng các phương pháp tăng lượng sữa. Trong trường mẹ gặp phải các vấn đề về sức khỏe nên thiếu sữa, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn kịp thời. 

Làm gì để tăng cân ở trẻ sơ sinh nhanh nhưng an toàn?

Bữa ăn của trẻ:

Chế độ ăn đủ chất, đa dạng

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quyết định sự phát triển thể chất khỏe mạnh và tăng cân ở trẻ sơ sinh. Một bữa ăn “đủ chất” là một bữa ăn đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng: Chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Bên cạnh đó, mẹ nên thường xuyên thay đổi thực đơn của bé, hoặc đa dạng hơn bằng cách thay đổi kiểu chế biến, tăng cường trang trí món ăn để kích thích vị giác của bé. Bé sẽ ăn ngon miệng hơn, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.

Mẹ không nên ép bé ăn

khong-nen-ep-be-an

Nhiều bậc cha mẹ vì thấy trẻ sơ sinh chậm tăng cân mà quá sốt ruột dẫn đến ép con hết khẩu phần ăn đã định sẵn. Tuy nhiên mức hấp thu của mỗi trẻ là khác nhau, cha mẹ nên cân nhắc một khẩu phần phù hợp với con mình. Việc ép con ăn khiến trẻ “sợ" mỗi khi đến giờ ăn, trẻ càng ăn ít, tăng cân chậm, thậm chí không hề tăng cân.

Chia nhỏ bữa ăn hằng ngày

Một cách dễ dàng để thay đổi thói quen ăn uống của bé là tăng số lượng bữa ăn trong ngày bằng cách chia nhỏ khẩu phần ăn của bé. Phụ huynh có thể tăng từ 3-4 bữa lên 5-6 bữa một ngày. Việc này không những giúp trẻ dễ ăn hơn mà còn dễ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Bổ sung thêm dinh dưỡng ngoài các bữa ăn

Nếu cha mẹ mong muốn bổ sung nhiều hơn các chất dinh dưỡng và giúp trẻ nhanh tăng cân nhanh hơn thì ngoài các bữa ăn hằng ngày, cha mẹ nên xem xét bổ sung thêm dưỡng chất cho bé từ nguồn khác nhau như sữa, sữa chua, các loại trái cây, các sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa.

>>> Đọc thêm cho mẹ: Uống sữa similac có tăng cân không?

Giấc ngủ: ngủ đủ giấc (cả ngày lẫn đêm)

ngu-du-giac

  • Bé sơ sinh: 16 – 20 giờ mỗi ngày.
  • Bé 6 tuần: 15 – 16 giờ mỗi ngày.
  • Bé 4 tháng: 9 – 12 giờ mỗi ngày.
  • Bé 6 tháng: 11 giờ và 2 cữ ngủ trưa.
  • Bé 9 tháng: 11-12 giờ và 2 cữ ngủ trưa.
  • Bé 1 tuổi: 10 – 11 giờ và 2 cữ ngủ trưa.

Dựa trên số giờ ngủ nói trên, mẹ nên cân nhắc thiết lập lịch hoạt động, ăn, ngủ phù hợp cho bé nhà mình. Giấc ngủ tốt chính là yếu tố quan trọng để tăng cân ở trẻ sơ sinh.

Hoạt động thể chất

Cho trẻ vận động

van-dong-the-chat

 

Đối với trẻ sơ sinh, các vận động nhẹ nhàng trong ngày sẽ thúc đẩy tinh thần của bé. Nếu bé luôn vui tươi, khỏe mạnh, mỗi khi sau vận động bé sẽ ăn khỏe và ngon miệng hơn. Nhờ vận động mà hệ cơ xương con được hoàn thiện và phát triển, mau lớn, trẻ sơ sinh tăng cân nhanh hơn. 

Hơn nữa vận động còn tăng cường sức đề kháng, giải quyết nỗi lo những bệnh về sức khỏe khiến trẻ sơ sinh tăng cân chậm.

Mát-xa cho trẻ

Cha mẹ có thể tham khảo những bài mát-xa chuyên dụng cho trẻ sơ sinh để giúp con tăng cường tuần hoàn máu lưu, phòng tránh các bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá. Từ đó giúp bé có khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn hiệu quả hơn, tránh khỏi tình trạng trẻ sơ sinh chậm tăng cân.

mat-xa-cho-be

 

>>> Đọc thêm: Sữa dành cho bé biếng ăn chậm tăng cân

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto