Băng huyết sau sinh nguy hiểm như thế nào?

12-08-2020, 5:06 pm 136

Băng huyết sau sinh là một trong các biến chứng sản khoa đe dọa tới tính mạng sản phụ. Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có 14 triệu phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hiện tượng này. Nguy hiểm và phổ biến là vậy nhưng liệu mẹ đã hiểu về nó? Hay trang bị cho mình kiến thức thật đầy đủ để phòng ngừa ngay từ bây giờ, mẹ nhé!

Băng huyết sau sinh là gì?

Băng huyết sau sinh là hiện tượng máu chảy quá nhiều sau khi sản phụ chuyển dạ và sinh con. Đây là hiện tượng có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của mẹ. Có 2 trường hợp băng huyết sau sinh:

- Băng huyết nguyên phát: là hiện tượng băng huyết diễn ra trong vòng 24h sau khi sinh.

- Băng huyết thứ phát: là hiện tượng băng huyết xảy ra trong khoảng  sau 24h từ khi sinh cho tới 12 tuần.

băng-huyet-sau-sinh

Nguyên nhân gây băng huyết sau sinh

Băng huyết sau sinh xảy ra khi những cơn co bóp để hồi nhỏ lại ở tử cung giúp hạn chế máu chảy sau sinh không đủ mạnh, khiến máu từ các mạch chảy ra tự do với mức độ nhiều hoặc nhau không thể tróc và sổ ra ngoài được. Tử cung co bóp yếu có thể đến từ các nguyên nhân như:

- Tử cung bị co giãn quá mức do đa thai, đa ối, sinh nhiều lần

- Do sự phát triển của các khối u lành tính

- Do sót nhau thai; tiền sử nạo phá thai nhiều lần

- Do chuyển dạ kéo dài, đỡ đẻ, lấy nhau không đúng cách

- Do sản phụ nhiễm độc thai nghén, nhiễm độc ối, tăng huyết áp…

Dấu hiệu của băng huyết sau sinh

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của băng huyết sau sinh là máu chảy từ âm đạo ra ngoài không kiểm soát ngay sau khi sổ nhau. Máu chảy ứ trong buồng tử cung làm tử cung tăng thể tích, đáy tử cung lên cao dần, tử cung to ra theo bề ngang, mềm nhão. Ngoài ra, băng huyết sau sinh còn kèm theo các dấu hiệu: Huyết áp giảm; da nhợt nhạt; vã mồ hôi; chân tay lạnh; khát nước; sưng va đau ở âm đạo…

băng-huyet-sau-sinh

Băng huyết sau sinh gây ra những nguy hiểm gì?

Cho tới hiện tại, băng huyết sau sinh là một trong các biến chứng sản khoa nguy hiểm nhất đe dọa trực tiếp đến tính mạng của mẹ. Tỉ lệ tử vong do băng huyết sau sinh có thể lên tới 1/1000 ca ở các nước đang phát triển.

Tùy thuộc vào mức độ mất máu và việc hồi sức, cầm máu có tích cực hay không, băng huyết sau sinh có thể gây ra nhiều biến chứng như choáng do giảm thể tích tuần hoàn, đưa đến suy thận, suy đa cơ quan và tử vong. Ngoài ra, băng huyết sau sinh cũng làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng hậu sản.

Xét lâu dài, băng huyết sau sinh có thể gây ra các biến chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng như:  thiếu máu, viêm tắc tĩnh mạch, hội chứng Sheehan (do hoại tử tuyến yên dẫn đến suy nhược, gầy ốm, rụng lông tóc, mất sữa, vô kinh), không thể có thêm con trong trường hợp phải cắt tử cung.

Làm gì để phòng ngừa băng huyết sau sinh?

Để phòng ngừa băng huyết sau sinh, đòi hỏi sự theo dõi, chuẩn bị từ cả ở phía mẹ và cơ quan y tế. Bằng việc thực hiện nghiêm túc các công việc này, băng huyết sau sinh sẽ được đẩy về mức xảy ra thấp nhất:

- Tránh chuyển dạ kéo dài, bằng cách theo dõi sát quá trình chuyển dạ, trên monitoring, cơn gò tử cung, tim thai và sự xóa mở cổ tử cung;

băng-huyet-sau-sinh

- Tiêm oxytocin (10 IU) được khuyến cáo để phòng ngừa băng huyết sau sinh;

- Phòng ngừa nhiễm trùng ối, bằng thuốc kháng sinh và cần chấm dứt thai kỳ sớm;

- Sử dụng cẩn thận các loại thuốc tê, mê, giảm đau trong chuyển dạ;

- Điều chỉnh các rối loạn đông máu (nếu có). Bằng cách dựa vào xét nghiệm đông máu toàn bộ, số lượng tiểu cầu và hỏi kỹ tiền căn bệnh lý về máu. Cần thiết khám chuyên khoa về nội huyết học để có hướng điều trị tích cực;

- Không thực hiện các thủ thuật giúp sinh nếu không có chỉ định rõ ràng hoặc khi chưa đủ điều kiện. Khi làm thủ thuật phải bảo đảm nhẹ nhàng, thực hiện đúng kỹ thuật;

- Tìm nguyên nhân và xử trí ngay các trường hợp có cơn gò cường tính, cơn gò yếu. Một khi không thuận lợi, nên mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé;

- Phụ nữ cần lập kế hoạch để có thai để có thời gian sức khỏe hồi phục, nuôi dạy con tốt, với cách biện pháp đặt vòng sau sinh, uống thuốc tránh thai dành cho bà mẹ đang con bú;

- Khi có thai, cần khám thai định kỳ. Bác sĩ sẽ cung cấp viên thuốc sắt và acid folic trong suốt thai kỳ để phòng ngừa thiếu máu. Điều này sẽ giúp cho băng huyết sau sinh nếu có xảy ra sẽ ít gây ra các biến chứng nặng hơn;

- Đặc biệt lưu ý các sản phụ nguy cơ cao. Nên theo dõi sát sản phụ ít nhất 6 giờ sau sinh để kịp thời phát hiện khi có dấu hiệu băng huyết sau sinh xảy ra, kịp thời tìm nguyên nhân và xử trí sớm;

Băng huyết sau sinh có thể gây ra cả vết thương thể chất, tinh thần, thậm chí gây tử vong cho mẹ nếu không được xử lý chính xác, kịp thời. Do vậy, hạnh phúc trọn vẹn nhất khi đón con yêu, mẹ hãy chăm sóc sức khỏe thật tốt trong thai kỳ. Đồng thời thực hiện các bước thăm khám, xét nghiệm theo đúng chỉ định của bác sĩ để có được các phương án sớm nhất loại bỏ các nguy cơ xấu.

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto