Trẻ sơ sinh có cần tráng miệng bằng nước lọc không?

01-04-2019, 10:27 am 7195

Mỗi ngày, mỗi người cần cung cấp đủ 2 lít nước. Tuy nhiên,quan niệm này liệu có đúng với trẻ sơ sinh hay không? Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi có cần bổ sung thêm nước lọc ngoài sữa mẹ? Bé có cần tráng miệng sau khi bú mẹ không? Mẹ hãy xem chuyên gia nói gì về vấn đề này nhé.

Trẻ sơ sinh có được uống nước không?

Các chuyên gia khuyến cáo không nên cho trẻ dưới 6 tháng uống nước dù là nước lọc hay bất kỳ loại nước được nấu từ nguyên liệu tự nhiên nào theo qua niệm dân gian.

Tại sao mẹ không nên cho trẻ sơ sinh uống nước?

Giai đoạn này thận của bé vẫn còn yếu nên không có khả năng đào thải kịp thời. Phần nước dư thừa sẽ bị tích tụ lại trong cơ thể và trong máu làm cho lượng natri hạ thấp ảnh hưởng đến não bộ. Chính vì vậy, khi cho trẻ sơ sinh uống nước cần phải đặc biệt lưu ý, mẹ nhé!

Thời điểm bắt đầu cho bé uống nước là khi nào?

Tất nhiên, sẽ đến một lúc nào đó, bé cũng cần được uống nước giống như người lớn. Thời điểm thích hợp để trẻ làm quen với nước uống có thể là tại lúc bắt đầu ăn dặm.

Việc bổ sung nước khi cho trẻ ăn dặm có tác dụng giúp bé bớt bị táo bón. Hơn nữa, uống nước lúc này cũng giúp bù đắp chất lỏng cho bé khi con đã biết vận động nhiều hơn và đào thải mồ hôi nhiều hơn.

Sau 6 tháng, hầu hết các mẹ quay lại với công việc, việc cho bé bú sẽ bị thưa thớt dần, do đó, cho bé uống nước cũng là một cách giúp bù lại lượng chất lỏng cần thiết cho cơ thể.

Trẻ sơ sinh có nên uống nước khi thời tiết nóng không?

Lời khuyên từ các tổ chức về sức khỏe của trẻ em cho biết trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn không cần bất kỳ loại nước nào cho đến khi trẻ ăn dặm.

Tiến sĩ Tim Ubhi, phát ngôn viên của Trường Cao đẳng Nhi khoa và Sức khỏe Trẻ em Hoàng gia (RCPCH), cho biết điều quan trọng là bà mẹ cho con bú thường xuyên hơn trong thời tiết nóng.

Ông cho biết: “Ở nhiệt độ này, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ nên được cung cấp sữa thường xuyên hơn nhiều so với bình thường. Tã khô có thể là dấu hiệu tốt cho thấy cơ thể trẻ ngậm nước và trẻ bú bình có thể cần thêm nước trong thời tiết nóng ngoài sữa.“

Hậu quả khi cho con dưới 6 tháng tuổi uống nước

Theo kinh nghiệm dân gian trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, chuyện cho trẻ uống nước là bình thường nhưng hậu quả lại rất bất thường:

Nhiễm độc nước

Trẻ uống nhiều nước làm lượng natri trong cơ thể bị loãng, số natri này sẽ theo nước thoát ra bên ngoài vì thận của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện. Theo đó, trẻ sẽ bị thiếu hụt natri dẫn đến ngộ độc nước với các biểu hiện đầu tiên như: Bé thấy khó chịu, buồn ngủ và các dấu hiệu thay đổi tâm thần khác.

Uống nhiều nước lọc khiến trẻ còi cọc, chậm tăng cân

Cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nhiều nước có thể cản trở khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức, khiến cho bé trở nên còi cọc, bú kém, chậm lớn. Do kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh còn nhỏ nên cho trẻ uống thêm nước sẽ làm đầy dạ dày khiến bé no bụng và không chịu bú sữa.

Đề kháng yếu, dễ mắc bệnh

Do hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn non yếu nên rất dễ mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa khi sử dụng nguồn nước không an toàn, sạch sẽ. Nguy cơ trẻ bị tiêu chảy cao hơn hai đến ba lần so với những trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn.

Điều mẹ cần lưu ý khi cho trẻ sơ sinh uống nước
Với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, khi cho bé uống thêm nước mẹ cần cân nhắc một số vấn đề quan trọng sau:

Lượng nước thích hợp cho bé dưới 1 tuổi

Ở trẻ 4-6 tháng bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể cho bé từ từ làm quen với cốc tập uống. Việc uống nước đối với bé ở tuổi này không chỉ là thử một loại thực phẩm mới, nó còn là một trò chơi thật vui. Mẹ nên chuẩn bị sẵn tinh thần rằng con sẽ phun nước phì phì đầy hớn hở và chẳng có lý do gì để trách mắng bé cả.

Lúc này, tuy đã làm quen với nước uống nhưng nhu cầu của bé khá ít. Mẹ cũng không nên cho bé uống quá 50-100ml nước trong mỗi 24 giờ.

Ngay cả khi bé đã lớn hơn, ví dụ như trẻ ở tuổi tập đi vẫn được bú mẹ thì vẫn được đảm bảo một lượng nước cần thiết cho cơ thể. Nếu mẹ có điều kiện ở nhà cùng bé và cho con bú theo nhu cầu, lúc này bé cũng có thể không cần phải uống thêm quá nhiều nước.

Sữa mẹ cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho bé

Nước chiếm 88% thành phần của sữa mẹ. Và vì thế, cách cho con bú đúng cách và bú đủ cũng giúp đảm bảo lượng nước cần thiết cho bé sơ sinh trong những tháng đầu đời. Đối với trẻ mới sinh 1-2 ngày, tuy lượng sữa non của mẹ khá ít, bé vẫn được đáp ứng đủ nhu cầu nước và dinh dưỡng.

Suốt 6 tháng đầu bú mẹ hoàn toàn, bé sơ sinh khỏe mạnh sẽ không cần phải bổ sung nước, dù cho thời tiết có nắng nóng chăng nữa.

Trong trường hợp bé bị tiêu chảy dẫn đến mất nước, mẹ cần cho con bú thường xuyên hơn và cho bé đi khám bệnh để được bác sĩ tư vấn cách bù nước phù hợp. Tương tự, các bé uống sữa công thức cũng không cần phải uống thêm nước.
Trẻ dưới 2 tháng tuổi không cần uống thêm nước

Theo các tài liệu nhi khoa gần đây, việc cho trẻ dưới 2 tháng tuổi uống nước chẳng những không mang lại lợi ích, trái lại, bé còn có thể gặp phải những điều nguy hại cho sức khỏe như:

  • Nước làm tăng nồng độ bilirubin gây bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh.
  • Làm các bé sơ sinh bị sụt cân nhiều hơn.
  • Kéo dài thời gian ở bệnh viện sau sinh.
  • Bé sơ sinh uống quá nhiều nước có thể bị ngộ độc nước uống.
  • Bé được uống nước sẽ không muốn bú mẹ, dẫn đến việc sữa mẹ về chậm và ít cơ hội gia tăng lượng sữa trong những ngày đầu tiên.

Như vậy, việc có nên cho trẻ sơ sinh uống nước hay không phụ thuộc vào độ tuổi của bé. Đối với các bé đã ăn dặm, mẹ cũng có thể căn cứ trên nhu cầu thực tế của con để bổ sung nước kịp thời cho bé.

>>>Xem thêm:

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto