Qúa nửa số trẻ bị ọc sữa và thở khò khè khi mới sinh do nguyên nhân này

30-09-2020, 9:11 am 30982

Trẻ bị ọc sữa và thở khò khè liệu có phải dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nguy hiểm ở đường hô hấp? và xuất phát từ những nguyên nhân nào?Mẹ hãy tìm hiểu ngay nhé!

Trẻ bị ọc sữa và thở khò khè nguyên nhân do đâu?

Ọc sữa không phải tình trạng cá biệt ở trẻ sơ sinh nào. Nó là hiện tượng phổ biến diễn ra trong những năm tháng đầu đời của 1 con người. Tình trạng ching này xuất phát từ cấu tạo, vị trí, kích thước và chức năng của dạ dày trẻ thời điểm mới được sinh ra.

Độ co giãn thấp, nằm ngang và các van chưa hoạt động hiệu quả khiến sữa sau khi ăn có thể bị ọc ra khỏi dạ dày. Đặc biệt là sau khi được ăn no mà nằm xuống ngay hoặc được bế với các tư thế không phù hợp.

Tuy nhiên trẻ bị ọc sữa và thở khò khè cùng lúc lại là dấu hiệu cảnh báo các tình trạng khác có thể phức tạp hơn như:

Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản

Theo thống kê có đến 1 nửa số trẻ sơ sinh gặp phải hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản. Xuất phát từ các nguyên nhân sinh lý như trên. Điều này được coi là bình thường khi trẻ bị ọc sữa mà vẫn tăng cân đều đặn, vui vẻ, ngủ ngoan.

tre-bi-oc-sua-va-tho-kho-khe

Trong trường hợp trào ngược nghiêm trọng, trẻ thường xuyên bị nôn trớ, hay cáu bẳn, ảnh hưởng sinh hoạt và sự phát triển. Mẹ nên đưa con đến các cơ sở Y tế kiểm tra để được hỗ trợ điều trị và tư vấn đầy đủ nhất.

Khi trẻ bị trào ngược dạ dày, sữa bị ọc có thể  bị lạc qua đường hô hấp sẽ khiến kích thích việc tăng tiết đờm. Lúc này, tiếng thở của bé sẽ khò khè, nghe nặng hơn như có dị vật phía trong. Tình trạng này xảy ra nhiều nhất sau khi bé được ăn no, nhưng cũng có thể xảy ra khi trẻ sơ sinh khóc, ho hoặc căng thẳng.

Trẻ bị bị viêm đường hô hấp hoặc dị ứng

Trẻ sơ sinh với hệ thống miễn dịch non yếu thường xuyên gặp các vấn đề về đường hô hấp do các yếu tố, tác nhân môi trường xung quanh tác động. Ngoài ra, nó có thể còn là ảnh hưởng của việc trẻ hít phải nước ối trong quá trình bào thai.

Việc đờm nhớt bị ứ đọng và tăng tiết dịch tại niêm mạc mũi họng đã khiến gây nên tình trạng khò khè làm cho bé có thể bị ngạt mũi ít nhiều. Dẫn đến việc phải thở bằng miệng khiến  niêm mạc vùng họng bị khô. Từ đó kích thích phản xạ nôn và khiến bé bị ọc sữa ra ngoài.

Trẻ bị ọc sữa và thở khò khè, mẹ phải làm gì để giúp con?

Khi thấy trẻ bị ọc sữa và thở khò khè, mẹ cần thực hiện các biện pháp làm giảm cả 2 biểu hiện này, bởi chúng có thể tác động qua lại, ảnh hưởng đến nhau theo chiều hướng cùng gia tăn hoặc cùng được giảm thiểu. Thực hiện ngay các mẹo sau để giúp con dễ chịu hơn mẹ nhé:

Sử dụng nước muối sinh lý

Trong những năm tháng đầu đời, rất nhiều chuyên gia khuyến cáo việc sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt mũi cho con. Không chỉ giúp niêm mạc bớt khô, chống lại các kích thích từ môi trường mà vòn giúp tống đẩy các đờm nhớt, gỉ mũi bé ra ngoài dễ dàng hơn.

Theo chia sẻ của các chuyên gia về Tai Mũi Họng thì khi trẻ bị ọc sữa và thở khò khè, cách làm giảm vấn đề hữu hiệu nhất lúc này là mẹ hãy duy trì hoặc tăng cường sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho con. Có thể thực hiện từ 3-5 lần mỗi ngày.

tre-bi-oc-sua-va-tho-kho-khe

Mẹ có thể đặt bé nằm nghiêng, nhỏ nước muối sinh lý ở 1 bên mũi cho nó chảy sang mũi bên kia. Thực hiện tương tự với bên còn lại.

Rất nhiều mẹ chia sẻ, sau khi thực hiện nhỏ nước muối sinh lý đều đặn, con đã hắt xì ra được những phần gỉ mũi lớn ở phía sâu bên trong- thứ không phải ai cũng có thể dễ dàng phát hiện, đặc biệt là khi làm mẹ lần đầu.

Thực hiện cho bú đúng tư thế

Việc cho bú đúng tư thế và khoa học sẽ giảm thiểu tình trạng trẻ sơ sinh bị nuốt phải nhiều không khí. Khi cho con bú, mẹ có thể bế con sao cho phần thân trên cao hơn 1 chút, tạo điều kiện giúp bé tống đẩy không khí thừa ra ngoài khi bú 1 cách dễ dàng. Đồng thời, khi bầu sữa căng, mẹ cần dùng ngón tay kẹp đầu ti, tiết chế lượng sữa đi xuống quá nhiều. Việc trẻ bú nhanh, mạnh sẽ làm con nuốt phải nhiều khí hơn gây ọc và nôn trớ.

Với trẻ bú bình, mẹ cần lưu ý không nghiêng bình quá nhiều khiến trẻ nuốt vào nhiều không khí. Nên để sữa lấp đầy núm vú cao su với tốc độ xuống vừa phải. Không cho con ăn ngay sau khi vừa lắc sữa mà hãy để bọt khí tan hết mẹ nhé.

Vỗ ợ cho bé sau khi bú

Vỗ ợ giúp không khí trong dạ dày thoát ra ngoài, giúp bé dễ chịu, giảm thiểu tình trạng trẻ bị ọc sữa và thở khò khè.

Mẹ hãy nâng bé lên sau khi bú 1 cách nhẹ nhàng. Đặt cằm bé vào vai mẹ. Tay giữ bé, tay còn lại cố định phần đầu hoặc  vỗ nhẹ lưng cho đến khi tiếng ợ phát ra.

Nếu sau 5 phút bé không ợ, hãy đặt bé trở lại tư thế ban đầu do có thể lượng khí trong dạ dày không nhiều và bé chưa có nhu cầu ợ

Lúc này, mẹ hoặc người chăm sóc hãy bế bé thêm từ 20-30 phút hãy đặt bé nằm xuống để hạn chế tình trạng ọc sữa sau khi ăn no nhé.

Trẻ bị ọc sữa và thở khò khè khi nào thì cần gặp bác sĩ?

Trẻ từ 1 đến 4 tháng tuổi thường rất dễ gặp phải tình trạng bị ọc sữa và thở khò khè. Tuy nhiên, đến 6 tháng tuổi thì triệu chứng này có thể  thuyên giảm tới 60%. Do chế độ ăn đặc hơn khi ăn dặm và trẻ bắt đầu ngồi được. Thời điểm 1 tuổi thì có tới 90%  trẻ bị ọc sữa và thở khò khè sẽ hết triệu chứng  này.

tre-bi-oc-sua-va-tho-kho-khe

Đối với những trẻ  bị ọc sữa và thở khò khè liên tục dù đã thực hiện đủ các biện pháp trên, mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ ngay để tìm nguyên nhân là do đâu. Trường hợp trẻ sơ sinh mới ít tháng tuổi nhưng lại bị ọc sữa quá nhiều lần gây nên hiện tượng khó thở, chậm tăng cân, bị viêm đường hô hấp thì không nên chần chừ mà phải đi khám ngay để được kê thuốc theo đơn của bác sĩ.

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto