Phân biệt cương sữa và tắc sữa mẹ bỉm cần biết?

26-02-2020, 2:15 pm 5133

Có một sự thật hiện nay đó là các mẹ bỉm sữa vẫn thường hay nhầm lẫn và khó phân biệt giữa cương sữa và tắc sữa. Bởi nhìn qua dấu hiệu của 2 bệnh lý này “có vẻ” giống nhau nhưng sự thật là KHÔNG!

Cương sữa sinh lý là hiện tượng thường gặp ở các mẹ sau sinh, nếu không phát hiện kịp thời và xử lý đúng cách thì sẽ dẫn đến tình trạng áp xe vú hoặc sốt cao, gây nguy hiểm cho người mẹ.

Cương sữa sinh lý là gì?

Cương sữa sinh lý là hiện tượng xuất hiện ở các mẹ sau sinh từ 2-7 ngày.

Biểu hiện rõ nhất của người mẹ bị cương sữa là toàn bộ ngực nóng và cảm thấy đau nhức. Bầu ngực cương cứng và hầu như không ra sữa hoặc hút sữa nhưng ra rất ít, ngoài ra cơ thể mẹ có thể sốt và xuất hiện hạch ở nách.

Nguyên nhân bị cương sữa

Sự tiết sữa từ bầu ngực mẹ được điều khiển bởi 2 hóc môn chính là Prolactin và Oxytocin. Prolactin là hóc môn tạo sữa, Oxytocin là hóc môn co bóp tuyến sữa. Prolactin được tiết ra nhiều nhất lúc trẻ mới chào đời. Lúc này nhờ Procatin mà sữa đổ về các nang sữa. Tuy nhiên lượng Oxytocin chưa đủ để làm co bóp tuyến sữa, vì thế sữa trong các nang không được giải phóng ra ngoài. Điều này làm bầu ngực mẹ căng cứng và khó chịu.

Phân biệt cương sữa sinh lý và tắc sữa

Hầu như các mẹ vẫn nhầm tưởng giữa 2 khái niệm “ cương sữa sinh lý” và “ tắc sữa” bởi 2 tình trạng này thường có dấu hiệu giống nhau. Trên thực tế, nguyên nhân và cách xử lý của cương sữa và tắc sữa hoàn toàn khác.

1. Cương sữa sinh lý:

Thường xảy ra sau khi sinh 2-7 ngày, khi sữa già bắt đầu "về" nhiều. Đây là lúc mẹ dễ bị nhầm với tắc sữa nhất và thường xử lý không đúng cách dẫn đến hậu quả sợ cho con bú, đau ngực, dễ từ bỏ sữa mẹ mà sử dụng sữa công thức.

❄️ Biểu hiện:

- Ngực nóng, đau nhức TOÀN BỘ NGỰC

- Hút sữa ra rất ít hoặc hầu như không ra sữa

- Ngực cương nặng, cứng

2. Tắc sữa

Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, khi cơ thể mẹ sản xuất sữa nhiều hơn nhu cầu của con và mẹ không vắt/hút bớt thì dễ dẫn đến tắc sữa. Ngoài ra cũng có thể do cơ địa mẹ sữa đặc, ống dẫn sữa nhỏ, mẹ ăn nhiều chất béo động vật…

❄️ Biểu hiện:

- Bầu ngực có cục cứng, đau nhức tại cục, hút sữa ra kém, số lượng tia sữa không như bình thường

- Thường không xảy ra ngay sau sinh như cương sữa vì lúc này sữa mẹ chưa nhiều

- Có thể sốt nhẹ

Cách giúp giảm cương sữa sinh lý

Khi bị căng sữa, mẹ tuyệt đối không nên chườm nóng. Việc chườm nóng sẽ làm cho hệ thống tuyến sữa và mạch máu ở vú giãn nở, hệ quả là mẹ sẽ càng thấy căng tức và khó chịu hơn. Bên cạnh đó cũng không nên day bóp, tác động mạnh gây tổn thương ngực.

Mẹ có thể tham khảo một vài biện pháp sau để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng căng sữa:

  • Chườm lạnh

Mẹ có thể dùng khăn mát chườm lạnh hai vú giữa các cữ bú hoặc cữ hút sữa cũng giúp làm giảm sưng và đau. Tốt nhất mẹ dùng khăn sữa của con, nhúng trong nước lạnh và áp vào ngực trong khoảng 5 phút mỗi lần.

  • Cho con bú liên tục

Cách trị căng sữa tốt nhất là cho bé bú thường xuyên, vậy nên mẹ đừng cố bỏ qua hay né tránh cho bé bú vì đau. Bé càng ít bú, ngực sẽ càng căng và mẹ lại càng đau. Bé bú càng nhiều sẽ thì hiện tượng căng sữa sẽ càng nhanh hết.Dùng tay bóp sữa ra trước khi cho con bú

Mẹ dùng tay bóp một ít sữa ra trước khi cho bé bú để làm giảm sự căng sữa. Ngoài ra điều này còn giúp sữa chảy ra và làm mềm núm vú để bé có thể mút tốt hơn.

Tắc tia sữa khiến mẹ đau, thậm chí áp xe phải điều trị bằng kháng sinh, gây giảm hoặc mất sữa. Bản thân bé sẽ quấy khóc vì không có sữa ăn lúc đói. Bởi vậy, ngay khi có dấu hiệu căng tức ngực, mẹ nên dùng máy hút hết sữa ra. So với vắt tay, máy hút sữa với thiết kế phễu chụp bằng silicon vân hình cánh hoa giúp kích thích mát-xa và duy trì tuyến sữa tiết ra đều đặn, nhẹ nhàng mà không đau.

  • Thử các tư thế cho con bú khác nhau

Mẹ có thể thay đổi các vị trí bú khác nhau trong những lần cho con bú. Điều này giúp đảm bảo rằng tất cả các ống dẫn sữa được dọn sạch và có thể giúp làm giảm bớt cơn đau do căng sữa.

  • Trang phục phù hợp

Tránh tình trạng bị căng sữa sau khi sinh, mẹ nên mặc áo ngực loại dành riêng cho các bà mẹ cho con bú, các loại này thường có dây đai rộng và không có viền nhựa. Áo ngực quá chật sẽ tạp ra áp lực tới bộ ngực đang căng sữa và sưng phồng, khiến mẹ cảm thấy rất đau.

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto