Bỏ túi ngay kinh nghiệm đi làm lại sau sinh mẹ nhé.

17-10-2020, 10:49 am 16160

Khi quỹ thời gian nghỉ thai sản đã gần đến hồi kết thúc cũng là lúc mẹ nên tìm hiểu kinh nghiệm đi làm lại sau sinh.

Mọi vấn đề về vật chất và tâm lý khi được chuẩn bị cẩn thận, tỉ mỉ và chu đáo thì đều có thể diễn ra êm đẹp và dễ chịu. Nên nhớ, lúc trước khi đi làm lại này mẹ đang là cả thế giới của con, và khi mẹ quay trở lại với công việc ở cơ quan thì thế giới quan của con cũng thay đổi! Do đó con cần được biết – có sự làm quen – thích nghi và chấp nhận thực tế rằng mẹ sẽ vắng mặt một phần lớn thời gian trong ngày. Việc chuyển giao một em bé đã có một nhịp sinh hoạt ổn định, một thói quen ăn ngủ không quá phụ thuộc vào mẹ đều có ý nghĩa rất lớn đối với bé và người chăm sóc bé. Hãy đừng để ngày đầu đi làm là ngày con khóc ngặt nghẽo vì không thể ti bình, không thể ngủ và không an tâm, điều này không công bằng với con, với người chăm sóc bé vì họ phải “giải quyết hậu quả” của nếp sinh hoạt ngẫu hứng từ trước ở mẹ. Cũng như mọi hành trình khác, hãy cho mọi người một khởi đầu êm đềm nhất, mẹ nhé! Một số điểm cần ghi nhớ để mẹ có thể chuẩn bị kỹ càng cho con về cả kỹ năng lẫn tâm lý trước khi quay trở lại với công sở, bao gồm:

Những việc mẹ cần chuẩn bị trước khi đi làm.

kinh-nghiem-di-lam-lai-sau-sinh

Hướng dẫn con ti bình

Chắc hẳn trước khi sinh và ngay cả trong quá trình sinh hoạt thì mỗi bà mẹ đều có một định hướng riêng về cách bé sẽ ăn, ngủ và sinh hoạt khi mẹ vắng nhà. Nếu bé được bú mẹ hoàn toàn trong những tháng đầu, thì 1 tháng trước khi trở lại công sở có thể bé cần được giới thiệu một cách thức khác để dung nạp dinh dưỡng trong ngày.Thông thường, nếu một em bé chưa được ti bình bao giờ sẽ cần ít nhất 2 tuần để làm quen và tin tưởng vào bình sữa cũng như chấp nhận nó như một cách dung nạp thức ăn thay thế. Ở một số trường hợp đặc biệt, thời gian này có thể kéo dài thành 3-4 tuần. Và đương nhiên mẹ rất không muốn đến phút chót khi quay trở lại công sở mà con vẫn chưa thể tìm được cách thức bú thay thể ti mẹ, phải không nào?

Một đặc điểm nữa cùng cần lưu ý là khi bé thay đổi cách thức ăn uống, và để đảm bảo nguồn thức ăn, đương nhiên mẹ sẽ phải thực hiện thêm công đoạn vắt sữa nếu mẹ xác định tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ. Việc thay đổi cách rút sữa ra khỏi ngực: từ cách dùng miệng em bé cho đến việc dùng máy hút sữa cũng đòi hỏi một thời gian điều chỉnh và thích nghi ở cơ thể mẹ. Nhiều mẹ có thể không phù hợp ngay với 1 máy hút sữa mà cần thay đổi và lựa chọn dần. Chưa kể đi kèm với quá trình này có thể là hiện tượng tắc sữa tạm thời, thậm chí áp-xe. Vì thế việc chuẩn bị lên kế hoạch sớm, học ti bình và học vắt sữa là yếu tố vô cùng quan trọng cho sự thành công của việc ăn uống hiệu quả khi mẹ quay lại với công sở.

Hướng dẫn con ngủ cũi

Nếu bạn đã có thói quen ngủ chung với bé, thì lúc này là lúc có thể bạn cần có đôi chút thay đổi. Lúc này bé đã cơ động hơn, khả năng trườn của bé có thể cũng đã rất tốt và một chiếc giường chơ vơ giữa không gian sẽ không còn an toàn với bé nữa.Trừ khi người chăm sóc bé sẽ dành cả thời gian ngủ cùng bé giấc ngày (và có thể giấc đêm), còn không thì lúc này bé cần được có một nơi chốn ngủ đảm bảo an toàn. Để khi mẹ đi vắng, con ở nhà với ông bà hay người chăm sóc, họ cũng có thể an tâm đặt bé xuống đi ngủ mà không phải lo lắng đến các nguy cơ tai nạn thương tích, ngã hay những điều không may khác có thể xảy ra.Việc giới thiệu ngủ cũi với bé cần được thực hiện sớm trước khi mẹ đi làm, tốt nhất có thể thực hành đồng thời cùng việc dạy bé tự ngủ. Với chiếc cũi để cạnh giường trước kia, mẹ chỉ cần lắp thêm phần chấn song cũi để đảm bảo quây 4 bề an toàn cho bé là đủ.

kinh-nghiem-di-lam-lai-sau-sinh

Nhiều bé có thể chấp nhận ngủ trong cũi đơn giản không chút biến động hay phản kháng, nhưng có một số bé khác có thể có hiện tượng sợ cũi, nhìn thấy cũi là khóc, tâm lí không tốt khi mẹ đưa bé vào phòng và kéo rèm. Hãy đừng bỏ cuộc các mẹ thân mến, hãy xoa dịu bé. Khi bé còn thức, hãy dành thật nhiều thời gian cho bé chơi trong cũi CÙNG VỚI MẸ. Nhiều mẹ thậm chí còn trèo vào trong cũi nằm cùng với con trong những giai đoạn đầu của quá trình giới thiệu cũi. Khi bé an tâm, giấc ngủ sẽ đến với bé và sự an bình sẽ trở lại với gia đình.

Hướng dẫn con tự ngủ hoặc hướng dẫn người chăm sóc con cách thức để cho bé ngủ.

Ăn không phải là yếu tố duy nhất thay đổi khi mẹ đi làm, mà bên cạnh đó còn là hoạt động chơi và ngủ nữa. Đương nhiên, nếu bé đã quen với thói quen chơi tự lập cũng như có thời gian làm quen và tin tưởng người chăm sóc bé khi mẹ đi vắng thì những sự thay đổi này sẽ bớt phần choáng ngợp với bé.

Ngủ ngược lại là một trạng thái tâm lý cần tâm an mới có thể nhắm mắt và đưa mình vào giấc ngủ được. Khi bé chưa biết tự ngủ, phụ thuộc và vòng tay lời ru và mùi của cơ thể mẹ, hay bé cần ti mẹ để được ngủ, thì lúc này việc ngủ lại càng trở nên khó khăn hơn. Chúng tôi đã gặp không ít các trường hợp thiếu sự chuẩn bị chu đáo về ngủ nên khi mẹ đi làm là cả ngày bé không thể ngủ được, hoặc cùng lắm chợp mắt đôi ba phút. Do qua mệt, đêm bé dậy nhiều và đương nhiên để dỗ bé ngủ, mẹ cho bé ti. Ban ngày bé lại ít đói hơn, dẫn đến hậu quả là khi mẹ đi làm thì con vừa nhịn ăn và tối sục sạo cả đêm, sức khỏe của mẹ và con đều sụt giảm. Cà mẹ và con mỗi ngày đều mệt nhoài, thiếu ngủ và ức chế tinh thần khi mẹ đi làm. Thậm chí ở các trường hợp cực đoan, nhiều mẹ chấp nhận nghỉ việc để nuôi con, kinh tế gia đình sa sút.Vì thế, bạn thân mến. Hãy hướng dẫn bé cảm nhận sự an tâm khi ở môi trường quen thuộc: nơi mình nhắm mắt đi ngủ, giường, đệm và cái cũi của chính mình. Hãy hướng dẫn bé tự ngủ 1 tháng trước khi mẹ đi làm, để bé có thói quen vững chắc và trải qua hết các giai đoạn phản kháng có thể có của quá trình bé học tự ngủ.Và đừng quên, mỗi ngày dành ra ít nhất 1 lần bạn để người chăm sóc tương lai cho bé khi mẹ đi làm được có cơ hội thực hành việc đặt bé ngủ. Bời chính bà hay người hỗ trợ này cũng phải học rất nhiều điều từ nếp sinh hoạt của bé nữa. Và không có cách học nào hữu hiệu hơn là được thực hành người thực việc thực, phải không ạ?

 

Kinh nghiệm đi làm lại sau sinh bằng thử nghiệm. 

Ngay cả khi mọi việc đã vào guồng và sẵn sàng cho ngày trở lại công sở với mẹ, hãy dành ra vài ngày để làm những cuộc thử nghiệm chạy thử, các mẹ thân mến. Hãy tưởng tượng như ngày đi làm đã đến và thực hiện các mốc giờ như thể bạn đã đi làm, kể cả việc bạn dành thời gian để vắt sữa, thử nghiệm cho người chăm sóc bé cho bé ăn và ngủ. Thay vì đi làm, bạn có thể rời nhà 2-3h để có thể đoán trước những vấn đề có thể phát sinh và tìm cách điều chỉnh nó trước khi bạn thực sự vắng mặt ở nhà phần lớn thời gian trong ngày. Bạn sẽ có thể phải mua sắm thêm một chút những thiết bị an toàn, để thỏa mãn sự an tâm của người mẹ khi đặt con yêu ở nhà cho người khác chăm sóc.

  1. Chọn ngày bắt đầu quay trở lại làm

 

  1. kinh-nghiem-di-lam-lai-sau-sinh

Nếu có thể lựa chọn, hãy chọn ngày trở lại công sở là ngày thứ năm hay thứ sáu. Cách này, bạn không quá cách xa ngà cuối tuần và việc xuất phát rời khỏi nhà không trở thành một cú sốc quá lớn với bé và cả gia đình. Bạn cũng có thêm chút thời gian để thực sự điểu chỉnh nếp sinh hoạt, lịch hút sữa để không tắc/mất sữa nữa.Nếu điều kiện kinh tế cho phép, hãy làm việc bán thới gian.

  1. Kế hoạch nơi công sở
  • Nếu bạn hút sữa, bạn sẽ cần những trang phục dễ dàng hơn để thực hiện việc này. Áo có thể mở ở phía trước, ít nhăn và nếu không may bị nhỏ sữa lên cũng không hiện quá rõ màu. Để tránh chảy sữa, mẹ có thể dùng miếng thấm sữa, và có thể mang thêm 1 chiếc áo dự trù trong trường hợp có “sự cố”
  • Tìm nơi kín đáo để vắt sữa
  • Nhất quán. Nếu có thể, hãy tuân thủ giờ vắt sữa mà bạn đã định ra từ trước, cách này giúp bạn vắt sữa hiệu quả hơn, giảm thiểu nguy cơ mất sữa hay tắc sữa
  • Lên kế hoạch bảo quản sữa: Bảo quản sữa vào tủ lạnh nơi làm việc, ghi rõ tên để các đồng nghiệp không nhầm và sử dụng sữa này. Nhiều mẹ có đầu tư một tủ mát riêng để tích sữa, kèm đá khô để giữ lạnh.
  • Sử dụng sữa vắt ngay. Khi về đến nhà, bạn có thể cho sữa vắt vào tủ lạnh và cho con ăn ngay ngày hôm sau. Bằng cách này, trong tủ lạnh của bạn luôn trữ đủ 1 ngày sữa mẹ hoàn thiện cho con.
  • Lên kế hoạch cho con bú mẹ trực tiếp: trước khi đi làm và ngay khi đi làm về. Hãy dặn người chăm sóc bé tránh cho bé ăn trước khi mẹ đi làm về, bằng cách này bạn cho bé ti trực tiếp, vừa là cách tuyệt vời để gắn kết mẹ con sau một ngày dài, vừa giảm bớt thời gian và công sức bơm sữa cho con đối với mẹ.
  • Những ngày cuối tuần: nếu muốn, bạn có thể cho con ti mẹ trực tiếp hoàn toàn.
  • Nhìn mục tiêu dài hạn. Cho dù bạn có lên kế hoạch thông minh, chu đáo và tỉ mỉ đến đâu đi chăng nữa, việc nuôi con bằng sữa mẹ khi đi làm không thể tránh khỏi những xung đột về thời gian và công sức.  Dưới đây chỉ là những kinh nghiệm có thể bạn áp dụng tốt hoặc không. Và hãy xác định mẹ không thể làm được hết tất cả mọi việc một cách chu toàn. Hãy xác định mục tiêu tối cao trong cuộc sống của bạn: gia đình, con cái, mỗi quan hệ vợ chồng và công việc để khi có sự lựa chọn phù hợp khi quỹ thời gian của bạn là không nhiều.

Chúc mẹ và các bé có sự chuyển giao nhịp nhàng nhé. 

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto