Các giai đoạn phát triển của trẻ mẹ lưu ý ngay kẻo hối tiếc

23-03-2019, 10:40 am 576

Trẻ nhỏ có các giai đoạn phát triển nhất định. Trong mỗi giai đoạn đều có những đặc điểm riêng mà mẹ cần lưu ý. Những mốc này là thời điểm vàng, mẹ cần bổ sung cho trẻ các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp bé phát triển một cách tối đa nhất.

Giai đoạn từ 0- 1 tuổi

Giai đoạn phát triển của trẻ từ lúc chào đời đến 1 tuổi được coi là giai đoạn quan trọng nhất bởi nó là khoảng thời gian hoàn thiện những kỹ năng cơ bản nhất của một con người. Các giai đoạn phát triển của trẻ trong từ 0-1 tuổi được chia ra làm các mốc 0 - 3 tháng, 3 - 6 tháng, 6 - 9 tháng và 9 - 12 tháng.

Về mặt phát triển thể chất:

Từ 0 - 3 tháng: đầu bé có thể ngẩng lên, sau đó giữ trong một khoảng thời gian, có thể nâng chân lên một cách dễ dàng, khi đặt bé nằm ngửa bé sẽ xoay đầu sang cả hai bên. Khi bước sang giai đoạn thứ 2 từ 3 - 6 tháng bé sẽ nâng được cả đầu lẫn vai, xoay đầu và có thay đổi về cân nặng. Đến giai đoạn từ 6 - 9 tháng, khi nâng bé dậy mà không đỡ phần cổ, đầu có thể dễ dàng nâng theo. Và khi được 9 - 12 tháng đầu có thể di chuyển một cách hoàn hảo qua từng vị trí mà bé muốn.

Về mặt phát triển tinh thần và giao tiếp xã hội:

Khả năng giao tiếp của bé sẽ tăng lên nhanh chóng từ những điều cơ bản như khóc khi nghe thấy tiếng động lớn lúc 0 - 3 tháng tuổi. Nói được những từ cơ bản như bạn vẫn thấy là "ê a" vào tháng thứ 3 - 6. Khi được 6- 9 tháng bé sẽ phân biệt được các âm thanh khác nhau. 

Giai đoạn từ 1- 3 tuổi

Tiến trình phát triển các kỹ năng vận động của bé từ 1- 3 tuổi

Kỹ năng vận động thô

Kỹ năng vận động thô là sự phát triển và tăng cường các nhóm cơ lớn của cơ thể bé. Chẳng hạn như những chuyển động cần để kiểm soát phần đầu, lật, ngồi xuống, bò trườn, đứng lên, đi lại và chạy nhảy. Kỹ năng thô của trẻ phát triển theo độ tuổi như sau:

  • Trẻ 1 tuổi có thể đứng vịn, đi vịn, bò giỏi, tự đứng dậy được
  • Trẻ 2 tuổi: chạy, ném bóng, bước lên bước xuống bậc thang, nhảy hai chân cùng một lúc.
  • Trẻ 3 tuổi: đi bằng gót chân rồi ngón chân, đứng bằng một chân, nhảy bậc thang bằng cả hai chân, bước lên cầu thang mỗi bậc một chân

Kỹ năng vận động tinh

Kỹ năng vận động tinh là khả năng điều khiển bàn tay và các ngón tay. Kỹ năng vận động tinh phát triển tùy theo việc chơi- tập luyện của trẻ. Kỹ năng vận động tinh là cơ sở để trẻ phát triển khả năng nghệ thuật của đôi tay và luyện viết chữ đẹp. Các kỹ năng tinh phát triển theo các giai đoạn phát triển của trẻ như sau:

  • Trẻ 1 tuổi: Nhặt đồ vật sử dụng đầu ngón cái và ngón trỏ, cầm bút chì và vẽ nguệch ngoạc, nhặt được những vật nhỏ
  • Trẻ 2 tuổi: Xây tháp với 4-8 hình khối, bắt chước vẽ một đường thẳng, vẽ nguệch ngoạc bằng bút chì hay bằng bút màu, giúp mặc và cởi quần áo, xếp 3 hình khối thành đoàn tàu xe lửa.
  • Trẻ 3 tuổi: Ở giai đoạn này, bé có thể bắt chước vẽ hình tròn, xâu chuỗi 6 hạt, dùng kéo cắt theo đường vẽ sẵn, dùng được thìa (muỗng), mở nút, xây tháp với 8 hình khối.

Giai đoạn tiền dạy thì

Trong các giai đoạn phát triển của trẻ, giai đoạn tiền dạy thì vô cũng quan trọng với sự phát triển của trẻ. Đây là tiền đề, quyết định phát triển trong giai đoạn dạy thì của bé.

Từ 3 đến 5 tuổi

Về mặt tâm lý xã hội

  • Phát triển ngôn ngữ và hiểu biết bản thân
  • Suy nghĩ về những điều kỳ diệu, xa thực tế
  • Học luật xã hội
  • Tìm hiểu cái gì thật và cái gì tưởng tượng (vd trò chơi tưởng tượng, ác mộng)
  • Nghĩ về” bây giờ và ở đây” hơn là tương lai
  • Đặt nhiều câu hỏi
  • Bắt đầu hiểu hậu quả của việc làm/cảm xúc và phân biệt đúng/sai
  • Bắt đầu đi nhà trẻ/mẫu giáo và tập đếm số
  • Bắt đầu quan hệ với bạn bè và thầy cô.

Về mặt thể chất

  • Kỹ năng tự lập (mặc quần áo,ăn uống, vệ sinh)
  • Có nhiều năng lượng

Những điều cần quan tâm

  • Không tự lập được có thể dẫn đến mặc cảm tội lỗi và sợ thử những công việc mới
  • Có khuynh hướng lệ thuộc vào người lớn quá đáng
  • Có thể khó quan hệ với người khác sau này trong cuộc sống
  • Khó có khả năng ứng xử và quyết định

Vai trò của người ba mẹ

  • Cho phép bé có kinh nghiệm và đồng thời cho giới hạn
  • Trả lời trung thực các câu hỏi của bé
  • Khen ngợi khi trẻ hoàn thành công việc
  • Không la mắng hoặc đánh đập khi trẻ thất bại một số công việc, giúp trẻ học cách làm tốt hơn hoặc khác hơn
  • Động viên sự sáng tạo
  • Động viên bé nói về cảm xúc (vd chia sẻ cảm xúc của cha mẹ, quan sát trẻ và thử diễn giải cảm xúc của bé)

Từ 6 đến 11 tuổi

Về mặt tâm lý xã hội

  • Tiếp tuc phát triển kỹ năng
  • Bắt đầu hiểu góc nhìn của người khác có thể khác với góc nhìn của mình
  • Hiểu cảm xúc của trẻ và của người khác hơn(bắt đầu “thấu cảm”, tức là đặt mình ở chỗ người khác để hiểu cảm xúc)
  • Suy nghĩ hợp lý về những điều cụ thể trong trải nghiệm thường ngày (phải đi học để tập đọc và viết)
  • Bắt đầu hiểu luật và chuẩn xã hội (như người đàn ông có thể là cha, con trai, thầy giáo và người bạn)
  • Hiểu mối tương quan giữa các đồ vật (vd trái cà, dưa đều là “rau cải”)
  • Có khả năng giải quyết vấn đề khá hơn vì trí nhớ khá hơn
  • Hiểu nhiều khái niệm hơn (ý tưởng/giả thuyết) được giải thích
  • Học đọc, viết, làm toán
  • Có trách nhiệm hơn trong gia đình

Về mặt thể chất

  • Tăng chiều cao, cân nặng
  • Làm nhiểu việc hơn với đôi bàn tay và cơ thể vì tự kiểm soát khá hơn.

Những điều cần quan tâm

  • Nếu trẻ không hoàn thành công việc, thì cũng sẽ ngưng hy vọng vào tương lai
  • Trẻ cảm thấy tự ti
  • Trẻ cảm thấy không trưởng thành(không biết, không có khả năng)

Vai trò của ba mẹ

  • Khen ngợi sự cố gắng của trẻ
  • Động viên trẻ tự thấy ngang tầm cỡ các bạn
  • Động viên trẻ có khả năng hoàn thành công việc mặc dù có khó khăn
  • Dạy trẻ cách ứng xử với thất bại và giải quyết vấn đề
  • Cần nâng đỡ trẻ một cách phù hợp

Giai đoạn dạy thì

Đây là thời điểm quan trọng nhất trong các giai đoạn phát triển của trẻ. Thời gian này quyết định sự phát triển cả về thể chất, tinh thần, cũng như định hướng sự phát triển nhân cách của trẻ. Mẹ cần đặc biệt lưu ý những hành vi, suy nghĩ của bé để có cách giáo dục phù hợp nhất.

Về mặt tâm lý xã hội

  • Suy nghĩ đầu tiên đến bản thân
  • Bắt đầu suy nghĩ về tương lai
  • Chú ý đến các mối quan hệ xã hội và quan tâm đến ngoại hình, niềm tin và giá trị
  • Xác định nhân thân, đồng thời thất vọng khi hòa nhập với một nhóm
  • Không thích làm điều được yêu cầu
  • Muốn độc lập nhưng vẫn lệ thuộc
  • Trải nghiệm một sự chia rẻ mạnh mẽ giữa vai trò nam nữ
  • Bắt đầu những mối quan hệ nghiêm túc(lãng mạn, trong gia đình và bạn bè)
  • Bắt đầu nghĩ đến những điều trừu tượng như tầng lớp xã hội và cách hành vi của trẻ ảnh hưởng đến gia đình và cộng đồng
  • Bắt đầu hiểu những vấn đề luân lý và biết đúng/sai
  • Tăng nhu cầu cảm xúc và không an toàn
  • Thực hành làm người lớn

Về mặt thể chất

  • Thay đổi nhiều trong cơ thể(dậy thì)

Những điều cần quan tâm

  • Nếu trẻ không thành công để hoàn tất giai đoạn này, thì sẽ có sự hỗn loạn trong nhân thân, tôn giáo ,tính dục,v.v..

Vai trò của ba mẹ

  • Duy trì sự giao tiếp cởi mở
  • Động viên trẻ nói về những suy nghĩ hoặc bày tỏ ý kiến
  • Cung cấp lời khuyên và hướng dẫn
  • Thiết lập giới hạn với trẻ
  • Cho trẻ có cơ hội bày tỏ sự nóng giận hoặc các cảm xúc khác.

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto