Kiến thức về các giai đoạn phát triển của trẻ theo Piaget - mẹ đã cập nhật chưa

23-03-2019, 4:46 pm 1193

Jean Piaget và học thuyết về các giai đoạn phát triển của trẻ theo Piaget

Jean PiagetJean Piaget (1896 – 1980) là nhà tâm lí học Thuỵ Sĩ. Ông là một trong những người sáng lập môn tâm lí học phát triển, và chuyên nghiên cứu về tâm lí học tư duy và tâm lí học trẻ em, học thuyết về các giai đoạn phát triển của trẻ theo Piaget đã giúp các nhà giáo dục và cha mẹ hiểu kỹ hơn để đồng hành cùng trẻ tốt hơn trong mỗi giai đoạn phát triển.

>>>Xem thêm: Gợi ý các giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ ba mẹ cần đọc ngay

Dựa trên những dữ liệu từ thực nghiệm, Piaget xây dựng học thuyết về sự hình thành và phát triển trí tuệ. Học thuyết này coi trí tuệ là sự phối hợp các hành động bên trong của chủ thể, đó là những thao tác. Theo ông, trí tuệ không bất biến mà phát triển theo từng cấp độ phụ thuộc vào giai đoạn và các thời kì được hoà nhập kế tiếp nhau bởi các điều kiện sinh lí của sự phát triển. Nó là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa chủ thể và môi trường.

Theo học thuyết về các giai đoạn phát triển của trẻ theo Piaget, mỗi lứa tuổi có đặc trưng riêng về chất lượng trí tuệ và được coi là một giai đoạn phát triển. Một giai đoạn trí tuệ có những đặc trưng sau: thứ nhất, các thành tựu trí tuệ giai đoạn này là sự kế tiếp giai đoạn trước; thứ hai, là sự kết hợp thống nhất các cấu trúc đã có từ giai đoạn trước; thứ ba, mỗi giai đoạn là một cấu trúc tổng thể các sơ đồ chứ không phải là sự xếp chồng các sơ đồ lên nhau; thứ tư, mỗi giai đoạn đều gồm các cấu trúc đã có, đang có và các yếu tố chuẩn bị cho giai đoạn tiếp sau. Dựa vào các dấu hiệu trên, J.Piaget chia quá trình phát triển nhận thức ở trẻ nhỏ thành các giai đoạn lớn, và trong mỗi giai đoạn lớn đó bao gồm những thời kỳ nhỏ.

Theo J. Piaget, sự xuất hiện và phát triển của trí tuệ là kết quả của hai cơ chế cơ bản: đồng hoá (assimilation) và điều ứng (accommodation). Đồng hoá là sự thống nhất thông tin mới vào cấu trúc tinh thần đang có sẵn. Có thể hiểu, cơ thể đồng hoá những yếu tố của môi trường vào những cơ cấu sẵn có của mình. Điều ứng là sự thay đổi một cấu trúc tinh thần để thu vào thông tin mới. Điều đó có nghĩa là có sự điều chỉnh những cơ cấu ấy để thích ứng với những biến đổi của môi trường. Khi hai quá trình đồng hoá và điều ứng ở thế cân bằng là đã có sự thích nghi và ở mỗi thời kỳ tạo ra những cơ cấu và những cơ chế đặc biệt. Chính nhờ hai cơ chế này mà trí tuệ của con người được phát triển.

Sau hơn 30 năm nghiên cứu, Jean Piaget đã xác định là có 4 giai đoạn trong lịch sử phát triển trí tuệ của trẻ em, mỗi giai đoạn lại chia thành một số thời kỳ. Ngày nay có thể nói hầu hết các nhà tâm lý học, mặc dù còn chưa đồng ý về một số tiểu tiết hay trong sự xác định nguyên nhân phát triển, đều nhất trí với Jean Piaget về việc phân kỳ đại cương với những đặc trưng chủ yếu từng thời kỳ.

4 giai đoạn lớn của sự phát triển nhận thức ở trẻ nhỏ là:

Giai đoạn cảm giác – vận động (từ 0 đến 2 tuổi), là giai đoạn trẻ nhận biết thế giới thông qua sự phối hợp cảm giác và vận động.

Giai đoạn tiền thao tác cụ thể (từ 2 đến 7 tuổi). Lúc này trẻ đã có thể nhận biết thế giới qua các biểu tượng, đặc biệt là biểu tượng bằng ngôn ngữ.

Giai đoạn thao tác cụ thể (từ 7 tuổi đến 11 tuổi): Trẻ có thể hiểu được thế giới theo cách lý luận hơn là tri giác đơn giản thông qua các ý niệm về đối tượng bên ngoài.

Giai đoạn thao tác hình thức hay tư duy lôgic (từ 11 đến 14-15 tuổi). Trong giai đoạn này, trẻ có khả năng khái quát hoá các ý tưởng và cấu trúc các điều trừu tượng. Chúng có khả năng đưa ra kết luận từ những giả thuyết hơn là dựa hoàn toàn vào quan sát thực tế. Trí tuệ đứa trẻ đã đạt mức phát triển hoàn chỉnh.

>>> Xem thêm: 6 thực phẩm giúp bé tăng cân nhanh vèo vèo

 

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto