Những điều cần biết về nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ sơ sinh.

13-10-2020, 4:24 pm 616

Tìm hiểu nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ sơ sinh.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp là gì?

nhiem-khuan-duong-ho-hap-o-tre-so-sinh

Nhiễm khuẩn đường hô hấp là bệnh do vi khuẩn/vi rút gây ra chúng khiến các bộ phận ở đường hô hấp dưới hoặc trên bị tổn thương.

Tùy theo vị trí nhiễm khuẩn mà chia ra thành 2 loại là nhiễm khuẩn hô hấp trên và nhiễm khuẩn hô hấp dưới. 2 loại này lấy nắp thanh quản làm ranh giới.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: gây các bệnh lí về viêm thanh quản, viêm phế quản, phế quản và phổi.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: thường gây ra các bệnh lí viêm xoang, viêm amidan, viêm họng, viêm tai giữa…

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân chủ yếu của nhiễm khuẩn đường hô hấp là do vi khuẩn hoặc vi rút xâm nhập vào hệ thống đường hô hấp của bé.

Cộng thêm những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ sơ sinh.

Trẻ sinh non, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, trẻ mắc những bệnh bẩm sinh….

Ảnh hưởng của môi trường.

Sự thay đổi của thời tiết khí hậu có độ ẩm cao.

Môi trường ôi nhiễm, nhà ở chật chội, ẩm thấp bụi bặm, khói bếp khó thuốc lá..

Trẻ tiếp xúc với người mắc những bệnh về đường hô hấp.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Dấu hiệu nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ sơ sinh.

Trẻ ho kèm theo các triệu chứng chảy nước mũi, thở khò khè…

Trẻ mệt mỏi quấy khóc, kèm theo triệu chứng chán ăn, bỏ bú

Trẻ thở nhanh, rút lõm lồng ngực.

Trẻ rất dễ nôn trớ sau khi ăn.

Mẹ có thể theo dõi nhịp thở của trẻ để biết sự bất thường hay không?

Nhịp thở bình thường của trẻ.

0-2 tháng tuổi: nhịp thở là 60 lần/ phút là thở nhanh.

2-12 tháng tuổi: nhịp thở là 50 lần/ phút là thở nhanh.

12-5 tuổi: nhịp thở là 40 lần/ phút là thở nhanh.

Ngoài những dấu hiệu nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ sơ sinh nói chung thì nếu trẻ mắc các bệnh về viêm phổi thì trẻ còn có các triệu chứng riêng là:

Trẻ có thể sốt hoặc không, đôi khi trẻ có thể bị hạ nhiệt độ cơ thể.

Bú kém hoặc bỏ bú luôn, đùn bọt mép.

Thở rít nằm không yên.

Khi gặp những dấu hiệu này mẹ nên đưa bé ngay đến bác sĩ để được điều trị kịp thời.

nhiem-khuan-duong-ho-hap-o-tre-so-sinh

Chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Với trường hợp nhẹ khi biết cách điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp thì bé có thể tự khỏi mà không cần sử dụng thuốc kháng sinh.

Vệ sinh cho trẻ bằng bông tăm, sử dụng các dụng cụ hút mũi và nhỏ nước muối sinh lí cho trẻ.

Khi trẻ có đờm thì mẹ nên vỗ long đờm cho bé. Mẹ thực hiện cách này bằng cách dùng tay khum vỗ một lực nhẹ lên lưng của bé. Nên thực hiện thao tác này sau một giờ cho bé sau khi ăn để tránh hiện tượng nôn trớ.

Mẹ có thể sử dụng những phương pháp dân gian giúp trẻ giảm ho như dùng siro, thuốc thảo dược…

Cho bé bú thường xuyên để tăng cường miễn dịch cho trẻ.

Chăm sóc vệ sinh bằng cách hạn chế nguồn lây bệnh cho trẻ. Luôn luôn giữ vệ sinh phòng ở, làm sạch các dụng cụ chăm sóc và giữ gìn vệ sinh bé. Tránh cho bé tiếp xúc với người có triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi.

 

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto