Biểu hiện nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh không được chủ quan.

24-09-2020, 4:50 pm 412

Biểu hiện nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh chủ yếu là triệu chứng tiêu chảy. Nhưng khi nào là những triệu chứng nguy hiểm mà mẹ không nên chủ quan sẽ được tìm hiểu trong bài viết sau.

Nguyên nhân và biểu hiện của nhiễm ruột đường ruột của trẻ sơ sinh.

bieu-hien-nhiem-khuan-duong-ruot-o-tre-so-sinh

Nhiễm khuẩn( nhiễm trùng) đường ruột là bệnh lí do vi rút gây ra khiến trẻ bị tiêu chảy, triệu chứng nặng là nôn mửa.

Nguyên nhân của nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh.

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non nớt, trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.

Trẻ tiếp xúc với đồ vật, thức ăn có chứa nguồn lây bệnh. Vi rút gây những biểu hiện nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh chủ yếu là vi rút Rota hoặc vi khuẩn Ecoli

Biểu hiện nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh.

Tùy thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn và loại vi khuẩn gây bệnh mà bé có những biểu hiện về triệu chứng khác nhau. Để từ đó, mẹ có những cách xử trí cho thích hợp.

Trẻ bị tiêu chảy kéo dài, phân lỏng, có bọt.

Trẻ quấy khóc, đau bụng dữ dội kèm theo triệu chứng sốt nặng hay nhẹ, có thể buồn nôn hoặc nôn nhiều.

Bé đi phân lỏng lẫn chất nhầy hay bạch cầu nên có thể nhìn thấy biểu hiện xanh xao, khuôn mặt hốc hác.

Thời gian ủ bệnh có thể từ 2-5 ngày tùy theo cơ địa mà thời gian này có thể lâu hơn. Trẻ không được điều trị kháng sinh thì cần khoảng 1 tuần để đào thải vi khuẩn ra ngoài.

bieu-hien-nhiem-khuan-duong-ruot-o-tre-so-sinh

Cách xử trí nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ từ nặng đến nhẹ.

Tùy vào những biểu hiện nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh mà có cách xử trí.

Đối với trường hợp có biểu hiện nhiễm khuẩn đường ruột nhẹ.

Mẹ hoàn toàn có thể giảm những biểu hiện nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh tại nhà. Nhanh thì có thể 1 vài ngày là bé đã khỏi.

Cho trẻ sơ sinh bú sữa thường xuyên hơn. Bằng cách chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày, dỗ dành bé ăn. Vì trong giai đoạn này bé rất mệt mỏi, chán ăn nên mẹ kiên trì chăm bé.
Với trẻ lớn hơn( trên 6 tháng) mẹ có thể cho con uống thêm các loại nước kali từ trái cây như cam, dừa…Mẹ làm mềm thức ăn để cho bé dễ nuốt và dễ tiêu hóa.

Xử trí những biểu hiện nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh bị nặng.

Mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ khi xuất hiện các biểu hiện sau:

bieu-hien-nhiem-khuan-duong-ruot-o-tre-so-sinh

Đi ngoài liên tục 5-6 lần/ ngày kèm theo có sốt.

Phân nhày có lẫn máu hoặc phân toàn nước. Trẻ đi tiểu ít hoặc không đi tiểu.

Trẻ có những biểu hiện lờ đờ, đổ mồ hôi, chân tay lạnh, bỏ bú không ăn uống được hoặc nôn mửa nhiều.

Khi xuất hiện một trong những biểu hiện này thì mẹ phải đưa bé đến ngay cơ sở y tế được thăm khám kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý cho bé uống thuốc.

Cách phòng bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh.

Trẻ có biểu hiện nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh thì thường rất dễ tái phát bệnh. Nên việc phòng bệnh là điều quan trọng đầu tiên cho mẹ.

Vệ sinh thân thể, quần áo, đồ chơi của trẻ, giảm thiểu sự tiếp xúc của các mầm bệnh đối với bé.

Vệ sinh dụng cụ ăn uống của bé. Bình sữa, núm ti… nên được tiệt trùng trước khi cho bé sử dụng.

Ba mẹ thường xuyên rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh với bé để diệt khuẩn trước khi tiếp xúc với bé.

Không để vật nuôi tiếp xúc với trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Bố mẹ xây dựng những chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh cũng như giữ môi trường sống của trẻ sạch sẽ, không ẩm mốc.

Biểu hiện nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh là rất phức tạp. Chính vì vậy, mẹ nên theo dõi khi trẻ có những dấu hiệu nhiễm khuẩn đường ruột để xử lí cho kịp thời. Nhưng phòng bệnh hơn chữa bệnh. Những lưu ý trong quá trình chăm sóc chon sẽ giúp con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

 

 

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto