Kỹ năng vàng giúp cứu trẻ khi bị hóc dị vật bố mẹ cần phải ghi nhớ

22-03-2019, 9:27 am 8288

Nếu con bạn chẳng may bị hóc thì sao? Làm thế nào để có thể giúp chúng? Dưới đây là những kỹ năng vàng mà các ông bố bà mẹ nên trang bị để bảo vệ tính mạng cho con trẻ khi gặp rủi ro!

Trên thực tế, mặc dù trẻ em thường xuyên được giám sát bởi người lớn, tuy nhiên những vật lạ từ bên ngoài có thể xâm nhập vào trẻ thông qua cổ họng khá dễ dàng. Hóc, nghẹn ở trẻ là một trong những tình huống hay xảy ra và cực kỳ nguy hiểm nếu không được kịp thời xử lý, nó có thể khiến trẻ bị tắc đường thở. Lúc này các kỹ thuật sơ cứu là một kỹ năng đặc biệt mà bậc làm cha mẹ có thể học và nên học.

Những dấu hiệu nào cho thấy trẻ bắt đầu bị hóc, nghẹn?

- Nếu bé đang vừa thở vừa ho, điều đó có nghĩa là đường thở của bé chưa tắc hoàn toàn. Em bé cần tiếp tục ho để loại bỏ vật bị kẹt. Nôn mửa cũng có thể do phản xạ của cơ thể gây ra bởi một vật lạ ở thanh quản. Những phản ứng tự nhiên này của cơ thể sẽ giúp làm sạch cổ họng của trẻ mà không cần đến các kỹ thuật đặc biệt.

- Ở giai đoạn trẻ bắt đầu khó thở hoặc thở hổn hển thì lại khác. Nếu trẻ đột nhiên ngừng ho, la hét hoặc ngừng tạo ra bất kỳ âm thanh nào khác nghĩa là có một cái gì đó đã chặn đường hô hấp của bé. Âm thanh yếu hoặc miệng mấp máy không ra tiếng cũng có thể là biểu hiện bé bị nghẹt thở.

- Nếu da bé đột ngột chuyển từ màu đỏ sang xanh, khó hít thở và trào nước miếng chính là những dấu hiệu rõ ràng cho thấy trẻ đang ngạt thở. Trong một số trường hợp, mất ý thức có thể xảy ra.

Cách xử lí khi trẻ bị hóc, nghẹn

Để giúp đỡ con trẻ, bạn cần phải bình tĩnh và ngay lập tức gọi xe cứu thương, đồng thời bắt đầu thực hiện các thủ tục cứu hộ trước khi bác sĩ đến. Đừng cố gắng tiếp cận dị vật bằng tay, điều này có thể góp phần làm vật thể lạ thâm nhập sâu hơn vào đường hô hấp, chỉ lấy vật ra khỏi miệng bé nếu bạn có thể nhìn thấy nó. Tùy theo độ tuổi của bé sẽ có các cách xử lý khác nhau:

Trẻ em đến dưới 1 tuổi

Thông thường, trong giai đoạn này trẻ thường bị nghẹn thức ăn hoặc trào ngược. Nguy cơ trẻ bị nghẹn và bắt đầu nghẹt thở xảy ra khi em bé bị đói, sai tư thế khi ăn hoặc mẹ có nhiều sữa mà bé không thể nuốt đủ nhanh. Điều này cũng có thể xảy ra khi thức ăn chưa bị nghiền nát hoàn toàn và chứa những miếng lớn.

Có một số phương pháp giúp cứu con bạn trong một tình huống như thế này:

- Đặt em bé trên cánh tay của bạn với bụng úp xuống và nghiêng đầu trẻ xuống dưới. Vỗ 5 lần giữa các thanh vai bằng tay kia. Làm như thể bạn đang cố di chuyển vật bị kẹt ngược về miệng.

- Đặt lưng bé lên tay bạn, để đầu nằm thấp hơn toàn bộ cơ thể. Ngón giữa và ngón trỏ của bạn nhấn 5 lần dưới lồng sườn.

Trẻ em trên 1 tuổi

Cách 1: Dùng ngón tay trỏ cho vào trong cổ họng của bé, nhấn lưỡi để gây nôn nếu vật lạ đã rơi quá sâu.

Cách 2: Để bé nằm úp mặt, đầu gối chạm vào dạ dày con, tiến hành vỗ lưng cho bé từ dưới lên, khoảng 100 lần/phút.

Cách 3: Nếu bé trên 3 tuổi, có thể tự đứng vững, hãy đứng phía sau lưng con, vòng hai tay ra trước ôm lấy ngực bé. Tay phải nắm lại, tay trái nắm lấy tay phải, hai ngón tay cái chạm vào dạ dày bé, ấn mạnh, nhanh để dị vật bắn ra ngoài.

Nếu hơi thở của trẻ không hồi phục hoặc bị mất ý thức sau khi loại bỏ vật bị kẹt, bạn cần phải hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim gián tiếp. Hãy nhớ rằng các kỹ thuật này khác nhau đối với trẻ sơ sinh và trẻ lớn hơn.

Làm thế nào để ngăn trẻ bị nghẹn?

Để giảm thiểu nguy cơ bé bị hóc, nghẹn, bạn có thể thực hiện các hành động đơn giản sau:

Hãy theo dõi con bạn, đừng để chúng chơi với đồ chơi có chứa những miếng nhỏ.

Nên cho trẻ ăn trái cây và các loại quả không hạt.

Đối với trẻ nhỏ thì bạn nên xay kỹ thức ăn.

Nhắc nhở bé không được cười và nói chuyện trong khi ăn.

Không cho bé ăn nhiều thức ăn trong miệng cùng một lúc.

Đừng cố bắt trẻ phải ăn. Trẻ sẽ phản kháng và điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị nghẹn.

Đừng để trẻ ăn và uống trong khi đi bộ hoặc trong khi đang di chuyển xe.

Đừng làm trẻ bị phân tâm trong khi đang ăn.

Ngay cả người lớn cũng không tránh được việc bị nghẹn. Nhưng bằng cách làm theo các quy tắc đơn giản này, bạn sẽ bảo vệ con trẻ hiệu quả hơn. Hy vọng rằng bạn sẽ không bao giờ cần phải sử dụng các thủ tục cứu hộ này. Tuy nhiên, điều vô cùng quan trọng là bạn phải nằm lòng các phương pháp trên đây để bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Nếu bạn biết bất kỳ kỹ thuật nào khác để cứu trẻ khỏi bị nghẹt thở, hãy chia sẻ cho Tuticare nhé!

Nguồn: Bright Side

>>> Các mẹ nên xem thêm: Cập nhập chế độ thai sản 2019 mới mẹ biết để không mất quyền lợi

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto