Giúp mẹ hiểu nguyên nhân và cách xử trí khi trẻ bị nôn trớ

26-09-2020, 11:07 am 155

Nôn trớ là hiện tượng thường thấy ở đối tượng trẻ nhỏ. Tuy nhiên nó lại đưa đến không ít bỡ ngỡ, lo lắng cho những người lần đầu làm mẹ. Xuất phát từ việc thiếu kiến thức về nguyên nhân và cách xử trí khi trẻ bị nôn trớ , nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra. Mẹ hãy cùng tìm hiểu thông tin sau để củng cố kỹ năng chăm sóc bé yêu nhé! 

Nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ 

Do nguyên nhân sinh lý

Trẻ sơ sinh khi mới chào đời có dạ dày nằm ngang. Co thắt tâm vị yếu, các van đóng mở chưa đồng bộ. Chức năng của hệ tiêu hóa hay đường ruột còn chưa hoàn thiện. Đặc điểm khác biệt này so với lứa tuổi khác khiến các bé dễ bị nôn trớ hơn bình thường. Đặc biệt là sau khi ăn no, vặn mình, được bế hoặc nằm không đúng tư thế.

nguyen-nhan-va-cach-xu-tri-khi-tre-bi-non-tro

 

Đây không phải tình trạng cá biệt mà xảy ra ở phần lớn trẻ sơ sinh. Hiện tượng này có thể dần biến mất sau 3-6 tháng, khi hệ tiêu hóa đã hoàn thiện hơn.

Do nguyên nhân bệnh lý

Nôn trớ còn là biểu hiện xảy ra ở những trẻ có vấn đề bệnh lý trong cơ thể. Phổ biến và điển hình nhất là trào ngược dạ dày thực quản; nhiễm khuẩn/ nhiễm trùng  đường ruột; nhiễm khuẩn hệ hô hấp; các vấn đề về não bộ; lồng ruột/ xoắn ruột/ viêm ruột thừa….

Nôn trớ bệnh lý có thể đi kèm với 1 số biểu hiện như ợ chua, đau rát cổ họng, cổ họng có đờm, ốm sốt, tiêu chảy, đau quặn vùng bụng, mệt mỏi, chán ăn, bú kém… ở trẻ xảy ra khi trẻ nôn kèm với biểu hiện sốt, co giật, kèm theo sốt, ho, phát ban, đau bụng quằn quại, bụng trướng…

Nôn trớ sinh lý có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe, tâm lý của trẻ. Do đó, mẹ cần chú ý quan sát các biểu hiện để có thể kịp thời giúp đỡ con vượt qua khó khăn.

Cách xử trí khi trẻ bị nôn trớ

Mẹ cần làm gì để làm giảm thiểu vấn đề này?

- Không ép bé ăn quá nhiều trong 1 lần. Có thể chia nhỏ khẩu phần ăn ra thành nhiều bữa trong ngày. Với trẻ sơ sinh, mẹ nên thực hiện vỗ ợ cho con sau mỗi lần cho bé bú hoặc ăn sữa công thức.

- Khi quyết định cho trẻ ăn dặm, mẹ cần kiên nhẫn tiến hành từng bước. Thức ăn đi dần từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều, từ dễ tiêu hóa đến đa dạng. Đảm bảo việc tiếp nhận ở con dễ dàng và thích thú nhất có thể.

- với trẻ sơ sinh, ngoài vỗ ợ, mẹ hoặc người chăm sóc hãy bế bé với tư thế nâng cao phần thân trên hơn 1 chút sau bú trong 15-20 phút. Sau đó hãy đặt bé nằm để sữa không bị ợt ra lại. Đồng thời hạn chế việc vừa nằm vừa cho con bú.

nguyen-nhan-va-cach-xu-tri-khi-tre-bi-non-tro

- khi cho trẻ ăn sữa công thức bằng bình, hãy đảm bảo núm vú cao su được lấp đầy sữa. Để cho bọt khí tan hết sau khi lắc sữa, giúp con hạn chế nuốt không khí thừa vào trong dạ dày gây nôn trớ.

- Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng gối chống trào ngược cho con. Những chiếc gối này có thiết kế với độ nghiêng phù hợp. Giúp nâng phần thân trên, từ đó làm giảm thiểu tình trạng nôn trớ.

- Nếu xác định bé bị nôn trớ bệnh lý, mẹ cần xác định rõ nguyên nhân cụ thể là từ bệnh nào. Khi xuất hiện các biểu hiện như tiêu chảy kèm sốt, đau quặn bụng, quấy khóc, mệt mỏi, nôn phọt như giếng phun...hãy đưa bé đến các cơ sở Y tế ngay để được hỗ trợ kịp thời.

Mẹ cần làm gì để hỗ trợ bé khi bị nôn trớ nhiều?

- Bé bị nôn trớ nhiều sẽ mất cả nước, khoáng và chất dinh dưỡng. Do đó, với những trẻ đã ăn dặm, cần bổ sung thêm nước thậm chí Oserol để bù lại những lượng đã mất. Đảm bảo cơ thể của con hoạt động bình thường, khỏe mạnh.

- Khi bé nôn nhiều, đừng cố gắng cho bé tiếp tục ăn uống mà  cần thực hiện các biện pháp sau, vừa giúp con giảm thiểu vấn đề này lại không ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể (thậm chí là tính mạng):

  • Khi bé bị nôn trớ, tuyệt đối không cho nằm ngửa mà hãy bế bé dậy hoặc cho nằm nghiêng. Việc để bé nằm ngửa có thể khiến sữa hoặc thức ăn tràn vào khí quản gây sặc, tắc đường thở vô cùng nguy hiểm.
  • Sau khi con nôn trớ nhiều, hãy cho bé uống nước hoặc dung dịch Oserol. Không nên vội vã ép bé uống nhiều. Thay vào đó, hãy giúp con uống bằng từng thìa bé mẹ nhé. Với trẻ sơ sinh, mẹ hãy tăng số lần cho con bú trong ngày để đảm bảo con có dinh dưỡng đầy đủ để phát triển.

-  Cho bé sử dụng men vi sinh Biogaia. Biogaia được chứng minh là hỗ trợ làm giảm tới 80% hiện tượng nôn trớ sinh lý. Giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phòng ngừa các vấn đề đường ruột, tăng cường sức đề kháng để phát triển toàn diện mỗi ngày.

nguyen-nhan-va-cach-xu-tri-khi-tre-bi-non-tro

Hi vọng những thông tin trên đã giúp mẹ bao quát được nguyên nhân và cách xử trí khi trẻ bị nôn trớ . Hãy trở thành phụ huynh thông thái ngay từ cách chăm sóc con hàng ngày mẹ nhé!

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto