Mang thai 36 tuần đã sinh liệu có ảnh hưởng gì tới sự phát triển của bé

23-03-2020, 4:57 pm 36192

Mang thai 36 tuần đã sinh liệu có ảnh hưởng gì tới sự phát triển của bé? Nhiều mẹ bầu vì một lý do nào đó mà muốn sinh bé khi đang mang thai tuần 36. Tuy nhiên, tại thời điểm này, thai nhi vẫn chưa sẵn sàng chào đời đâu nhé. Lý do sẽ có trong bài viết dưới đây.

Như thế nào được gọi là đủ tháng sinh?

Có một thời gian, 37 tuần được coi là đủ tháng cho em bé trong bụng mẹ. Điều đó có nghĩa là các bác sĩ cảm thấy rằng thai nhi đã được phát triển đủ để mẹ có thể sanh em bé một cách an toàn.

Nhưng các bác sĩ bắt đầu nhận ra rằng 37 tuần vẩn chưa phải là đủ tháng cho em bé, thai nhi càng ở lâu trong bụng mẹ sau 37 tuần - 40 tuần, thì khi sanh ra em bé càng cứng cáp mạnh khỏe.

Mang thai 36 tuần có phải là sinh non không?

Quá nhiều em bé được sinh ra với các biến chứng ở tuần 37. Do đó, Trường Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ đã thay đổi hướng dẫn chính thức. Bất kỳ thai kỳ trên 39 tuần hiện được coi là đủ tháng. Em bé sinh ra 37 tuần đến 38 tuần và sáu ngày được coi là sanh sớm, và các trường hợp còn lại là sanh non.

  • Tuổi thai dưới 28 tuần là cực kỳ sớm.
  • Tuổi thai 28 - 32 tuần là rất sớm.
  • Tuổi thai từ 32 đến 37 tuần là trung bình đến sinh non.
  • Tuổi thai từ 34 đến 36 tuần là sinh non.
  • Tuổi thai từ 37 đến 38 tuần là sớm.
  • Tuổi thai 39 tuần trở lên là đủ tháng.

Những rủi ro khi sinh con ở tuần mang thai thứ 36

Có một số trường hợp mà mẹ bầu phải sanh sớm theo chỉ định của bác sĩ như là: tiền sản giật, động thai, vỡ ối sớm ... . Nhưng vẫn có những rủi ro cho những đứa trẻ được sinh ra trước khi đủ tháng.

Thai nhi 36 tuần sanh ra được xem là là sinh non. Vào tuần thứ 36, nguy cơ biến chứng sức khỏe giảm đáng kể. Nguy cơ thấp hơn nhiều so với những đứa trẻ được sinh ra ngay cả ở tuần 35. Nhưng trẻ sinh non muộn vẫn có nguy cơ và các biến chứng khi sanh như sau:

  • Hội chứng suy hô hấp (RDS).
  • Nhiễm trùng huyết.
  • Còn ống động mạch (PDA).
  • Vàng da cần điều trị bằng quang tuyến.
  • Cân nặng khi sinh là thấp.
  • Khó điều chỉnh nhiệt độ.
  • Khó khăn khi cho bú.
  • Chậm phát triển, chăm sóc đặc biệt.
  • Tử vong.

Do hậu quả của các biến chứng, trẻ sinh non muộn có thể phải nhập viện tại khoa chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh (NICU) hoặc thậm chí được đưa vào bệnh viện sau khi xuất viện.

RDS hội chứng suy hô hấp - là rủi ro lớn nhất đối với trẻ sinh ra ở tuần 36. Các bé trai dường như gặp nhiều rắc rối hơn các bé gái sinh non ở tuần 36 này.

Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh ở trẻ sơ sinh 36 tuần, sau khi tính đến những em bé có bất thường về tim không được phát hiện, là khoảng 0,8%.

Tác động sau này khi bé được sinh ở tuần mang thai thứ 36

Trẻ sinh ra ở tuần 36 có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề về phát triển, cả về thể chất và tinh thần, khi so sánh với các bé sanh đủ tháng.
Thai nhi 36 tuần thai kỳ khi sanh ra có nhiều nguy cơ về phát triển so với trẻ sinh đủ tháng, trẻ có các rủi ro về phát triển như sau:

  • Bại não.
  • Kết quả học tập kém.
  • Cần chuyên gia can thiệp sớm.
  • Nhu cầu giáo dục đặc biệt.
  • Có vấn đề về hành vi và tâm lý.

Mang thai tuần thứ 36 mẹ cần biết những chỉ số này

Việc biết được chỉ số thai nhi 36 tuần tuổi như thế nào sẽ giúp bác sĩ đưa ra đánh giá tổng thể về mức độ phát triển của thai nhi, giúp phát hiện sớm những bất thường để có cách giải quyết kịp thời.

Không chỉ riêng trong tuần thai thứ 36 mà thai nhi trong bất kỳ tuần thai nào cũng đều có những chỉ số khác nhau chứng minh cho việc thai nhi đang phát triển từng ngày.
Đối với thai nhi 36 tuần tuổi, bác sĩ sẽ tiến hành đo các chỉ số về:

  • BPD (Đơn vị: mm): Đường kính lưỡng đỉnh.
  • FL (Đơn vị: mm): Chiều dài xương đùi.
  • AC (Đơn vị: mm): Chu vi bụng.
  • HC (Đơn vị: mm): Chu vi đầu.
  • EFW (Đơn vị: gram): Cân nặng thai nhi ước tính.

Các chỉ số thai nhi 36 tuần tuổi cụ thể như sau:

Lưu ý:

Có trường hợp các chỉ số của con bạn không khớp với bảng trên mà có sự xê nhích một chút thì vẫn không sao bởi chỉ cần con phát triển khỏe mạnh là được.

Về cân nặng thai nhi, nếu mẹ ăn uống đủ chất mà thai nhi có cân nặng thấp thì mẹ cũng không nên lo lắng bởi cân nặng của con sẽ tăng “chóng mặt” trong những tuần thai cuối. Lúc này, mẹ nên bồi bổ thêm và uống sữa nhiều để giúp con tăng cân tốt hơn.

Nếu mẹ thấy chỉ số thai nhi 36 tuần tuổi của con khác xa với các chỉ số trên bảng chuẩn này thì mẹ cần phải trao đổi với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân vì rất có thể bé đang gặp phải biến chứng nguy hiểm nào đó.

Giải thích:

  • Tuổi thai (36+0): Thai 36 tuần tuổi. BPD trong giới hạn 83-95mm, trung bình là 89mm. Các chỉ số như FL, AC, HC và EFW tương tự.
  • Tuổi thai (36+1): Thai 36 tuần một ngày.
  • Tuổi thai (36+2): Thai 36 tuần hai ngày.

Nếu đường kính lưỡng đỉnh, chu vi bụng, chu vi đầu và chiều dài xương đùi lớn hay nhỏ hơn giới hạn cho phép, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho mẹ bầu về các dị tật của thai và giải pháp khắc phục.

Sự phát triển bào thai: Thận hoàn thiện và phổi của bé cũng đủ trưởng thành. Nếu chào đời thời điểm này, bé có thể tự thở mà không cần can thiệp y tế.

Bé có thể nhận ra giọng nói của mẹ và lắng nghe sự khác biệt giữa giọng mẹ và một âm thanh khác.

Tuần 21 trở đi, thai nhi phát triển với tốc độ ngoạn mục, đạt được chiều dài, cân nặng và sự trưởng thành của các cơ quan trong cơ thể đủ để sẵn sàng chào đời. Mẹ sẽ thấy các chỉ số thai nhi hàng tuần thay đổi một cách ấn tượng trong mỗi lần siêu âm hay khám thai.

Trong những lần khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ siêu âm và thông báo cho mẹ về kết quả siêu âm. Những chỉ số về đường kính lưỡng đỉnh, chu vi bụng, chu vi đầu và chiều dài xương đùi lớn hay nhỏ hơn so với các chuẩn đã được thống kê. Sự sai lệch này có thể xảy ra do thiết bị siêu âm, do chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu hoặc do đặc điểm riêng của thai nhi.

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto