Mang thai ngoài tử cung có những dấu hiệu gì?

13-03-2020, 9:16 am 1363

Mang thai ngoài tử cung là thuật ngữ không còn quá xa lạ với phụ nữ hiện nay. Tình trạng này diễn ra khi trứng thụ tinh làm tổ và phát triển bên ngoài tử cung. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Khi gặp phải tình trạng mang thai ngoài tử cung có sinh được không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau.

Nguyên nhân mang thai ngoài tử cung

Nguyên nhân hàng đầu khiến thai phụ mang thai ngoài tử cung là viêm nhiễm vòi trứng, viêm vùng chậu do mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, chlamydia hoặc do nạo phá thai. Các yếu tố như tắc, hẹp vòi trứng bẩm sinh, mắc các bệnh u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, hậu quả của việc từng phẫu thuật vòi trứng cũng là nguyên nhân gây mang thai ngoài tử cung.

Thai ngoài tử cung là gì?

Thai ngoài tử cung là trứng đã thụ tinh không tới được lòng tử cung mà phát triển ở một vị trí khác, thường gặp nhất là vòi tử cung, còn gọi là vòi trứng, chiếm tới 95% hoặc ở buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng. Tỉ lệ mang thai ngoài tử cung chiếm khoảng 0.5 đến 1% các ca mang thai.

Chửa ngoài tử cung sẽ ngược lại với hiện tượng mang thai bình thường. Vì thông thường, trứng sau khi được thụ tinh sẽ phát triển trong lòng tử cung, đây là môi trường lý tưởng nhất cho thai “làm tổ”.

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, 10 dấu hiệu mang thai ngoài tử cung sớm nhất dưới dây sẽ giúp mẹ có quyết định phù hợp.

  • Chảy máu âm đạo bất thường: Khi xuất hiện đốm máu nơi vùng kín có thể là dấu hiệu phôi thai cấy vào thành tử cung, và đó là dấu hiệu sớm của việc mang thai. Lúc này mẹ nên thông báo sớm cho bác sĩ.
  • Giảm lượng hCG trong máu: Bác sĩ có thể cho bạn biết khi khám thai thông qua dụng cụ thử thai có thể phát hiện mức hCG đang giảm dần. Nếu mức độ hCG có thể tăng nhưng tăng rất chậm hoặc có xu hướng đứng yên, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm thêm các xét nghiệm để xem có mang thai ngoài tử cung không.
  • Chuột rút: Chuột rút đi kèm với các dấu hiệu khác như đau bụng, chảy máu âm đạo… thì đó có thể là dấu hiệu bạn đã mang thai ngoài tử cung.
  • Chuột rút đi kèm các dấu hiệu đau bụng, xuất huyết… có thể dấu hiệu thai ngoài tử cung
  • Khó chịu khi đi vệ sinh: Đi tiểu hoặc đại tiện đều cảm thấy khó chịu, hoặc thậm chí là bị tiêu chảy.
  • Bà bầu bị hoa mắt chóng mặt ù tai khi mang thai: Khi thai ngoài tử cung phát triển lớn dẫn đến tình trạng bị vỡ và cần được đưa đi bệnh viện ngay lâp. Người mẹ sẽ bị những cơn đau buốt đột ngột và dữ dội ở bụng, chóng mặt, tụt huyết áp do mất máu quá nhiều.
  • Đau bụng: Đau bụng dữ dội một bên là dấu hiệu sớm của việc mang thai ngoài tử cung. Đây là hiện tượng phát triển đột ngột hoặc từ từ và có thể kéo dài. Bạn nhận thấy mình bị đau bụng dưới và đau một bên.
  • Đau vai gáy khi mang thai: Cơn đau bất thường bắt đầu từ vai cho đến cánh tay có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung bắt đầu vỡ.
  • Mẹ mang thai bị huyết áp thấp: Rò rỉ máu ở âm đạo có thể khiến mẹ bị tụt huyết áp. Ngoài ra, bạn có thể còn cảm thấy khó thở, mệt mỏi.
  • Buồn nôn: Buồn nôn cũng là một triệu chứng báo hiệu bạn mang thai ngoài tử cung. Vì ốm nghén gây nôn ói là rất phổ biến trong thai kỳ nên triệu chứng này rất khó để nhận biết.
  • Dấu hiệu bà bầu bị xuất huyết: Trong thời gian mang thai chảy máu âm đạo là hiện tượng thông thường nên các bà mẹ hay bị nhầm lẫn. Chính vì vậy bạn cần đến bác sĩ sớm để được thăm khám và tư vấn.

Thai ngoài tử cung có sinh được không? 

Một thai ngoài tử cung không thể di chuyển hoặc được di chuyển đến tử cung, vì vậy thai ngoài tử cung chắc chắn không thể sinh được mà bắt buộc phải điều trị. Việc lựa chọn 3 phương pháp là tùy thuộc vào tình trạng người bệnh, dựa vào các yếu tố như như: Có sốc, có xuất huyết nội hay chưa; nồng độ beta βhCG và kích thước túi thai/siêu âm...

Có ba phương pháp điều trị thai ngoài tử cung:

  • Sử dụng thuốc: Một thai ngoài tử cung được chẩn đoán sớm đôi khi có thể được điều trị bằng cách tiêm methotrexate. Cơ chế tác động của thuốc là: ngăn chặn sự phân chia của các tế bào, khối thai sau đó sẽ được cơ thể hấp thu sau 4-6 tuần và ống dẫn trứng vẫn được bảo tồn. Tùy thuộc vào nồng độ βhCG ban đầu mà bệnh nhân sẽ được lựa chọn phác đồ đơn liều hay đa liều. Bệnh nhân sẽ được theo dõi cho đến khi βhCG trở về âm tính, trong quá trình theo dõi nếu βhCG tăng hoặc giảm không như mong đợi sẽ được bổ sung liều MTX lặp lại hoặc can thiệp phẫu thuật tùy trường hợp.
  • Phẫu thuật: Nếu thai lớn, có tim thai hoặc βhCG quá cao, người phụ nữ có thể sẽ cần phẫu thuật để loại bỏ thai bất thường. Trước đây, đây là một ca phẫu thuật lớn, đòi hỏi một vết mổ lớn trên vùng xương chậu và điều này vẫn có thể cần thiết trong các trường hợp khẩn cấp hoặc chấn thương bên trong rộng. Nhưng thông thường, mô ngoài tử cung có thể được loại bỏ bằng nội soi, một thủ tục phẫu thuật ít xâm lấn. Bác sĩ phẫu thuật tạo ra những vết mổ nhỏ ở bụng dưới và sau đó chèn một máy quay video nhỏ và dụng cụ thông qua những vết mổ này. Hình ảnh từ camera được hiển thị trên màn hình trong phòng phẫu thuật, cho phép bác sĩ phẫu thuật nhìn thấy những gì đang diễn ra bên trong cơ thể mà không cần rạch lớn. Các mô ngoài tử cung sau đó được phẫu thuật cắt bỏ và bất kỳ cơ quan bị hư hỏng nào được sửa chữa hoặc loại bỏ.
  • Quản lý dự kiến: nếu thai ngoài tử cung không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ và thai rất nhỏ hoặc không thể tìm thấy, những trường hợp đó chỉ cần theo dõi chặt chẽ vì rất có thể thai sẽ tự tan. Cần theo dõi thường xuyên βhCG, chảy máu âm đạo và triệu chứng đau bụng để biết được là quản lý có khả quan hay không, nếu không thuận lợi lựa chọn điệu trị khác là cần thiết.

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto