Mẹ muốn ăn kiêng khi mang thai để giảm cân phải đọc ngay bài này

21-03-2019, 5:29 pm 426

Trước khi mang thai, nếu bị thừa cân, béo phì hoặc lên cân quá nhiều, bạn hoàn toàn có thể ăn kiêng khi mang thai nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho thai nhi. 

Tăng cân khi mang thai là bình thường và cần thiết. Cơ thể bạn vẫn đang trải qua những thay đổi để thích ứng với sự phát triển của bé. Vì vậy, so với trước khi mang thai, bạn cần cung cấp thêm 300 calorie mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu bạn bị suy dinh dưỡng hoặc béo phì thì sao? Bạn nên tăng bao nhiêu cân cho phù hợp? Cách ăn kiêng khi mang thai và kiểm soát cân nặng hiệu quả nhất là gì?

>>> Xem thêm: Món ăn kiêng khi mang thai

Kiểm tra cân nặng trong suốt thai kỳ

Khi mang thai, thai phụ nên tăng bao nhiêu cân? Điều đó phụ thuộc vào cân nặng của bạn trước khi mang thai. Cân nặng của bạn có thể nằm trong mức bình thường, suy dinh dưỡng, béo phì hoặc mang đa thai.

Bạn sẽ nhập thông số vào máy kiểm tra cân nặng bà bầu (pregnancy weight gain calculator), máy sẽ ước tính và hiển thị số cân tương ứng mà bạn cần tăng khi mang thai. Việc này yêu cầu bạn phải biết cân nặng trước khi mang thai, tuổi thai hiện tại tính theo tuần, chiều cao, cân nặng hiện tại và bạn có mang đa thai hay không.

Biểu đồ tăng cân trong thai kỳ

Nếu mang đa thai, bạn cần tăng từ 16,5 – 24,5kg. Thực tế, bé sinh ra chỉ nặng có vài ký, vậy phần cân nặng mà bạn tăng lên sẽ bao gồm những gì?

Sự phân bố trọng lượng khi mang thai

Trọng lượng mà bạn tăng trong thời kỳ mang thai được phân bố như sau:

  • Trọng lượng của bé khoảng: 3,5kg
  • Nhau thai: 0,7kg
  • Nước tiểu: 1kg
  • Tử cung: 1kg
  • Ngực: 1kg
  • Chất lỏng: 2kg
  • Máu: 2kg
  • Chất béo và chất dinh dưỡng khác: 3kg.

Do đó bạn cần phải tăng cân để thai nhi khỏe mạnh và cơ thể bạn có đủ sức khỏe.

Những biến chứng thai sản thường gặp khi thai phụ bị béo phì

Nếu bị béo phì trong thai kỳ, bạn sẽ phải đối mặt với những rủi ro sau:

1. Đái tháo đường thai kỳ

Phụ nữ béo phì có khả năng bị đái tháo đường cao gấp 4 lần so với phụ nữ bình thường. Ngoài ra, họ thường bị bác sĩ chỉ định sinh mổ và thai nhi có nguy cơ bị khuyết tật bẩm sinh.

2. Chứng tiền sản giật

Phụ nữ có chỉ số cơ thể (BMI) cao sẽ có nguy cơ mắc chứng tiền sản giật. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ như: sinh non, nghẽn mạch máu, đột quỵ…

3. Nhiễm trùng

Phụ nữ thừa cân rất dễ bị nhiễm trùng trong thai kỳ và sau khi sinh.

4. Ngưng thở lúc ngủ do tắc nghẽn

Béo phì thường gây ra triệu chứng ngưng thở khi ngủ. Việc mang thai càng làm cho tình trạng này trở nên tồi tệ hơn.

5. Các vấn đề khi chuyển dạ

Phụ nữ béo phì có nhiều khả năng phải trải qua quá trình khởi phát chuyển dạ hay còn gọi là giục sinh. Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc để can thiệp vào quá trình chuyển dạ. Điều này sẽ làm cho quá trình sinh đẻ của bạn trở nên xấu hơn.

6. Sẩy thai

Thai phụ béo phì làm tăng nguy cơ sẩy thai và thai chết lưu.

7. Nhiều khả năng phải sinh mổ

Trong quá trình chuyển dạ, thai phụ thừa cân thường không có đủ sức rặn để đẩy thai nhi ra ngoài. Bên cạnh đó, các chất béo dư thừa đọng lại trong ống sinh sản cũng khiến bé gặp khó khăn khi chào đời.

8. Dị tật bẩm sinh

Người mẹ bị béo phì sẽ khiến bé dễ bị các dị tật bẩm sinh và có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn những người mẹ bình thường. Ngoài ra, nguy cơ tràn dịch não ở trẻ sơ sinh cũng cao hơn 60%, khiếm khuyết tim cao hơn 30% và các dị tật ở môi cao hơn 20%.

9. Khó phát hiện dị tật bẩm sinh

Siêu âm là cách tốt nhất để phát hiện dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Tuy nhiên, khoảng cách mà sóng âm đi được là có giới hạn. Những thai phụ béo phì thường có lớp mỡ rất dày trên thành bụng, điều này khiến sóng âm khó vượt qua, dẫn đến tình trạng khó phát hiện dị tật bẩm sinh của bào thai.

10. Các triệu chứng thai nghén trầm trọng hơn

Các triệu chứng thường gặp ở thai kỳ như: đau lưng, đau đầu, áp lực khung chậu, ợ nóng và hội chứng ống cổ tay… xảy ra thường xuyên hơn ở những bà mẹ thừa cân.

Bạn đã thấy, việc tăng cân quá nhanh trong thời kỳ mang thai ảnh hưởng khá lớn tới sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Do đó, mẹ cần áp dụng ngay các phương pháp ăn kiêng khi mang thai, để ổn định cân nặng của mình.

>>> Xem thêm: Chia sẻ bí quyết giảm cân khi mang thai siêu an toàn mẹ bầu cần biết

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto