MÁCH LẺO CHO MẸ

Trẻ chậm lớn là do mẹ hay mắc phải những sai lầm này khi chăm con

06-06-2019, 9:58 am     0 1270

Chăm con tưởng là việc đơn giản nhưng khó vô cùng. Các mẹ thường không tìm ra lý do vì sao con chậm lớn, sụt cân, ốm yếu… mà không biết rằng mình chăm bé chưa đúng cách và thường xuyên mắc những sai lầm dưới đây.

Cho con bú bình mà không cho ty mẹ

Rất nhiều bà mẹ có tâm lý muốn tập cho con ti bình vì sợ ty mẹ nhiều ngực sẽ chảy xệ, không còn săn chắc. Mẹ khi đó cho con uống sữa ngoài hoặc vắt sữa bằng mát hút sữa … Tuy nhiên, việc làm này chỉ khiến tuyến sữa của mẹ bị mất dần, dẫn đến ít sữa và không đủ lượng sữa cho con bú.

 

Ngoài lý do trên, mẹ muốn bé ty bình ăn sữa ngoài để bổ sung đầy đủ dưỡng chất hơn cho trẻ. Đây cũng là quan niệm không đúng vì sữa mẹ là loại sữa tốt nhất và an toàn nhất đối với trẻ. Trong sữa mẹ có đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, có kháng thể của bà mẹ vì thế trẻ sẽ có sức đề kháng tốt để chống trọi với bệnh tật. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những đứa trẻ bú mẹ trong vòng 6 tháng đầu thường ít khi bị ốm hoặc nhiễm các loại bệnh dịch.

Cho con ăn dặm quá sớm

Thông thường 6 tháng tuổi con mới đủ tháng ăn dặm và đây là thời gian chuẩn khi đó hệ tiêu hóa đã ổn định. Tuy nhiên có nhiều mẹ cho con ăn dặm quá sớm từ 4 tháng tuổi, với suy nghĩ ăn sớm để con có hồ có bột cho bé cứng cáp. Nhưng thực chất, với trẻ 4 tháng tuổi chỉ nên bú mẹ, và thức ăn chính là sữa mẹ.

Trẻ 4 tháng tuổi vẫn chưa thích ứng được với cách ăn này. Phản xạ nuốt thìa của trẻ còn kém, hệ đường ruột của trẻ còn non nớt để tiếp nhận bột, đạm. Có những trẻ bị đi ngoài hoặc rối loạn tiêu hóa do ăn dặm sớm. Như vậy rất không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Thời kỳ 6 tháng các mẹ có thể tập cho con ăn dặm một cách rất nhẹ nhàng. Ban đầu, mỗi bữa chỉ cần một vài thìa. Lần đầu tiên có thể cho con ăn 1 thìa chuối, đu đủ, khoai tây luộc trộn với 1 ít sữa. Cứ tiếp tục tập cho trẻ ăn như vậy khoảng 1 tuần. Sau đó, khi trẻ quen với cách ăn này thì có thể xay bột cho trẻ.

Cho ăn vặt trước khi ăn bữa chính

Có nhiều vị phụ huynh không biết lý do tại sao con lại biếng ăn mà chỉ biếng ăn cơm còn các thứ bánh kẹo khác thì ăn rất tốt. Hãy xem lại cách cho con ăn của bạn. Nếu trước bữa ăn 1 tiếng đồng hồ, bé nhà bạn được mẹ cho ăn 1 gói bim bim, 1 chiếc kẹo, que kem hay uống một lon nước ngọt thì đó chính là nguyên nhân khiến trẻ chán cơm. Bởi khi ăn đồ ăn nhất là đồ ngọt, lượng đường huyết sẽ tăng cao trong máu dẫn tới tình trạng bé không muốn ăn cơm dù bụng chưa no lắm.

Bữa ăn của con kéo dài quá 30 phút

Với các bé lười ăn, mẹ thường cố cho con ăn đến khi hết bát cháo hoặc bột mặc cho con ăn chậm quá 30 phút hoặc 1 tiếng. Điều này là thực sự không tốt, ăn quá lâu không chỉ gây ức chế đối với trẻ mà vô tình là một trong những nguyên nhân dẫn tới biếng ăn của trẻ.

Một bữa ăn kéo dài quá 30 phút sẽ dẫn tới tình trạng trẻ lúc nào cũng lưng lửng dạ, bữa nọ lấn giờ bữa kia nên những bữa ăn sau lại xảy ra tình trạng ép ăn. Tốt nhất là không để bữa ăn dài quá 30 phút. Nếu trẻ không ăn hết, mẹ nên bỏ đồ ăn đi, cho trẻ nhịn. Vài lần xảy ra như vậy, trẻ sẽ tự biết sợ và phải ăn nhanh.

Nấu thức ăn không ngon, không hợp khẩu vị của trẻ

Mẹ ép con phải ăn hết bát cơm, cháo hoặc súp nhưng không biết con có thích ăn hay không. Cũng như người lớn, trẻ sẽ có khẩu vị riêng. Nếu hợp khẩu vị, trẻ sẽ hứng khởi với bữa ăn hơn, nếu không hợp con sẽ lười ăn, biếng ăn và quan trọng là không thích ăn.

Tâm lý ép ăn chỉ là giải pháp tức thời. Điều này dẫn tới sự ức chế vô cùng lớn tới trẻ. Khi bị ức chế thần kinh, dịch vị của trẻ cũng không tiết ra để kích thích tiêu hóa nhanh hơn. Cảm giác nặng nề của bố mẹ phần lớn sẽ bị lan truyền sang trẻ nhỏ cũng khiến trẻ không hứng khởi khi ăn uống.

Nên kích thích ăn uống cho trẻ bằng cách tự nhiên. Nếu còn quá nhỏ, không muốn ăn thìa, mẹ đừng ngần ngại, hãy để trẻ ăn bốc. Tốt nhất nên kích thích ăn uống cho trẻ bằng cách tự nhiên. Có thể trẻ không thích ăn cơm thì sẽ thay bằng mỳ, bún, cháo, phở… Bố mẹ có thể ‘tô màu’ cho bát cơm của trẻ bằng những khoanh cà rốt hay dưa chuột… có thể trẻ không thích uống sữa thì thay bằng sữa chua, váng sữa bởi đó cũng là những loại thực phẩm làm từ sữa, có hàm lượng dinh dưỡng không kém gì sữa.

Với những trẻ đã lớn từ 3 tuổi trở lên, bố mẹ nên tôn trọng sở thích khẩu vị của trẻ bằng cách hỏi xem trẻ thích ăn gì để thường xuyên đổi bữa cho con. Và điều quan trọng là đừng quên những lời khen khích lệ trẻ. Khi được khích lệ và hưng phấn, trẻ sẽ ăn nhiều và ăn nhanh.

Mẹ chỉ chú ý đến cân nặng của con

Đa phần các bậc phụ huynh thường hay bị đeo đuổi bởi khát vọng muốn con mình bụ bẫm, có da có thịt mà ít khi để ý tới chiều cao của trẻ. Chiều cao là rất quan trọng quyết định vóc dáng sau này của trẻ. Tiêu chí để đánh giá thể lực của con người phải dựa trên cả chiều cao và cân nặng.

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto