Tất tần tật về chất omega 3.

15-08-2020, 8:50 pm 132

 Omega 3 là một loại dưỡng chất rất tốt cho cơ thể. Chất đó xuất hiện nhiều trong các loại dầu cá và một số thực phẩm khác. Vậy Omega 3 có vai trò gì đối với cơ thể và khi nào nên bổ sung chất này. Cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết sau:

Tìm hiểu về chất Omega 3.

Omega 3 là gì?

omega-3-la-gi

Chúng ta đã nghe rất nhiều về Omega 3. Nhưng hầu hết mọi người vẫn chưa hiểu được rõ chất này là gì và có vai trò như thế nào đối với cơ thể người.

Omega 3 thực chất là một chất axit béo không no thiết yếu cho cơ thể người. Bản thân cơ thể không tự tổng hợp được chất này vì vậy cách duy nhất là cung cấp cho cơ thể thông qua những thực phẩm giàu Omega 3.

Các loại omega 3.

Omega 3 được chia làm 3 loại chính là ALA ( axit alpha-linolenic ), DHA ( axit docosahexaenoic) và EPA ( axit eicosapentaenoic ).

Axit alpha-linolenic ( ALA ): là Omega 3 phổ biến nhất trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Cơ thể con người sử dụng Omega 3 loại ALA cho năng lượng, hoặc được chuyển đổi thành các dạng hoạt động sinh học khác của EPA và DHA.

Axit docosahexaenoic ( DHA ): là loại Omega 3 quan trọng nhất đối với cơ thể con người. Nó là thành phần cấu trúc quan trọng của não bộ, võng mạc và nhiều bộ phận khác trên cơ thể.

Axit eicosapentaenoic ( EPA ): loại này tác dụng khá nhiều vào hệ thống miễn dịch của cơ thể, một phần EPA cũng có thể chuyển đội thành dạng DHA.

Trong đó, Axit Alpha-linolenic ( ALA ) tồn tại chủ yếu trong thực phẩm. Ngược lại, Axit Eicosapentaenoic ( EPA ) và Axit Docosahexaenoic ( DHA ) lại tồn tại phổ biến trong thịt động vật hay tảo biển.

Bên cạnh Omega 3 thì chúng ta thường nghe thấy Omega 6 và 9. Cũng giống như Omega 3 hai loại này cũng là loại axit béo không bão hòa giúp bảo vệ tim mạch và đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Cơ thể không tự tạo ra được chúng.

Tác dụng của Omega 3 khi bổ sung đúng cách.

tac-dung-omega-3

Hiện nay, không có quy chuẩn nào về việc bổ sung Omega 3. Nhưng theo khuyến cáo của các tổ chức y tế thì cơ thể cần bổ sung lượng Omega 3 tối thiểu 250-500mg mỗi ngày kết hợp giữa EPA và DHA cho người trưởng thành để duy trì sức khỏe. Ngoài ra tùy từng trạng sức khỏe và giai đoạn mà thay đổi lượng cho phù hợp.

Nếu được bổ sung đúng cách omega 3 uống có tác dụng gì?

Các bệnh về tim mạch, cao huyết áp: Theo một nghiên cứu với 11.000 đối tượng có sử dụng kết hợp EPA và DHA 850mg/ngày trong 3,5 năm. Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy khoảng 25% số người thực hiện đã giảm các cơn đau tim và giảm 45% tỷ lệ tử vong đột ngột.

Ngoài ra, chất này giúp cải thiện các vấn về về tim mạch thông qua các chỉ số:

Làm giảm khoảng 15-30% – triglyceride trong cơ thể. Đây là loại chất béo gây tích tụ trong thành mạch có thể làm gây tắc hẹp động mạch vành.

Tăng cường HDL-cholesterol. Là một loại cholesterol tốt cho cơ thể.

Tác động đến các tiểu huyết cầu không kết khối vào nhau giảm thiểu bệnh đông máu có hại cho tim.

Hội chứng trầm cảm, lo âu:

Các nghiên cứu cho thấy nếu bố sung omega-3 liều cao, dao động từ 200-2200mg/ngày, có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm và lo âu.

Hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp:

Nếu cơ thể được cung cấp EPA và DHA thường xuyên có thể giúp làm giảm chứng cứng cơ và đau khớp. Ngoài ra, omega-3 trong các béo còn giúp tăng cường hiệu quả của các loại thuốc chống viêm khi điều trị bệnh này.

Hỗ trợ sức khỏe cho phụ nữ mang thai:

Axit béo không no Omega 3 rất quan trọng đặc biệt là DHA. DHA đóng vai trò rất quan trọng cho phụ nữ trước, trong và cả sau thời kỳ mang thai.

DHA là một thành phần quan trọng cấu tạo nên võng mạc và não bộ. Nếu mẹ bầu được bổ sung đầy đủ chất này không chỉ tác dụng cho thai nhi mà còn giúp mẹ cải thiện trí nhớ.

Làm đẹp cho da:

Omega 3 đẹp da hay cụ thể là DHA là thành phần cấu trúc của da, có vai trò xây dựng các màng tế bào và đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng da.
Một màng tế bào khỏe mạnh sẽ đem lại cho bạn làn da mềm mịn, không nếp nhăn và không khô ráp. EPA cũng có tác dụng tích cực cho da, bao gồm:

Kiểm soát lượng dầu trên da.

Kiểm soát độ ẩm da.

Ngăn ngừa sự tăng lớp sừng của nang lông – những vết sưng màu đỏ nhỏ thường thấy trên cánh tay.

Ngăn ngừa da bị lão hóa sớm, nếp nhăn.

Ngăn ngừa mụn.

- Hỗ trợ điều trị bệnh trí về trí nhớ:

Khi đến tuổi già, cơ thể không tránh khỏi sự lão hóa. Đặc biệt về hệ thống thần kinh gây hiện tượng giảm, mất trí nhớ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra omega 3 giúp cải thiện tinh thần, liên quan đến tuổi và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Omega có trong các loại thực phẩm gì?

omega-3-co-trong-thuc-pham-gi

Axit béo Omega-3 có thể tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm khác nhau. Các loại omega 3 tìm thấy trong cá, gọi là DHA và EPA.

Còn loại Omega 3 được tìm thấy trong các loại dầu thực vật, hạt lanh, quả óc chó và các loại rau có màu xanh đậm như cải bó xôi được gọi là ALA. Cơ thể cũng có thể biến đổi một số lượng nhỏ ALA thành EPA và DHA. Dưới đây là các loại dầu ăn omega 3.

Dầu cá Omega 3: Ngoài thành phần chứa nhiều DHA, EPA thì nó còn chứa nhiều vitamin, các loại axit béo khác...

Dầu cá thu:có chứa hàm lượng là 4107 mg omega 3.

Dầu cá hồi: hàm lượng omega 3 dầu cá hồi là 4123 mg. Hơn nữa, trong thành phần có chứa nhiều Protein, vitamin D, Selen.

Dầu cá tuyết: chứa 2682 mg Omega 3 trong 1 khẩu phần ăn.

Dầu cá trích: hàm lượng này là 946 mg.

Dầu cá mòi: 1 khẩu phần ăn có chứa 2205 mg Omega 3.

Với loại Omega 3 là ALA thì tập trung chủ yếu trong loại hạt như:

Hạt lanh: có chứa hàm lượng 2350 mg omega 3. Loại hạt này có màu nâu vàng. Thường được chiết xuất thành dầu. Đó là một nguồn bổ sung omega 3 tự nhiên lại có chứa nhiều chất xơ.

Hạt chia: 5060 mg/ 30g hạt chia. Đây cũng là một chất để bổ sung omega 3 vì hàm lượng này khá là cao.

Hạt óc chó: loại hạt này rất bổ dưỡng phù hợp với tất cả các đối tượng. Với hàm lượng omega 3 quả óc chó 2570mg.

Hạt đậu nành: là loại thực phẩm phổ biến. Nó chứa hàm lượng 1241 mg Omega 3.

Ngoài ra, chất này cũng có chứa trong một số loại rau xanh: cải xanh, rau bina, đậu Hà Lan, súp lơ, bắp cải brussel….

Omega 3 dầu gấc có hàm lượng omega 3 và 6 rất tuyệt với.

ham-luong-omega-3-trong-cac-loai-hat


Những lưu ý khi bổ sung omega 3.

Việc đầu tiên khi bổ sung Omega là bạn nên tìm hiểu xem trong thành phần của nó có chứa bao nhiêu hàm lượng EPA và DHA.

Tùy thuộc vào hàm lượng có trong một viên nang mà bạn bổ sung liều lượng phù hợp. Trước khi bổ sung bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi sử dụng.
Mỗi người có nhu cầu bổ sung lượng Omega 3 khác nhau nên bổ sung cũng khác nhau.

Omega 3 khá dễ hỏng nên cần chú ý cách bảo quản cho hợp lý. Tránh mua nhiều dẫn đến bảo quản không tốt gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Không nên cho trẻ em bổ sung sớm chất này. Trước tiên với trẻ sơ sinh, mẹ nên bổ sung thông qua các thực phẩm hàng ngày và trong sữa công thức cũng chứa omega 3. Đến 12 tháng, mẹ mới nên bổ sung Omega 3 bằng cách loại dầu cá trước.

Những người không nên bổ sung Omega 3 từ dầu cá:

Những người mắc bệnh đường tiêu hóa, bổ sung dầu cá sẽ gây đầy bụng, trướng hơi.

Trẻ em dưới 1 tuổi không nên sử dụng dầu cá. Bởi vì mặc dù DHA có trong dầu cá rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhưng EPA sẽ gây hại cho các cơ quan của bé.

Bà bầu không nên sử dụng dầu cá thô: Vì trong cá loại cá này có chứa nhiều các kim loại nặng và chất ô nhiễm trong dầu cá có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi và cả người mẹ. Mẹ bầu tốt nhất nên cung cấp axit này thông qua chế độ ăn các thực phẩm giàu omega-3 khác từ rau, hạt.

Những người dị ứng với dầu cá: mặc dù Omega 3 rất tốt nhưng nếu bạn có tiền sử dị ứng thì tránh nên bổ sung nhé.

Từ khóa liên quan: omega 3 xương khớp, omega 3 epa dha ala, omega 3 giảm cân, omega 3 giúp gì, omega 3 đắp mặt được không, omega 3 mua ở đâuomega 3 hải cẩu.

 

 

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto