MÁCH LẺO CHO MẸ

Tự rửa mũi cho bé - Lợi bất cập hại

25-08-2020, 12:00 am     0 1933

Trong thời đại hiện nay, các mẹ phải cho con bú, thay tã cho con, cho con ngủ. Nhiều mẹ lại có thêm một “việc”mới là rửa mũi cho trẻ hàng ngày. Hãy nghe ý kiến từ các chuyên gia về vấn đề này.

Tự rửa mũi cho con

Khi thời tiết thay đổi đột ngột, trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh thường có nguy cơ mắc các bệnh về mũi họng. Để phòng ngừa các bệnh về hô hấp, các mẹ nghĩ ngay đến phương án rửa mũi cho bé. Một số phụ huynh quan niệm, nhỏ nước muối sinh lý hàng ngày để phòng các bệnh đường hô hấp cho trẻ. Thậm chí, ngay cả những người chuyên tắm dịch vụ cho trẻ sơ sinh tại nhà. Như môt quy luật, sau khi tắm và mặc quần áo cho bé xong, là nhỏ mũi.

Chỉ cần gõ trên google cách rửa mũi cho con, sẽ hiện ra vô số kết quả, clip. Rửa mũi bằng xịt nước từ xilanh vào mũi và ra dịch khiến các bậc phụ huynh “tin sái cổ”. Vì hình ảnh khá thực tế và “hiệu quả”. Còn nếu viết 1 status hỏi cách thức rửa mũi cho bé trên Facebook, các mẹ sẽ nhận được rất nhiều chia sẻ kinh nghiệm của bạn bè, đồng nghiệp, người thân không có chuyên môn về y học.

Đây là những quan niệm rất sai lầm. Vậy rửa mũi là gì? Rửa mũi hiện nay được gọi với tên “rửa mũi bằng nước muối”. Vì nước muối là dung dịch thường được sử dụng nhất. Rửa mũi có thể được thực hiện bằng dụng cụ rửa với áp lực dương nhẹ như bình xịt, bình phun nước. Rửa mũi cũng có thể được thực hiện bằng cách dựa vào trọng lực của trái đất, như sử dụng nhỏ mũi cho trẻ, hoặc bằng các dụng cụ đổ nước vào mũi đơn giản.

Lợi bất cập hại

Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo: Bố mẹ tuyệt đối không được lạm dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho bé. Bởi vì trong mũi, họng đều có một lượng dịch tự nhiên đủ để bôi trơn niêm mạc. Chúng có tác dụng ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn và bụi bẩn. Nhỏ nước muối sinh lý chỉ thực hiện khi ốm, sụt sịt mũi và cũng phải nhỏ theo đúng liều lượng quy định.

Theo các bác sĩ khoa nhi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sử dụng thuốc nhỏ mũi làm co mạch để thông mũi hầu như không cần thiết. Việc nhỏ nước muối sinh lý khi trẻ không ốm không có tác dụng gì, thậm chí còn gây hại. Mũi bình thường có cơ chế tự làm sạch. Rửa mũi nhiều làm mất đi chất nhầy tự nhiên giúp tạo độ ẩm, ngăn chặn bụi bẩn trong khoang mũi. Nếu mất đi chất nhầy này, trẻ càng dễ bị khô mũi. Trẻ bị nhiễm khuẩn mũi gây tổn thương niêm mạc mũi, dễ bị viêm hơn. Thậm chí, nhiều trường hợp rửa mũi cho bé quá thường xuyên có thể gây teo niêm mạc mũi. Ảnh hưởng chức năng khứu giác của trẻ.

Nhiều mẹ còn tự rửa mũi cho con bằng xi lanh mà không biết rằng động tác này sẽ làm hại bé. BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP. HCM) cho biết, dùng xilanh để bơm trực tiếp nước muối sinh lý vào mũi trẻ rất nguy hiểm. Bởi loại này có áp lực cao dễ gây sặc và sang chấn tâm lý cho trẻ nhỏ. Việc hút mũi, bơm rửa cho trẻ áp lực không chính xác. Nếu mạnh quá sẽ gây tổn thương niêm mạc. Đó là chưa kể đến việc các loại xilanh đầu nhọn, sắc sẽ làm chảy máu mũi, xước niêm mạc nghiêm trọng ở mũi trẻ. Không những thế, phản xạ nuốt của bé còn yếu, bơm nhanh có thể làm bé bị sặc vào phổi.

Hơn nữa, khi các mẹ rửa mũi bằng các dụng cụ tự chế tại nhà, dụng cụ đó không được vô trùng bằng các cách rửa thông thường. ThS.BS Đào Đình Thi – BV Tai Mũi Họng TƯ nhấn mạnh, cần thận trọng khi dùng xilanh rửa mũi cho trẻ. Xilanh chỉ dùng rửa mũi khi không viêm. Khi mũi đang viêm (mũi ngạt) mà bơm nước muối sinh lý vào một bên thì bên kia sẽ không chảy ra được. Nước muối không có đường ra sẽ xì ra hai bên tai. Bởi vậy mà nhiều trẻ khi bị viêm mũi, viêm xoang không khỏi lại thường bị thêm viêm tai giữa do dịch mủ ở tai.

Rửa sao cho đúng?

Khi con bị sổ mũi, ngạt mũi tại nhà, theo các bác sĩ, bố mẹ có thể nhỏ mũi cho con. Bố mẹ cần xem lại phòng có nóng, bí hay lạnh không. Nếu bé bị nghẹt nhiều, mẹ đặt trẻ nằm ngửa, đầu thấp hơn chân, nhẹ nhàng bóp 1 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi trẻ. Sau 1-2 phút dùng khăn giấy sạch loại dai và mềm. Cuốn thành 1 đầu to, một đầu nhỏ lấy gỉ và nước mũi ra, sau đó lại nhỏ lại 1 giọt nữa.

Nếu muốn rửa mũi cho con, chỉ nên dùng bình rửa mũi chuyên dụng. Với áp lực chuẩn sẽ tránh làm hỏng niêm mạc mũi của trẻ. Thiết bị này được bán khá nhiều tại các bệnh viện, hiệu thuốc uy tín. Nếu quá 3 ngày trẻ vẫn không có dấu hiệu cải thiện. Hoặc kèm theo dấu hiệu ho, đặc biệt ho có đờm. Bố mẹ cần đưa trẻ đến viện khám để loại trừ viêm phế quản, viêm phổi.

Đặc biệt, không nên dùng xilanh bơm nước vào mũi trẻ sơ sinh. Bởi ngoài việc gây tổn thương niêm mạc, việc giãy dụa của trẻ còn có thể gây viêm ngược tai giữa. Ngoài ra, các bậc phụ huynh nên lưu ý phòng bệnh cho con bằng cách giữ ấm cơ thể cho trẻ. Tránh nóng lạnh đột ngột. Khi ra ngoài trời lạnh, cần che chắn và mặc ấm cho các bé.

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto