MÁCH LẺO CHO MẸ

Hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

25-08-2020, 2:00 pm     0 4443

Theo quan niệm xưa, trẻ có bàn chân bẹt, đầy không bị lõm thì sẽ giàu sang, phú quý. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, bàn chân bẹt ở trẻ là dấu hiệu bị dị tật và cần điều trị kịp thời để tránh những ảnh hưởng về thần kinh cột sống sau này.

1. Dấu hiệu bàn chân bẹt

- Lòng bàn chân không có hình vòm như bình thường.

- Chân của trẻ có xu hướng áp cạnh trong của bàn chân xuống đất.

- Khi trẻ đi, chân có dấu hiệu biến dạng, nghiêng vào bên trong nhiều.

- Cạnh mắt cá chân cong nhiều khi trẻ đứng quay mặt phía bạn.

- Trẻ thường phàn nàn đau ở bàn chân, đầu gối hoặc mắt cá chân. Đây chính là những biến chứng khi trẻ bị bàn chân bẹt.

- Trẻ vụng về trong việc chạy nhảy và chơi thể thao.

Những người có bàn chân bẹt khi đi lại, phần cạnh trong của bàn chân (phần vòm) có khuynh hướng áp xuống đất, khiến bàn chân có thể bị biến dạng về lâu dài. Mỗi khi chạy nhảy dễ bị ngã vì bàn chân không đủ linh động khi chạm đất, cùng lúc gót vẹo ra ngoài, chân đổ vào trong khiến khớp cổ chân, khớp gối cũng bị ảnh hưởng, tác động không nhỏ tới khả năng chạy nhảy. Ngoài ra, chứng bàn chân bẹt cũng khiến các xương ở cẳng chân xoay khi đi lại, chạy nhảy, khiến các khớp đầu gối cũng xoay lệch, từ đó dẫn đến đau, viêm hoặc thậm chí thoái hóa khớp gối. Sự lệch trục cũng có thể ảnh hưởng lên tới lưng, cổ, gây ra các rắc rối ở đó. Vấn đề bàn chân bẹt không được can thiệp có thể dẫn đến cấu trúc bất thường ở ngón chân cái (ngón cái bị đẩy về phía ngón sát bên), gai gót chân, viêm cân gan chân...

2. Cách kiểm tra hội chứng bàn chân dẹt

Thông thường trẻ dưới 2 tuổi đều có bàn chân bẹt. Từ 3 tuổi trở lên, các vòm bàn chân bắt đầu được hình thành nên bố mẹ có thể bắt đầu kiểm tra cho con khi ở độ tuổi này.

Cách 1: Cách đơn giản để xem trẻ có bị mắc chứng bàn chân bẹt hay không là bạn có thể làm ướt bàn chân của trẻ (bằng nước trắng hoặc nước có màu thì càng rõ), sau đó yêu cầu con đặt bàn chân để in lên một tờ giấy trắng, tờ bìa hoặc phần sân có thể nhìn rõ nốt in. Nếu nhìn thấy dấu ấn của cả bàn chân trên bề mặt in thì có khả năng là trẻ đã bị mắc chứng bàn chân bẹt. Tuy nhiên, nếu phần hình in có một khoảng trống nhỏ (vòm cong) xuất hiện thì bố mẹ có thể yên tâm.

Cách 2: Bố mẹ có thể cho trẻ dẫm chân lên cát. Nếu cát lún và in hình bàn chân có đường cong thì chân trẻ bình thường và ngược lại, nếu chân trẻ in được cả bàn xuống cát thì rất có thể trẻ đã mắc chứng bàn chân bẹt.

Cách 3: Bố mẹ có thể dùng trực tiếp ngón tay của mình đặt xuống dưới gan bàn chân của trẻ khi trẻ đứng trên một mặt phẳng. Nếu các ngón tay không thể luồn được vào gan bàn chân thì trẻ có thể đã mắc chứng bàn chân bẹt.

3. Biến chứng bàn chân bẹt

 



Theo các bác sĩ, hầu hết trẻ dưới 2 tuổi đều bị bàn chân bẹt, nhưng từ 3 tuổi trở lên, xương vòm chân phát triển rõ rệt và dấu hiệu bàn chân bẹt cũng hết. Tuy nhiên, nếu trẻ 3 tuổi vòm chân vẫn chưa phát triển sẽ dẫn tới bàn chân bẹt và gây biến chứng như:

- Khi các xương ở cẳng chân di chuyển sẽ khiến khớp gối cũng xoay lệch theo, dẫn tới đau hoặc viêm, thoái hóa khớp gối sớm.

- Dị tật bàn chân bẹt cũng gây ảnh hưởng tới lưng và cổ.

- Trẻ có nguy cơ bị gai gót chân, viêm cân gan chân, cấu trúc bất thường ngón chân cái.

4. Cách điều trị dị tật bàn chân bẹt

Dị tật bàn chân bẹt có thể phát hiện bằng mắt thường nếu cha mẹ quan sát kỹ gót chân và dáng đi của trẻ. Khi phát hiện sớm và được điều trị kịp thời, trẻ sẽ có khả năng phụ hồi rất cao. Lúc này, các bác sĩ sẽ sử dụng đế giảy chỉnh hình y khoa để điều trị cho trẻ. Đế giày được thiết kế phù hợp với việc phát triển vòm xương ở chân, giúp vòm xương chân trẻ phát triển và định hình đúng tư thế, vị trí. Với trẻ từ 2 - 8 tuổi, việc cấu trúc bàn chân trở về vị trí cân bằng như mong muốn có thể diễn ra thuận lợi, vì lúc này hệ xương trẻ vẫn đang phát triển, mềm và dễ uốn nắn, định hình.

Tuy nhiên, khi sử dụng đế giày chỉnh hình y khoa, mẹ cần lưu ý không nên cho trẻ sử dụng đế giày đã có sẵn vì nó sẽ không thể đạt được kết quả như mong muốn. Để đạt hiệu quả cao nhất trong việc điều chỉnh dị tật bàn chân bẹt ở trẻ, các mẹ nên yêu cầu bác sĩ thực hiện cụ thể từ khuôn hoặc kết quả quét bàn chân của trẻ (trẻ có khuôn mẫu riêng về đế giày chỉnh hình).

Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn, trẻ ở từ 10 tuổi trở lên thì khó có thể sử dụng đế giày chỉnh hình vì thường ở độ tuổi này, dị tật bẹt ở bàn chân đã ở mức độ nặng. Thông thường, trẻ sẽ được các bác sĩ chỉ định làm phẫu thuật vì khi bước vào giai đoạn này, trẻ phát triển nhanh, gân gót chân cũng ngắn hơn bình thường.

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto