Đừng cho bé sử dụng dầu gió trước khi đọc bài viết này

13-02-2020, 10:05 am 49690

Dầu gió được dân gian rất ưa sử dụng trong việc xoa bóp các chỗ đau hoặc là làm thông mũi khi bị ngạt… Tác dụng thông mũi của dầu gió là do nó chứa nhiều loại tinh dầu bay hơi, như: tinh dầu bạc hà (menthol), tinh dầu chương não (camphor). Một số dầu xoa có chứa thêm methyl salicylat, tinh dầu thông…

Cấu tạo sinh lý da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khá đặc biệt

Do da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều có điểm chung là mỏng, xốp, chứa nhiều nước, các sợi cơ và sợi đàn hồi phát triển ít nên rất mềm và mịn.

Trong khi đó, so với người lớn, tỷ lệ diện tích da trên cân nặng ở trẻ nhỏ lớn hơn rất nhiều lần, không những thế cấp tạo lớp thượng bì ở trẻ em lại mỏng hơn ở người lớn nên khả năng hấp thu thuốc qua da ở trẻ em sẽ mạnh hơn ở người lớn, đặc biệt ở vùng da bị tổn thương.

Do đó, nếu không lựa chọn đúng các loại dầu phù hợp với độ tuổi của trẻ hoặc bôi trực tiếp các loại dầu này có chứa các thành phần tinh dầu như Methyl salicylat, Methol, Camphor (Long não)… vào mũi hoặc lên da có thể sẽ gây tác dụng kích thích mạnh lên ngọn sợi thần kinh cảm thụ dẫn đến ngạt do liệt hô hấp và gây bỏng cho trẻ nhỏ.

Từ đặc tính về hấp thu thuốc của trẻ em nói trên có thể thấy việc lựa chọn loại hoạt chất, tính liều, dạng bào chế, đường đưa thuốc cần hết sức thận trọng

Dùng dầu gió ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến tử vong

Với người lớn thì có thể dùng dầu gió để giúp thông hơi, dễ thở, nhưng trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thì không được dùng. Đã có những báo cáo – không chỉ ở nước ta mà còn nhiều nước trên thế giới ghi nhận các ca trẻ sơ sinh do được người lớn bôi dầu gió, cao xoa chứa tinh dầu bạc hà, tinh dầu chương não khiến trẻ bị ngộ độc, co giật… thậm chí dẫn đến tử vong.

Cẩn thận khi cho bé sử dụng dầu gió

Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc là khi trẻ hít phải các chất menthol, camphor có tác dụng kích ứng đường hô hấp sẽ gây suy hô hấp, thậm chí là ngưng thở. Đối với phụ nữ khi cho con bú cũng tránh, không nên dùng thuốc thoa chứa methyl salicylat vì có thể dính ở đầu vú, trẻ bú sẽ nuốt phải methyl salicylat và ngộ độc.Trẻ dưới 2 tuổi không được dùng dầu gió có chứa tinh dầu bạc hà. Còn với trẻ trên 2 tuổi, nếu sử dụng dầu gió sai cách có thể gây ra những nguy hiểm sau:

  • Khiến cơ thể trẻ hạ nhiệt nhanh

Khi trời trở lạnh, hoặc khi trẻ mỏi mệt, bị cảm… nhiều ba mẹ thường bôi dầu gió vào tai, thái dương, lòng bàn tay, bàn chân để làm nóng cơ thể giúp trẻ giữ ấm. Nhưng sự thật dầu gió sẽ khiến cơ thể trẻ nhanh hạ nhiệt hơn là tăng nhiệt nếu mẹ lạm dụng.

Bởi trong dầu gió, tinh dầu bạc hà chứa methol và methyl salicylat. Menthol bốc hơi rất nhanh, gây tê tại chỗ và cảm giác mát lạnh khi xoa vào da. Khi dùng nhiều dầu gió có tác dụng phụ làm tăng bài tiết mồ hôi nên dễ gây hạ nhiệt thân thể gây tác dụng ngược.

  • Hủy hoại niêm mạc đường tiêu hóa

Trẻ em uống phải dầu gió, nhất là loại có chứa tinh dầu bạc hà có thể hủy hoại niêm mạc đường tiêu hóa gây hậu quả nghiêm trọng

  • Gây ức chế tuần hoàn hô hấp dẫn đến ngưng tim, ngưng thở

Các Dược sĩ Trung cấp Dược TPHCM chia sẻ: Hệ hô hấp của trẻ sẽ bị tổn thương khi hít dầu gió thường xuyên. Bởi trong thành phần của dầu gió có chứa eukalyptol và camphor, đặc biệt camphor là một chất độc đối với trẻ em. Lượng camphor cho phép trong các chế phẩm dầu gió chỉ khoảng 3-11%. Nếu lạm dụng, hấp thu nhiều vào cơ thể qua phần da trầy xước hay vô tình nuốt phải với lượng nhiều (khoảng 1g) thì hệ hô hấp bị tổn thương, thậm chí ngưng thở.

Tùy vào lượng dầu nhiều hay ít, khi bị ngộ độc, camphor có thể gây tác hại với những triệu chứng xuất hiện chỉ trong vòng 5 – 90 phút sau tiếp xúc.

Biểu hiện sớm là bỏng miệng, hầu họng, buồn nôn, nôn mửa, lừ đừ, sau đó là co giật, hôn mê, suy hô hấp nặng. Nếu không được điều trị kịp thời có thể nguy hiểm tính mạng.

  • Gây xung huyết da

Trong dầu gió chứa chất methy salicylat, đây là chất gây xung huyết da nếu mẹ bôi dầu gió vào vết thương hở trên cơ thể trẻ. Tình trạng xung huyết da sẽ khiến trẻ đau, lâu khỏi, thậm chí bị nhiễm trùng, vết thương lở loét.

Cách sử dụng dầu gió cho trẻ trên 2 tuổi

  • Nên sử dụng dầu chỉ dành cho trẻ em, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
  • Không dùng dầu gió cho trẻ 3 – 4 lần/ ngày.
  • Nên lấy đầu ngón tay trỏ lấy một lượng thích hợp thay bằng việc đổ dầu gió trực tiếp lên vùng da, bôi lên chỗ đau nhức hay vết côn trùng cắn đốt.
  • Không bôi vào vết thương hở, niêm mạc mắt, đau bụng thì bôi quanh rốn, đau đầu bôi thái dương.
  • Tuyệt đối không cho trẻ ngửi, dù chỉ là một ít.
  • Không bôi dầu gió khi trẻ bị ốm, táo bón… vì có thể khiến cơ thể hạ nhiệt ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ.

Những giới hạn cần lưu ý khi sử dụng dầu gió

Khi muốn dùng dầu gió cho con, mẹ nên lưu ý về độ tuổi, khi nào nên dùng, cách xoa dầu và nồng độ tinh dầu.

  • Độ tuổi của bé: Độ tuổi nhỏ nhất sử dụng được tinh dầu nói chung là 3 tháng tuổi. Những loại tinh dầu chứa methyl salicylate và menthol cần được dùng cẩn thận cho trẻ trên 2 tuổi.
  • Nồng độ: Tinh dầu nguyên chất thường được pha với dầu nền để tạo thành một hỗn dịch. Mẹ cần chú ý nồng độ không vượt quá 2%. Không bao giờ được để tinh dầu nguyên chất dính lên da vì nó có thể gây phỏng nặng.
  • Khi nào có thể dùng dầu gió: Một số triệu chứng như nghẹt mũi, nhức đầu, ho nhẹ, đau bụng, đầy hơi, đau cơ, bong gân, côn trùng cắn ngứa ngáy… có thể được làm dịu bớt với các loại dầu gió.
  • Cách dùng tinh dầu: Dầu gió chỉ có thể dùng ngoài da. Mẹ không thoa dầu gió lên vùng da trầy xước, không cho bé uống dầu vì có thể gây tổn thương niêm mạc ruột. Luôn dùng một lượng vừa đủ, chỉ dùng lúc đau và chấm dứt ngay khi cơn đau đã hết.

Trẻ sơ sinh có sử dụng dầu tràm được không?

Dàu tràm được sử dụng khá phổ biến cho trẻ sơ sinh bởi độ lành tính của sản phẩm. Tuy nhiên, để tránh các nguy cơ gây hại cho bé, mẹ cũng nên lưu ý những điều sau:

Lưu ý khi cho trẻ sử dụng dầu tràm

- 5 giọt để pha vào nước tắm.

- 1 giọt khi dùng để massage.

- 1 giọt khi dùng để thoa lòng bàn chân.

- 1 giọt để thoa những vết muỗi hay côn trùng cắn.

- 3-4 giọt nhỏ vào nước khi xông hơi.

  • Chỉ sử dụng khi cần

Cách chuyên gia y tế khuyên mẹ chỉ nên dùng dầu tràm khi các bé bị ho, bị cảm lạnh hay bị côn trùng cắn. Nếu bé hoàn toàn khỏe mạnh mẹ đừng lạm dụng dầu tràm vì thoa dầu tràm vào lúc con đang khỏe, vận động liên tục và ra mồ hôi nhiều có thể khiến làn da của con bị kích ứng.

  • Tránh xa tầm tay trẻ em

Thành phần chính của tinh dầu tràm là 1,8-cineole, một hoạt chất có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ đối với trẻ sơ sinh. Nếu chẳng may bé cầm chơi và nuốt phải có thể gặp các phản ứng phụ như tiêu chảy, đau bụng, nôn… Trường hợp nghiêm trọng nhất khi các bé bị phản ứng quá mức với dầu tràm là gây động kinh.

  • Tránh vùng da nhạy cảm

Khi dùng dầu tràm cho bé, mẹ không nên thoa trực tiếp lên những vùng da nhạy cảm như vùng da mặt, đầu, cổ… vì tinh dầu có tính kích ứng mạnh có thể gây khó chịu cho bé.

Mua sản phẩm dầu tràm cho bé tại: https://www.tuticare.com/Tinh-dau-tram-Me-doan-50ml-item21511.html

 

Dầu tràm Mệ Đoan - Thương hiệu được chứng nhận an toàn cho bé

 

Bảng tham khảo tên các loại tinh dầu có thể dùng theo từng độ tuổi

  • Bé từ 3 tháng tuổi: tinh dầu cúc la mã, cỏ thi, lavender, thì là.
  • Bé từ 6 tháng tuổi: bergamot, quế, chanh, nho, sả, rau mùi, kim linh sam, thông, quýt, bưởi, phong lữ, một lượng nhỏ tinh dầu thông…
  • Bé từ 2 năm tuổi: húng quế, tiêu đen, đinh hương, basalm, trầm hương, tỏi, sả chanh, hoắc hương, cây trà, kinh giới, bạc hà…
  • Bé từ 6 năm tuổi: hồi, tràm, bạch đậu khấu, dầu cây bạc hà, nhục đậu khấu, nguyệt quế…
  • Bé từ 10 tuổi: rosemary, khuynh diệp.

Nguồn: Tổng hợp

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto