Bí quyết bầu 3 tháng đầu - Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì?

01-08-2020, 11:05 am 265

Trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, các mẹ bầu thường quan tâm đến các bài viết kiến thức cần thiết khi mang thai như lên kế hoạch sắp xếp chế độ dinh dưỡng, thay đổi các thói quen hằng ngày có lợi cho việc mang thai.

bầu 3 tháng đầu nên ăn gì? Món ăn cho bà bầu 3 tháng đầu tốt cho sự phát triển của thai nhi? Để có được một chế độ dinh dưỡng phong phú giúp mẹ khoẻ mạnh, thai nhi phát triển an toàn, tránh được những dị tật, mời bạn đọc cùng tham khảo kiến thức dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu được cung cấp trong bài viết sau.

Thay đổi của mẹ bầu trong 3 tháng đầu

Thay đổi về cơ thể

thay-doi-co-the

  • Tăng kích thước bụng: khi tử cung giản nở, chuyển động nhô lên khỏi vùng chậu từ khoảng tuần thứ 12 của thai kỳ.
  • Tăng kích thước ngực, quầng vú: khoảng tháng thứ 3 của thai kỳ, khi ngực của mẹ chuẩn bị cho con bó sẽ xuất hiện tình trạng sữa non thường xuyên bị rỉ ra.
  • Tăng cân nặng: Mẹ bầu sẽ tăng khoảng 10-15kg trong suốt 9 tháng. Thường trong 3 tháng đầu mẹ chỉ tăng cân ít, không đáng kể, mẹ sx tăng nhiều nhất trong 3 tháng cuối. Tăng cân là một hiện tượng bình thường, chứng tỏ mẹ và bé đang phát triển một cách khỏe mạnh.

Thay đổi tâm sinh lý

Chắc hẳn bất kỳ người phụ nữ nào cũng sẽ trải qua đủ các cung bậc cảm xúc khi mang thai. Từ khi biết mình mang thai, hạnh phúc vỡ òa đến khi lo lắng về việc chăm sóc bản thân và cả em bé.

Nhiều mẹ sẽ thấy vô cùng áp lực, nhất là trong những lần mang thai đầu tiên vì thế bất ổn tâm lý là tình trạng thường thấy ở các mẹ bầu. Bất ổn có thể bắt nguồn từ những mỏi mệt về thể chất. Sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến mẹ bầu gặp triệu chứng ốm nghén, hay buồn nôn, khi thèm ăn lúc lại chán ăn, hay cáu gắt khó chịu, …

Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Trong ba tháng đầu thai kỳ, thai nhi cần một nguồn dưỡng chất đầy đủ, được lấy từ cơ thể mẹ và truyền qua dây rốn để hình thành cơ thể và cấu trúc não bộ ban đầu.

Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu

an-gi-3-thang-dau

Hàm lượng các nhóm chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất trong thức ăn cho bà bầu 3 tháng đầu mẹ cần mỗi ngày:

  • Nhóm tinh bột (200-250gr/ngày).
  • Nhóm protein (60-100gr/ngày).
  • Nhóm chất béo (70-80gr/ngày).
  • Nhóm chất xơ (25-30gr/ngày).
  • Sắt (50-60mg/ngày): tăng cường hồng cầu, thoát khỏi nguy cơ thiếu máu.
  • Canxi (1200-1500mg/ngày): tránh loãng xương ở mẹ, phát triển xương cho bé.
  • Vitamin A (770 mcg/ngày), D (200-400 mcg/ngày), B9 (400-500 mcg/ngày).

>>> Xem thêm: Dinh dưỡng cho bà bầu

Mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu

Để bảo vệ sức khỏe thai kỳ trong 3 tháng đầu, mẹ bầu cần tránh xa những thực phẩm sau:

can-tranh-khi-mang-thai

  • Thực phẩm chưa chín, nhiễm độc.
  • Thực phẩm chưa qua tiệt trùng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn
  • Chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, …
  • Các loại thực phẩm dễ gây sảy thai như: rau răm, rau sam, rau ngót, khoai tây mầm, nhãn, đu đủ xanh, …

Lưu ý dinh dưỡng theo từng tháng cụ thể cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu được xây dựng trên cơ sở các dưỡng chất thiết yếu cần bổ sung của thời kỳ mang thai đầu tiên. Nhìn chung, trong cả 3 tháng này, mẹ bầu sẽ có thực đơn hàng ngày khá giống nhau. Tuy nhiên, do đặc điểm từng tháng của thai nhi khác nhau nên thức ăn cho bà bầu 3 tháng đầu qua từng tháng sẽ có điều chỉnh nho nhỏ.

Tháng đầu tiên

axit-folic-bau

Ở tháng thứ nhất của thai kỳ, do những bất thường trong cơ thể này do hàm lượng hormone nội tiết tố tăng cao. Để cải thiện tình trạng ốm nghén như buồn nôn, thèm ăn, bụng có cảm giác khó chịu,... và đảm bảo sự phát triển của con, mẹ nên bổ sung các món ăn cho bà bầu 3 tháng đầu như:

  • Những loại giàu tinh bột và protein như các loại thịt, cá.
  • Bổ sung thêm sữa vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ để bổ sung canxi, chống còi xương, loãng xương ở bé.
  • Quan tâm bổ sung sắt trong khẩu phần ăn hằng ngày, thúc đẩy quá trình sản sinh máu, loại bỏ nguy cơ thiếu máu.
  • Ăn nhiều loại rau xanh, hạt ngũ cốc để cải thiện tiêu hoá, không bị táo bón.

Tháng thứ 2

protein-mang-thai

  • Mẹ bầu tháng thứ 2 nên đa dạng dần các món ăn nhưng vẫn nên tuân thủ bổ sung đầy đủ sắt và axit folic bằng việc tăng cường ăn thịt bò, thịt lợn nạc, đậu bắp, măng tây,...
  • Các sản phẩm chế biến từ sữa, trứng, thịt các loại, rau xanh nên đóng vai trò thiết yếu thực đơn mỗi ngày cho thai phụ.
  • Các mẹ cũng đừng quên uống nhiều nước hằng ngày nhé!

Tháng thứ 3

Vào tháng thứ ba của thai kỳ, tình trạng ốm nghén của mẹ bầu đã giảm đáng kể. Vì vậy mà chế độ dinh dưỡng cho bà bầu có thể cải thiện phong phú hơn

  • Tháng này các mẹ nên ăn nhiều rau xanh, củ và quả như:cà rốt, bí đỏ, cải chíp, cải bó xôi, cải xanh, măng tây, khoai tây, khoai lang,...
  • Mẹ nên tập thói quen uống nhiều nước hơn mỗi ngày. Để tăng cảm giác ngon miệng, mẹ có thể đổi sang các loại nước ép sinh tố từ hoa như: Nước táo ép, cam vắt, sinh tố xoài, bơ,...
  • Mẹ có thể bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất cần thiết bằng một số loại thuốc bổ sung theo sự chỉ định của bác sĩ. 

sinh-to-cho-me-bau

Từ khoá nổi bật: bầu 3 tháng đầu nên ăn gì, 3 tháng đầu thai kỳ nên ăn gì , mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì, 3 tháng đầu mẹ bầu nên ăn gì , bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì, mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì , mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu, mẹ bầu nên ăn gì 3 tháng đầu, 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con, món ăn cho bà bầu 3 tháng đầu, thức ăn cho bà bầu 3 tháng đầu, mang thai 3 tháng đầu nên ăn rau gì, bầu nên ăn gì 3 tháng đầu, bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu.

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto