Có được đặt tên con bằng tiếng Anh không?

02-04-2019, 4:05 pm 4513

"Tôi lấy chồng ngoại quốc, tôi muốn đặt tên con bằng tiếng anh nhưng rất băn khoăn không biết có đúng pháp luật hay không?" - chị Hương Anh (Cầu Giấy - Hà Nội). Vậy có được đặt tên con bằng tiếng anh hay không? Mời các bậc làm cha mẹ cùng tham khảo bài viết sau đây. 

Đặt tên con bằng tiếng anh dựa theo luật

Theo Điều 26 Bộ luật Dân sự năm 2015, có hiệu lực từ 1/1/2017 thì cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có).

Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ. Nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.

Khoản 3 Điều này quy định: Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.

Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.

Bên cạnh đó, khoản 4 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014), quy định Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam. Theo đó, người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

Như vậy, đối chiếu với các quy định nói trên thì vợ chồng bạn đều là công dân Việt Nam nên phải đặt tên con bằng tiếng Việt, không thể bằng tiếng nước ngoài.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về việc đặt tên con bằng tiếng anh. Hi vọng rằng bố mẹ có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Đặt tên con đúng luật theo quy định mới

Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.

Muốn xóa quyền làm cha trên khai sinh của con vì bị vợ 'cắm sừng' / 6 thắc mắc thường gặp về giấy khai sinh
Theo Điều 26 Bộ luật dân sự năm 2015, có hiệu lực từ 1/1:

- Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.

- Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng…

- Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.

Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.

- Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình.

- Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”.

Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch cũng quy định nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:

- Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;

Mặt khác, khoản 4 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam, theo đó: Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

Trên đây là một số lưu ý giúp các cặp vợ chồng có cơ sở đặt tên con vừa hay, vừa ý nghĩa nhưng cũng tuân thủ đúng pháp luật Việt Nam. Chúc các gia đình luôn hạnh phúc và may mắn!

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto