Có bầu - Mang bầu

Mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng có nguy hiểm cho mẹ bầu khồng?

17-03-2020, 4:07 pm     0 562

Mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng lâm râm theo các chuyên gia thì đây là tình trạng bình thường. Trong những tháng đầu tiên, bạn sẽ cảm thấy rõ những cơn đau , chứng tỏ thai nhi đang bắt đầu làm tổ, nhất là giai đoạn thai nhi đã bám vào thành tử cung. Thông thường tình trạng này sẽ giảm dần sau 2 -3 ngày. 

Những ngày sau, cơn đau có thể xuất hiện do sự căng cơ và dây chằng, do chúng lúc này có nhiệm vụ nâng đỡ tử cung. Lúc này, khi ho, ngồi xổm hoặc đứng dậy mẹ bầu sẽ cả thấy tức bụng. Hơn nữa, cảm giác đau cũng xuất hiện vào tháng cuối trước sinh do dịch vị tăng, bị đầy bụng.

Khi nào cần đi khám bác sĩ 

Những cơn đau bụng sẽ trở nên bất thường và trở nên nguy hiểm khi nó đi kèm với các dấu hiệu sau:

  • Đau bụng dữ dội kèm theo tình trạng ra máu đen lợn cợn như bã cà phê, đi ngoài, buồn nôn, ói mửa, choáng váng, mệt mỏi, suy kiệt do chảy máu trong, ngất xỉu. Tất cả những dấu hiệu này cho thấy rất có thể mẹ bầu đang mang thai ngoài dạ con.
  • Đau bụng từng cơn, cảm giác đau không có xu hướng giảm, nhưng lại tăng lên, khoảng cách cơn đau càng lúc càng dồn dập và đột ngột biến mất. Kèm theo đó là hiện tượng ra máu tươi kèm máu cục. Đây là những dấu hiệu của hiện tượng dọa sảy và sảy thai. Mẹ bầu sẽ hết đau bụng khi thai hoàn toàn bị đẩy ra khỏi buồng tử cung. Khi xuất hiện những dấu hiệu trên, mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay lập tức.

Những trường hợp đau bụng thường thấy

  • Trứng làm tổ

Hiện tượng đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu là điều hết sức bình thường, nhất là trong tháng đầu tiên của thai kỳ. Trong quá trình làm tổ, phôi nang dính vào niêm mạc tử cung cũng như các chân giả của lá nuôi bám vào niêm mạc. Hiện tượng này gọi là bám rễ. Đây chính là nguyên nhân khiến mẹ bị đau bụng. Khi đã ổn định sau vài ngày, các cơn đau bụng giảm dần hoặc hết hẳn.

  • Do căng cơ và dây chằng

Thai nhi càng lớn, tử cung của mẹ cũng phải lớn theo. Điều này làm mẹ đau, căng tức phần bụng. Thông thường mẹ bầu hay bị đau bụng khi ho, những lúc ngồi xổm hay khi đứng dậy.

  • Những cơn ốm nghén

Khi mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều sự thay đổi khác nhau. Một trong số đó là sự thay đổi trong hệ tiêu hóa. Thời kỳ đầu của thai kỳ, mức độ progesterone trong tử cung tăng lên đáng kể nhằm hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi cũng kéo theo sự gia tăng progesterone trong dạ dày, ruột và thực quản. Đây là một trong những nguyên nhân gây ốm nghén. Những bà bầu bị ốm nghén, nôn ói nhiều sẽ dẫn tới tình trạng bị co thắt vùng bụng gây nên những cơn đau bụng khó chịu.

  • Chứng táo bón, khó tiêu

Khi mang thai, tử cung sẽ cản trở hoạt động dạ dày. Kết hợp với sự thay đổi hormone làm chậm quá trình tiêu hóa. Từ đó, mẹ bị táo bón, khó tiêu và đầy hơi.

  • Trường hợp đau bụng đặc biệt lưu ý

Nếu những dấu hiệu trên cho thấy tình trạng mẹ vẫn ổn, thì dưới đây là những biểu hiện nguy hiểm.

- Xuất hiện cơn đau bụng dữ dội kèm theo tình trạng ra máu đen như bã cà phê

- Có dấu hiệu đi ngoài, buồn nôn, ói mửa. Cơ thể choáng váng, mệt mỏi, suy kiệt do chảy máu trong, ngất xỉu. Tất cả những dấu hiệu này cho thấy rất có thể mẹ bầu đang chửa ngoài dạ con.

- Đau bụng từng cơn

- Cảm giác đau quặn không có chiều hướng giảm nhưng lại tăng lên đáng kể

- Khoảng cách cơn đau càng lúc càng dồn dập và đột ngột biến mất.

- Ra máu tươi và máu đông ở dạng cục. Đây là những dấu hiệu của hiện tượng dọa sảy và sảy thai. Khi đó, mẹ bầu sẽ hết đau bụng khi thai hoàn toàn bị đẩy ra khỏi buồng tử cung.

- Viêm ruột thừa, đau dạ dày hay những triệu chứng khác.

Nên ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu?

Trong 3 tháng đầu, thai phụ chỉ cần tăng 0,9 kg tới 2,3 kg. Riêng các mẹ đã béo phì thì không nên để tăng cân. Đây là giai đoạn cơ thể mẹ sẽ có những biến đổi sinh lý để thích nghi, đồng thời là thời gian quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé. Vì vậy dù mẹ kém ăn nhưng cũng phải chú ý tăng thêm lượng chất đạm, nhất là những protein chất lượng cao dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như: trứng, sữa các loại, các loại thịt gia cầm, cá và đậu…

Thai phụ cần lưu ý ăn đủ bữa trong ngày: 3 bữa chính + 3 bữa phụ.

Sau 3 tháng đầu thai kỳ người mẹ mới hết buồn nôn, ăn ngon miệng, thèm ăn vặt. Đây là giai đoạn mẹ dễ dàng tăng tốc để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao hơn. Vì thế cơ thể mẹ cần thêm năng lượng, song không phải chỉ ăn nhiều hơn về số lượng, mà nên chú trọng những chất dinh dưỡng cần thiết như:

  • Chất đạm (protein): Có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ… giúp phát triển các tế bào mô của thai (bao gồm cả tế bào não), giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ, đồng thời tăng thể tích tuần hoàn của mẹ. Thai phụ cần bổ sung thêm 10-18g protein mỗi ngày (tương đương 50-100 gr thịt cá tùy loại, 100-180 gr đậu hũ, hay 1-2 ly sữa mỗi ngày).
  • Chất sắt: Có nhiều trong thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt… giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu. Nếu thai phụ thiếu máu sẽ làm giảm lực co bóp của tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng sắt dự trữ của em bé trong 6 tháng đầu đời. Vì thế thai phụ cần bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày.
    Canxi: Có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé. Nếu thiếu canxi mẹ dễ bị vọp bẻ, đau nhức xương, bé có thể bị còi xương ngay trong bụng mẹ.
  • Acid folic (vitamin B9): Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Vitamin này có trong các loại rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc… Ngoài ra acid folic còn có trong thịt gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim…
  • Vitamin D: Có trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời. Ngay từ trong bào thai, bé cần phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa, vì vậy ngoài việc bổ sung thực phẩm nhiều canxi, người mẹ phải kết hợp phơi nắng để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu. Thai phụ cần phơi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày (tránh ánh nắng quá gay gắt), nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào cơ thể, không nên đeo găng tay, đi vớ và cũng không nên phơi nắng sau cửa kính.
    Vitamin C: Giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Nó cũng là một chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng. Vitamin C có trong các loại rau xanh, trái cây…
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto