Có bầu - Mang bầu

Mang thai có kinh nguyệt được hay không?Một số vấn đề bạn cần biết !

20-03-2020, 9:09 am     0 235

Thời kì mang thai là giai đoạn quan trọng nhất của phụ nữ. Khi mang thai cơ thể có nhiều sự thay đổi., Chúng ta đều biết khi mang thai thì kinh nguyệt không còn nữa.  Thế nhưng, một số người cho biết họ vẫn có kinh ngay cả khi que thử thai báo 2 vạch. Vậy, thực chất, mang thai có kinh nguyệt không? Hiện tượng kinh nguyệt có ảnh hưởng tới quá trình thụ thai không?

1.Mang thai có kinh nguyệt không?


Khi trứng đã thụ tinh và về tử cung làm tổ, lớp niêm mạc trong tử cung sẽ được duy trì trong suốt thai kỳ. Chính vì vậy phụ nữ không thấy xuất hiện kinh nguyệt hàng tháng kể từ khi mang thai. Tuy nhiên có những trường hợp chị em khẳng định là thấy có kinh nguyệt xong vẫn có thai. Vậy hiện tượng này là thế nào?

Có rất nhiều trường hợp mang thai mà vẫn có kinh nguyệt, khiến chị em thường lo lắng. Nguyên nhân có thể do:

- Nhầm lẫn máu kinh nguyệt và máu báo đã mang thai:

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa máu báo thai và máu kinh hàng tháng.

Máu kinh nguyệt: Máu kinh thường có màu đỏ tươi, đỏ thẫm, xuất hiện từ 3 đến 7 ngày, máu có thể lẫn các niêm mạc tử cung bị bong ra và dịch nhầy tử cung nên sẽ hơi sệt.
Máu báo thai: Màu đỏ tươi hoặc hồng, ra khá ít và thường chỉ xuất hiện 1 đến 2 ngày. Nguyên nhân là khi trứng bắt đầu làm tổ bên trong tử cung sẽ làm chảy một chút máu ra ngoài.

- Thời điểm thụ thai trùng với thời điểm có kinh nguyệt :

Về mặt bản chất kinh nguyệt chính là lớp niêm mạc bị bong tróc và thoát ra ngoài thông qua âm đạo khi trứng không gặp được tinh trùng.Trừ khi bạn là người rụng trứng rất sớm ( trung bình là 14 ngày sau khi có kinh nguyệt ). Nhưng cơ hội gần như không có nên việc mang thai mà có kinh nguyệt là điều không thể.

- Nguy cơ xảy thai :

Nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng ra máu khi có thai ở những tháng đầu tiên và rất băn khoăn, lo lắng. Đây có thể là dấu hiệu của một số vấn đề như mang thai ngoài tử cung, chửa ngoài dạ con,… đe dọa sảy thai sớm. Vì vậy bạn cần sớm đi khám bác sĩ thường xuyên để xác định nguyên nhân, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Với trường hợp mang thai ngoài tử cung, lượng máu ra ít, có màu sẫm hoặc đen và không đông lại. Tình trạng cần phải làm phẫu thuật gấp, nếu không thai có thể bị vỡ và gây nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.

2. Hiện tượng kinh nguyệt không đều có mang thai được không? 

Kinh nguyệt không đều hay rối loạn kinh nguyệt là một hiện tượng thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ hiện nay.Kinh nguyệt không đều là tình trạng kinh nguyệt đến muộn hơn, sớm hơn bất thường

Kinh nguyệt không đều là hiện tượng ngày hành kinh của các chị em đến sớm hơn, trễ hơn hoặc mất kinh 1 cách bất thường mà không theo một quy luật nhất định nào. Ngoài ra còn một số dấu hiệu cho thấy kinh nguyệt không đều như lượng máu ra quá nhiều hoặc quá ít, màu máu bất thường, đau bụng dữ dội khi hành kinh, rong kinh (hành kinh kéo dài),…

Kinh nguyệt không đều khó xác định ngày rụng trứng để thụ thai

Với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt ổn định thì thời điểm rụng trứng sẽ rơi vào khoảng ngày 12 – 14 của chu kỳ nên sẽ rất dễ tính toán thời điểm rụng trứng để nâng cao khả năng thụ thai.

Tuy nhiên với các chị em có kinh nguyệt không đều thì việc xác định ngày rụng trứng sẽ rất khó khăn, gây ảnh hưởng đến quá trình thụ thai.

Kinh nguyệt không đều có khả năng gây vô sinh, hiếm muộn.

Nếu các chị em thường xuyên bị mất kinh nguyệt, khoảng 3 – 4 tháng mới hành kinh 1 lần thì tỷ lệ rụng trứng rất thấp, từ đó làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.

Theo thống kê cho thấy, có đến khoảng 18 bị vô sinh có chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Ngoài ra với các chị em có hiện tượng rong kinh, hành kinh,kéo dài có thể gây thiếu máu, thường xuyên cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi.

Biện pháp điều hòa kinh nguyệt để dễ mang thai hơn

  • Thay đổi lối sống và sinh hoạt;
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, không hút thuốc lá, cà phê, trà đặc và sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn,
  • Không hoạt động quá sức, đi ngủ sớm trước 10h đêm.
  • Giữ tâm lý luôn thoải mái, tránh căng thẳng, stress.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thiền,…
  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tránh sử dụng những dung dịch tẩy rửa mạnh.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học bằng thực phẩm giúp tinh trùng khỏe mạnh và chất lượng
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thêm nhiều Vitamin và khoáng chất từ ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi, rau xanh.
  • Trước ngày dự kiến có kinh không nên ăn đồ có tính hàn (kem, nước đá), đồ có nhiều dầu mỡ. Nếu thể trạng yếu nên ăn nhiều thịt gia cầm và uống sữa.
  • Ăn nhiều cần tây, mùi tây, củ cải đỏ, uống trà thảo dược,…
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto