Bấm/ cắt móng tay cho bé

Những sai lầm cơ bản khi cắt móng cho bé

Nhiều người nghĩ rằng, bé còn nhỏ thì việc để móng bằng là không thích hợp. Cho nên không ít bố mẹ cắt móng cho bé có hình bầu tròn, trong đó hai bên móng lại cắt quá sâu. Lỗi cắt móng này sẽ khiến khi móng mọc dài trở lại dẫn đến hai bên móng rất dễ mọc gắn vào da, thịt ở ngón tay, gây tổn thương da xung quanh móng, làm cho bé dễ bị nhiễm trùng, viêm khe móng hoặc các chứng viêm khác.

Bố mẹ dùng tay “nhổ” phần da thừa ở móng của bé

Trong quá trình cắt móng cho bé, có thể một mảnh nhỏ da thừa bị xước còn sót lại, bố mẹ cũng không nên dùng tay “nhổ” bỏ. Bởi vì cho dù bạn cẩn thận đến đâu cũng không thể đảm bảo rằng mảnh da thừa đó không ăn sâu vào trong móng.

Làm như vậy dễ khiến da bị tổn thương và vi khuẩn dễ xâm nhập. Bạn nên dùng dụng cụ cắt móng đặt lưỡi sao cho thật sát với gốc da thừa và cắt thật dứt khoát.

Do móng tay, móng chân của bé thường mọc dài rất nhanh nên rất nhiều bố mẹ vì tiết kiệm thời gian và tiện lợi nên mỗi lần đều cắt móng cho bé rất ngắn và sâu. Cách làm này khiến da xung quanh móng mất đi phần bảo vệ và bé có thể có cảm giác đau rát ở phần móng.

Bố mẹ làm sạch chất bẩn bám trong khe móng của bé

Nhiều người có tính kỹ lưỡng và ưa sạch sẽ nên thường xuyên kiểm tra móng cho bé, khi vừa thấy có chút vết bẩn bám trong khe móng liền dùng bất cứ vật gì tiện lợi để “khều” ra khỏi móng của bé. Cách làm này sẽ làm tổn thương da và móng, khiến bé dễ bị nhiễm trùng. Ngoài ra, vật mà bạn sử dụng cũng có thể mang theo vi khuẩn, mầm bệnh và xâm nhập vào da thịt xung quanh móng. Phương pháp vệ sinh chính xác là bạn nên cắt móng cho bé gọn gàng rồi sau đó dùng nước sạch để khiến cho các chất bẩn bị rửa trôi đi. Nếu có vết bẩn bám vào da và móng, bạn có thể dùng tăm bông hoặc khăn mềm thấm nước rồi nhẹ nhàng kì cọ nơi bẩn đó.

Nguyên tắc cơ bản khi cắt móng cho bé

Hình dạng móng thích hợp để cắt cho bé là hình chữ nhật có chừa khoảng 1mm phần móng ở đầu móng tay, móng chân. Thực tế, các kiểu móng hình tam giác hoặc hình cung đều không nên cắt cho bé.

Bao lâu thì nên cắt móng cho bé?

Tốc độ phát triển móng tay và móng chân ở bé không hoàn toàn giống nhau, vì vậy khoảng cách giữa các lần cắt móng cho bé cũng phải căn cứ tình trạng mọc dài của móng chứ không thể nói thời gian nhất định. Tuy nhiên về cơ bản, bạn có thể cắt móng cho bé theo nguyên tắc là:

Thời gian lý tưởng nhất để cắt móng cho bé

Với các bé từ 1 tuổi trở xuống tốt nhất là bạn chỉ cắt móng khi bé đã ngủ say. Khi bé đã được 2 – 3 tuổi, bạn có thể trò chuyện và tìm phương pháp thích hợp, dễ hiểu để diễn tả cho bé tác dụng việc cắt móng tay và chân. Trong và sau khi bé đang cắt móng, bạn cần có lời khen ngợi và khích lệ bé.

Cách cắt móng cho trẻ sơ sinh

Vì sao nên cắt móng tay cho trẻ sơ sinh?

Móng tay, móng chân của trẻ tuy không cứng và nhọn như người lớn nhưng khá sắc bén. Nếu bé tự sờ, móc, cào vào mình sẽ dễ làm tổn thương da, mắt, niêm mạc miệng… Đặc biệt, nếu không vệ sinh tay chân cho trẻ đúng cách vi khuẩn sẽ có thể xâm nhập và làm suy giảm sức khỏe của bé.

Móng tay của trẻ sơ sinh phát triển rất nhanh, mẹ có thể sẽ phải cắt chúng vài lần một tuần. Với móng chân thì lâu hơn vì phần này móng dài khá chậm.

Cách cắt móng tay cho trẻ sơ sinh

Do bé còn nhỏ, tay chân rất mong manh, yếu ớt nên bố mẹ cần cẩn thận, nhẹ nhàng khi cắt móng tay. Đặc biệt nên chú ý những vấn đề sau:

Tư thế cắt móng tay cho bé

Đây là một yếu tố rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho bé. Các mẹ thực hiện tư thế cắt móng tay cho bé đúng cách như sau:

Mẹ ngồi, đặt bé nằm ngửa trên hai đùi mình. Nếu bé biết ngồi thì mẹ ngồi đối diện với con, trò chuyện để bé vui vẻ trong lúc được mẹ cắt móng.
Tay phải của mẹ cầm bấm móng tay, trong khi tay trái nắm lấy một bàn tay của bé. Giữ chặt bàn tay của bé sao cho chừa phần móng tay và đầu các ngón tay để mẹ dễ cắt. Hãy “canh” lúc bé không cử động để cắt mẹ nhé, bé cựa quậy rất dễ cắt vào phần thịt ngón tay con.

Cắt móng tay cho trẻ sơ sinh cần hết sức nhẹ nhàng, cẩn thận

Trong quá trình cắt móng tay cho bé, mẹ nên kéo hai chân của bé dựa vào ngực mẹ để hạn chế bé quẫy đạp. Ngoài ra, mẹ giữ bàn tay cắt móng tránh xa mặt bé để tránh móng tay rơi vào mặt của con.

Thao tác cắt móng nhẹ nhàng

Các mẹ lưu ý hướng cắt móng tay cho bé dọc theo đường cong của móng. Sau đó bạn dùng dũa để dũa nhẹ nhàng các cạnh thô, sắc nhọn.

Đối với trẻ trong vài tuần đầu sau khi sinh, móng tay lúc này rất mềm. Bố mẹ trẻ thường rất dễ cắt nhầm vào da bé nên tốt hơn chỉ cần dùng dũa để làm cho móng tay bé gọn gàng là được.

Khi nào cắt móng tay cho trẻ sơ sinh

Thời điểm lý tưởng nhất để mẹ cắt móng tay cho con là khi bé ngủ hoặc phân tâm trong lúc ăn, vì lúc này bé sẽ không hoặc ít cựa quậy nên hạn chế tối đa việc dụng cụ cắt làm tổn thương da bé.

Ngoài ra, thời điểm lý tưởng khác là sau khi tắm vì lúc này móng tay bé mềm mại, dễ cắt hơn.

Bé ngủ là thời điểm lý tưởng nhất để cắt móng tay

Tần suất cắt móng tay tùy thuộc vào độ tuổi bé. Đối với trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi, móng tay bé mọc nhanh, các mẹ nên cắt móng cho bé từ 1-2 lần/tuần.

Riêng đối với hai ngón cái, thời gian có thể giãn cách ra lâu hơn với các ngón còn lại. Đối với trẻ hơn 6 tháng tuổi, các mẹ chỉ cần cắt móng tay cho con từ 1-2 lần/tháng.

Những lưu ý khi cắt móng tay cho bé

Các mẹ nên chọn nơi có đầy đủ ánh sáng để cắt móng tay, chân cho con. Phòng quá tối sẽ rất dễ cắt nhầm vào thịt con.

Không nên cắt móng tay, chân cho bé quá ngắn, sát chân móng, làm lộ phần thịt dưới móng, khiến bé đau đớn và khó chịu

Khi cắt, mẹ hãy ấn phần mềm của đầu ngón xuống để phần móng được lộ rõ bên ngoài khi cắt sẽ dễ dàng và an toàn hơn

Móng tay bé tuy còn mềm nhưng vẫn có khả năng gây xây xát

Nếu cắt móng khi trẻ đang thức, hãy tạo sự thoải mái cho con. Mẹ có thể hát cho bé nghe, kể chuyện, thủ thỉ với bé. Bé yêu của bạn sẽ rất ngoan ngoãn nằm yên để mẹ cắt móng tay cho.

Thực tế, một vài bà mẹ dùng răng để cắn móng tay của bé khi chúng dài ra nhưng theo hướng dẫn của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP), việc này có thể gây tổn thương, thậm chí nhiễm trùng vùng da đầu móng. Bởi vi trùng từ miệng của mẹ sẽ xâm nhập vào bất kỳ vết xước nhỏ nào trên ngón tay bé. Mẹ cũng sẽ không thể quan sát những gì mình đang làm bởi ngón tay của bé rất nhỏ so với răng của mình.

Phương pháp tốt nhất là bạn nên đầu tư một bộ kéo hay bấm móng tay riêng với kích thước phù hợp với tay, chân còn nhỏ xíu của trẻ.

Cách xử lý khi mẹ lỡ cắt vào tay bé

Nếu vô tình làm bé bị chảy máu khi cắt móng tay, bé la khóc thì mẹ cũng đừng hoảng hốt. Mẹ hãy bình tĩnh và xử lý trường hợp này. Rất đơn giản, mẹ dùng những dụng cụ y tế tại nhà để vô trùng và cầm máu cho trẻ.

Mẹ thực hiện bằng cách dùng gạc vô trùng đắp lên vết thương đến khi máu ngừng chảy, sau đó bôi một chút kem mỡ kháng sinh.

Mẹ nhớ không băng bó vào vết thương nhỏ này vì sẽ đến cho trẻ sự khó chịu không cần thiết. Thậm chí, trong những lúc không để ý, có thể trẻ sẽ ngậm vào miếng băng, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể trẻ.

Lưu ý, tuyệt nhiên mẹ không nên đút ngón tay bị chảy máu của trẻ vào miệng mình để cầm máu. Đây là sai lầm nhiều mẹ hay làm mà không biết điều này có thể làm bé bị nhiễm trùng.

Để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt hơn, mẹ cũng cần chuẩn bị sẵn các hộp cứu thương có đầy đủ các sản phẩm dùng để vô trùng hay cầm máu cho bé. Tất cả đều phải được khuyến cáo là không độc hại và có thể dùng được cho trẻ em.

Cắt móng là chuyện hết sức nhỏ nhặt của người lớn nhưng khi cắt móng tay cho trẻ sơ sinh, mẹ cần hết sức cẩn thận và kỹ lưỡng để tránh những tác động không hay đến sức khỏe bé. Chúc mẹ sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuy nhỏ nhưng không hề dễ dàng này nhé!

Kéo cắt móng tay trẻ em, bấm móng tay cho bé, cắt móng tay em bé, Bắt móng tay sơ sinh, Bấm móng tay trẻ em, Cat mong tay cho be, Cắt móng tay kính lúp, Cắt móng tay có đèn, Kéo cắt an toàn

Xem đầy đủ thông tin